Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp nghiên cứu của kiểm toán đến giá cố phiếu hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động của giá cổ phiếu – Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Thống kê mô tả
Bảng 4.1 trình bày số lượng các quan sát theo từng năm và theo từng loại ý kiến kiểm toán trong mẫu nghiên cứu. Từ kết quả ở bảng, có thể thấy rằng báo cáo kiểm toán chứa hai loại ý kiến trong bài nghiên cứu này là khá ít được phát hành.
Bảng 4.1: Mô tả mẫu
Các quan sát được tính toán để xác định các tham số ̂ , ̂ . Kết quả tính toán được trình bày ở Phụ lục 3.
AAR được tính toán theo từng ngày trong cửu sổ sự kiện và theo từng loại ý kiến, Bảng 4.2 trình bày kết quả tính toán AAR.
Bảng 4.2: Giá trị AAR theo từng ngày và từng loại ý kiến
(Trong đó, A = ý kiến kiểm toán ngoại trừ, B = ý kiến chấp chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính. A+B = 2 loại ý kiến kiểm toán A và B.)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
4.1.2. Kết quả kiểm định phản ứng giá cổ phiểu Luận văn: Giải pháp nghiên cứu của kiểm toán đến giá cố phiếu
Trên cơ sở giả thuyết kiểm định đã được xây dựng phía trên, Bảng 4.5 trình bày kết quả t-test cho thu nhập bất thường trung bình trong cửa sổ sự kiện, gồm 5 ngày trước ngày ký báo cáo kiểm toán, ngày ký báo cáo và 5 ngày sau ngày ký, tổng cộng gồm 11 ngày cho hai loại ý kiến kiểm toán được nghiên cứu trong bài.
Bảng 4.3: Kết quả t-test AAR cho số liệu tổng hợp của hai loại ý kiến kiểm toán
Quan sát kết quả tính toán có thể thấy rằng:
- AAR ở một số ngày nhận giá trị dương, một số ngày nhận giá trị âm, không theo quy luật, điều này có nghĩa không có mẫu chung cho phản ứng của cổ phiếu trong các ngày của cửa sổ sự kiện.
- Thêm nữa, hầu hết giá trị P.value của từng ngày đều lớn hơn 0.05, đều này đồng nghĩa không có sự chênh lệch đáng kể giữa các biến trong tổng thể. Do đó, giả thuyết H0 không thể bị loại trừ và có thể đi đến kết luận rằng ảnh hưởng của hai loại kiến kiểm toán lên biến động giá cổ phiếu là không đáng kể hoặc không rõ ràng trong các ngày trong cửa sổ sự kiện.
Thực hiện kiểm định riêng lẻ với từng loại ý kiến, kết quả thu được lần lượt ở Bảng 4.4 và 4.5.
Bảng 4.4: Kết quả t-test AAR cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Bảng 4.5: Kết quả t-test AAR cho ý kiến chấp chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính.
Quan sát số liệu ở hai bảng có thể thấy: kết quả thu được là tương tự như với kết quả tổng hợp số liệu hai loại ý kiến ở trên với các AAR âm, dương không có quy luật và mức ý nghĩa lớn P-Value hơn 0.05. Từ đó có thể đưa ra kết luận rằng ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến chấp chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính lên giá cổ phiếu là không đáng kể, không rõ ràng trong các ngày trong cửa sổ sự kiện.
Để điều tra thêm liệu có sự khác nhau đáng kể giữa các ngày của cửa sổ sự kiện lên giá cổ phiếu và thu nhập hay không, kiểm định trung bình ANOVA được sử dụng. Kiểm định này cũng được thực hiện trên excel, tương tự như việc thực hiện kiểm định t-test. Bảng 4.6 trình bày kết quả của kiểm định này.
Bảng 4.6. Kiểm định Anova cho AAR
Trong Bảng 4.6, P-value của các AAR đều lớn hơn 0.05, điều này có nghĩa không có sự chênh lệch đáng kể giữa các AAR trong giai đoạn kiểm tra về việc ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán lên biến động giá cổ phiếu.
Như đã đề cập trong phần phương pháp nghiên cứu, để tránh các biến động xung quanh ngày thông báo, thu nhập bất thường trung bình tích lũy CAAR được tính toán. Tác giả thực hiện kiểm định t-test cho CAAR tương tự như với AAR. Kết quả kiểm được trình bày ở Bảng 4.7.
Bảng 4.7. T-test cho CAAR cho tất cả các quan sát trong cửa sổ sự kiện
P-value của các CAAR đều lớn hơn 0.05, vì vậy giải thuyết Ho cũng không thể bị từ chối và như vậy một lần nữa đạt được kết luận rằng không có ảnh hưởng đáng kể, hoặc rõ ràng của ý kiến kiểm toán lên biến động giá cổ phiếu.
Để tìm hiểu thêm, tác giả sử dụng các cửa sổ sự kiện ngắn xung quanh ngày sự kiện. Giuseppe Ianniello and Giuseppe Galloppo, (2015) áp dụng các cửa sổ sự kiện 7 ngày, 5 ngày, 3 ngày, 1 ngày xung quanh ngày sự kiện. Áp dụng kiểm định t-test kiểm tra, kết quả thu được ở Bảng 4.8
Bảng 4.8. Kết quả t-test cho các CAAR cho từng cửa sổ sự kiện ngắn xung quanh ngày sự kiện
Từ bảng kết quả này có thể đưa đến kết luận tương tự các kiểm định đã thực hiện ở trên.
4.2. Thử nghiệm bổ sung
Trong một nghiên cứu gần đây, Cascino et al. (2014) đưa ra kết quả rằng các KTV làm việc ở Big 4 tại Italia xu hướng có điểm tuân thủ cao hơn những đồng nghiệp của họ làm việc trong các công ty không phải Big 4 khoảng 24%. Từ đó, tác giả kỳ vọng, tại Việt Nam, ý kiến của các KTV từ Big 4 có thể mang đến giá trị thông tin cao hơn.
Trong 118 quan sát trong mẫu nghiên cứu bao gồm 30 quan sát được đưa ra ý kiến bởi các Big 4, còn lại 88 quan sát được đưa ra ý kiến bởi các doanh nghiệp kiểm toán khác. Tác giả thực hiện thử nghiệm bổ sung, nhằm phân tích thu nhập bất thường xung quanh ngày sự kiện với các quan sát được kiểm toán bởi Big 4 (gộp cả kiến kiểm toán ngoại trừ và ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính), kết quả được trình bày ở Bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả t-test cho các quan sát được kiểm toán bởi Big 4
Kết quả kiểm định cho thấy rằng, giá trị các AAR trong các ngày của cửa sổ sự kiện nhận các giá trị âm dương không có quy luật. Đồng thời P-Value của hầu hết cá AAR đều lớn hơn 0.05. Như vậy, kết luận có thể được đưa ra ở đây là ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán từ Big 4 không có tác động đáng kể hoặc rõ ràng đến biến động giá cổ phiếu, được biểu hiện qua thu nhập bất thường.
Tác giả cũng minh họa bằng biểu đồ 4.2 để thể hiện sự biến động của AAR tổng của hai loại ý kiến trong khoảng thời gian của cửa sổ sự kiện.
Biểu đồ 4.2. Thu nhập bất thường trung bình trong cửa sổ sự kiện với BCTC được kiểm toán bởi Big 4 AAR (Big 4)
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu Luận văn: Giải pháp nghiên cứu của kiểm toán đến giá cố phiếu
Kết quả các thử nghiệm đã được thực hiện trong bài nghiên cứu, gồm thử nghiệm bổ sung, đã cho thấy rằng ảnh hưởng của hai loại ý kiến kiểm toán mang tính chất nghiêm trọng đến biến động giá cổ phiếu là không đáng kể hoặc không rõ ràng.
Kết quả thực nghiệm này được thực hiện trong bối cảnh tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016 thống nhất với kết quả được thực hiện ở một số thị trường khác như của Al-Thuneibat et al., (2008) tại Jordan, Moradi et al., (2011) tại Iran về tác động của ý kiến ngoại trừ, khác với một số kết quả được thực hiện ở một số thị trường như của Chen et al. (2000) tại Trung Quốc về ý kiến ngoại trừ và khác với thị trường Italia (2016) về cả hai loại ý kiến.
Mặc dù được kỳ vọng hai loại ý kiến mang ảnh hưởng tiêu cực đến biến động giá cổ phiếu, đặc biệt ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính bởi tính chất nghiêm trọng về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, tuy nhiên kết quả phản ứng thu được là không không đáng kể hoặc không rõ ràng. Cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ có thể làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định. Dầu vậy, kết quả này đã cũng cố cho những nghiên cứu trước về tác động của ý kiến kiểm toán ở các thị trường đang phát triển. Điều này phản ánh phần nào nhận thức của nhà đầu tư ở những thị trường này với kênh thông tin là ý kiến của KTV. Luận văn: Giải pháp nghiên cứu của kiểm toán đến giá cố phiếu
Tại Việt Nam hiện nay, dù thị trường chứng khoán đã phát triển và đạt được một số thành tựu nhất định. Các nhà đầu tư hiện đã tinh vi hơn, sử dụng các công cụ phân tích như Metastock, Meta trader, chỉ báo Aroon hay dãy số Fibonacci,…cùng với các kênh thông tin đa dạng, nhiều chiều hơn thông qua các phương tiện truyền thông, các công ty tư vấn. Tuy nhiên, kết quả từ các phân tích hay các thông tin như ý kiến kiểm toán chỉ có ảnh hưởng ở một mức độ nhất định. Những nhân tố khác, như đã được phân tích trong những nghiên cứu trước và được nêu ra trong phần tổng quan lý thuyết, như tự tin thái quá và phản ứng thái quá, tâm lý bầy đàn và ác cảm sợ thua lỗ hay nhân tố tự nghiệm, triển vọng,… ảnh hưởng khá lớn đến hành vi của nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam.
Một khía cạnh khác nên được xem xét từ kết quả nghiên cứu này là độ tin cậy của BCKT tại Việt Nam. Trong những năm vừa qua, thực tế thị trường đã chứng kiến nhiều vụ việc về các doanh nghiệp bất ngờ phát hiện những sai lệch trọng yếu trong cơ cấu tài sản, gian lận nghiêm trọng, hay phải điều chỉnh, hồi tố lại báo cáo năm trước dù đã được kiểm toán, qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của nhà đầu tư. Những ví dụ điển hình như việc kiểm toán BCTC cho Công ty cổ phần NTACO (ATA), 2015, hay Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), 2015, Công ty cổ phần Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung (MTM), 2016,.. đã đặt dấu hỏi về độ tin cậy, trách nhiệm của KTV với ý kiến của mình. Một số nguyên nhân đã được đưa ra thảo luận trong ngành như ngành kiểm toán Việt Nam còn non trẻ, phương pháp thực hiện kiểm toán là kiểm mẫu, áp lực thời gian, sự cạnh trạnh gay gắt trong ngành, đặc biệt với các doanh nghiệp kiểm toán nhỏ, việc doanh nghiệp kiểm toán phải đưa ra ý kiến ngoại trừ, từ chối hay rút lui thường là “bất đắc dĩ” vì nguy cơ mất khách hàng,…
Như vậy, có thể thấy rằng trong bối cảnh ở Việt Nam, kết quả này phần nào đã phản ánh thực tế hành vi nhà đầu tư trên thị trường hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Thông qua các tính toán và thực hiện kiểm định giả thuyết bằng t-test đối với thu nhập bất thường của giá cổ phiếu của 118 quan sát trong mẫu nghiên cứu thuộc 58 công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM trong khoảng thời gian 2012-2016, nghiên cứu nhằm tìm hiểu mức ý nghĩa của ý kiến kiểm toán với nhà đầu tư. Sử dụng phương pháp cửu sổ sự kiện – phương pháp được sử dụng hầu hết trong các nghiên cứu về phản ứng của giá cổ phiếu, nghiên cứu đã đưa ra được kết luận về mức độ ảnh hưởng không đáng kể hoặc không rõ ràng của hai loại ý kiến, gồm ý kiến kiểm toán ngoại trừ và ý kiến chấp chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính đến quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư tại Việt Nam.
Tuy còn một số hạn chế trong phương pháp thực hiện nghiên cứu, nhưng kết quả thực nghiệm được là cơ sở để xem xét và đưa ra các kiến nghị thích hợp, góp phần nâng cao ý nghĩa của kênh thông tin này đối với những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hiện nay. Những nội dung này sẽ được trình bày ở Chương 5.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Bài nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán đến biến động giá cổ phiếu tại Việt Nam. Cụ thể, tác giả phân tích hai loại ý kiến kiểm toán có tính chất nghiêm trọng gồm ý kiến kiểm toán ngoại trừ và ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính.
Kết luận chung được đưa ra là cả hai loại ý kiến kiểm toán được nghiên cứu không có ảnh hưởng đáng kể hoặc rõ ràng đến biến động giá cổ phiếu, được thể hiện qua thu nhập bất thường. Vì vậy, có thể nói rằng nhìn chung các ý kiến kiểm toán được quan sát đã không thực có ý nghĩa về mặt thông tin với nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định, và điều này hàm ý có thể do nhà đầu tư không hiểu ý nghĩa của báo cáo kiểm toán hoặc không đánh giá cao giá trị của nó. Kết quả của nghiên cứu này cũng đã cung cấp thêm bằng chứng về ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu ở một thị trường đang phát triển.
Từ đến quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao mức ý nghĩa của ý kiến kiểm toán với nhà đầu tư tại Việt Nam.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Kiến nghị đối với công ty niêm yết Luận văn: Giải pháp nghiên cứu của kiểm toán đến giá cố phiếu
Việc chậm trễ cung cấp BCTC sau kiểm toán ra công chúng dẫn đến nhà đầu tư không có được thông tin kịp thời về ý kiến của KTV để làm căn cứ cho việc ra quyết định. Do đó, nhà đầu tư sẽ phải sử dụng các kênh thông tin hay các công cụ phân tích khác.
Thực tế tại Việt Nam cho thấy, dù đã có quy định của Sở chứng khoán về thời hạn cung cấp thông tin, cụ thể là các BCTC đã được kiểm toán ra công chúng nhưng thực tế cho thấy, chậm công bố thông tin vẫn diễn ra. Trên trang web Sở giao dịch chứng khoán hay xuất hiện những thông tin liên quan đến việc ban hành các văn bản nhắc nhở các doanh nghiệp vi phạm quy định này. Qua một số nghiên cứu cho thấy loại BCTC và loại ý kiến kiểm toán cũng có ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC. Báo cáo kiểm toán BCTC chứa ý kiến không tốt thì có thời hạn phát hành BCTC dài hơn (Nguyễn Phi Trinh, 2015). Do đó, về phía các công ty niêm yết, để góp phần tạo ra một thị trường hiệu quả, tác giả kiến nghị một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức của đội ngũ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp. Đây là yêu cầu cần thiết để có thể kịp thời lập các BCTC theo quy định của pháp luật và đảm bảo tính trung thực của BCTC, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kiểm toán của các KTV độc lập.
Thứ hai, chủ động lựa chọn doanh nghiệp thực hiện dịch vụ kiểm toán. Lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán uy tín với đội ngũ nhân viên lớn, chuyên nghiệp sẽ góp phần tăng sự đảm bảo rằng BCTC được kiểm toán đưa ra công chúng được lập trung thực hợp lý và kịp thời theo đúng quy định pháp luật.
Thứ ba, trường hợp đã chậm trong việc đưa BCTC đã kiểm toán ra công chúng, phải xác định nguyên nhân, đối tượng chịu trách nhiệm để từ đó sửa chữa ngay, nhằm hạn chế khả năng lặp lại.
Cuối cùng, các công ty niêm yết cần có nhận thức đúng đắn về những tác động tích cực của việc công bố thông tin kịp thời, trung thực đến hoạt động của công ty.
5.2.2. Kiến nghị với các doanh nghiệp kiểm toán
Để ý kiến kiểm toán trở thành một kênh thông tin tin cậy trong quá trình ra quyết định, nhà đầu tư cần có niềm tin vào ý kiến mà KTV đã đưa ra. Trong bối cảnh tại Việt Nam, với vụ bê bối liên quan đến nghề kiểm toán có thể là nguyên nhân là suy giảm niềm tin của người sử dụng báo cáo tài chính.
Niềm tin của công chúng là một trong những yếu tố mang tính quyết định cho sự tồn tại và phát triển của ngành nghề kiểm toán. Do đó, thật sự cần thiết để các doanh nghiệp kiểm toán, các KTV thực hiện tốt công việc của mình, nâng cao uy tín, sự tin cậy để có thể mang đến những giá trị lợi ích thực sự cho những người sử dụng dịch vụ. Để có thể thực hiện được, các doanh nghiệp kiểm toán phải:
Thứ nhất, tuyển dụng, đào tạo những KTV thực sự lành nghề và có đạo đức nghề nghiệp. Luôn đặt vấn đề đạo đức là yếu tố hàng đầu, mang tính sống còn trong hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai, cần xây dựng chế độ và phương pháp quản lý đối với KTV. Xây dựng một chế độ, phương pháp quản lý tốt và môi trường kiểm toán chuyên nghiệp là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng KTV.
Thứ ba, tuân thủ chặt chẽ, nghiêm túc các hướng dẫn, các quy định của Hiệp hội nghề nghiệp, các cơ quan chức năng trong quá trình hành nghề.
5.2.3. Kiến nghị đối với nhà đầu tư Luận văn: Giải pháp nghiên cứu của kiểm toán đến giá cố phiếu
- Kiến của các KTV độc lập là một kênh thông tin đáng tin cậy và đã được chứng minh ở một số quốc gia có ý nghĩa về mặt thông tin với các nhà đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy ý kiến kiểm toán không ảnh hưởng đáng kể đến nhà đầu tư tại Việt Nam hàm ý nguyên nhân có thể là nhà đầu tư đã không hiểu về ý nghĩa của
- Kiến kiểm toán hoặc không đánh giá cao giá trị của nó vì không thực sự tin tưởng. Cùng với đó, việc chậm công bố thông tin của các doanh nghiệp cũng góp phần ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin này. Với bối cảnh hiện tại, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cần chủ động tìm kiếm các thông tin, phải tự nâng cao kiến thức để đánh giá chất lượng tài chính của doanh nghiệp, đồng thời nên tìm hiểu toàn diện về thương hiệu, uy tín, định hướng của ban lãnh đạo, hoạt động kinh doanh thực tế… của công ty trước khi ra quyết định. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng cần lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình để góp phần giảm thiếu tình trạng che giấu, chậm cung cấp thông tin.
Đã được chứng minh về mức ý nghĩa thông tin của ý kiến kiểm toán với các nhà đầu tư ở một số quốc gia, do đó, với bối cảnh tại Việt Nam, các nhà đầu tư cũng nên tích cực xem xét kênh thông tin này trong quá trình ra quyết định.
5.2.4. Kiến nghị đối với cơ quan ban hành chính sách, quản lý, hội nghề nghiệp
Hàm ý thu được từ kết quả nghiên cứu rằng có thể do nhà đầu tư không hiểu ý nghĩa của báo cáo kiểm toán hoặc không đánh giá cao giá trị của nó cho thấy các cơ quan quản lý chứng khoán, các cơ quan ban hành chính sách kế toán, hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cần có những hành động thiết thực. Cụ thể.
Thứ nhất, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán, xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng đến uy tín ngành nghề.
Thứ hai, tăng cường quản lý việc công bố thông tin ra thị trường của các doanh nghiệp niêm yết. Thông tư số 155/2015/TT-BTC là một sự nổ lực của Bộ Tài chính để đẩy nhanh việc công bố thông tin ra công chúng sau khi đã thực hiện kiểm toán BCTC. Trường hợp có các hành vi không tuân thủ, cần thiết phải thực hiện các chế tài xử phạt mạnh để nâng cao tính tuân thủ của các doanh nghiệp.
Thứ ba, thông qua các hội thảo, chương trình trao đổi chuyên môn, phổ biến rộng rãi đến nhà đầu tư ý nghĩa, vai trò của báo cáo kiểm toán.
5.3. Kết luận về hạn chế của đề tài và đề xuất cho hướng nghiên cứu trong tương lai Luận văn: Giải pháp nghiên cứu của kiểm toán đến giá cố phiếu
5.3.1. Hạn chế của đề tài
Bài viết được thực hiện dựa vào các cơ sở lý thuyết khoa học nhưng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định:
Thứ nhất, phạm vi mẫu nghiên cứu của luận văn hiện còn giới hạn, mới thực nghiệm với những công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong khoảng thời gian 5 năm dẫn đến số lượng quan sát đáp ứng yêu cầu của đề tài còn ít.
Thứ hai, để xác định ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán đến biến động giá cổ phiếu, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa vào thị trường trong thời gian nghiên cứu 5 năm. Kế thừa từ các nghiên cứu trước, tác giả đã sử dụng phương pháp cửa sổ sự kiện nhằm cố gắng giới hạn khả năng các tác động đồng thời của các yếu tố khác nhau lên giá cổ phiếu. Dầu vậy, nghiên cứu không thể nào loại bỏ được một số sự kiện khác có thể đã xảy ra trong thời gian của cửa sổ sự kiện. Dù có những lợi ích khi sử dụng phương pháp cửa sổ sự kiện trong nghiên cứu sự kiện như sự đơn giản và dễ hiểu của các kết quả nhưng cũng có một số hạn chế trong việc sử dụng phương pháp này. Đầu tiên, cách tiếp cận của nghiên cứu phụ thuộc lớn vào giả định thị trường hiệu quả nhưng giả định này là không hợp lý trong nhiều tình huống bởi giá cổ phiếu không ngay lập tức hoặc phản ảnh đầy đủ tất cả thông tin sẵn có. Thêm nữa, phương pháp này cung cấp ảnh hưởng ngắn hạn lên giá cổ phiếu, không xem xét bất kỳ sự tác động nào của các nhân tố khác trong cùng khoảng thời gian, dẫn đến thu nhập bất thường có thể không phải gây ra bởi sự kiện đang được quan tâm. Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu sự kiện nhạy cảm với sự thay đổi trong thiết kế nghiên cứu. Sự khác nhau về độ dài của cửu sổ ước lượng, mô hình xác định thu nhập kỳ vọng sẽ có thể cho kết quả khác nhau với thu nhập bất thường và kiểm định thống kê.
Thứ ba, nghiên cứu sử dụng ngày sự kiện là ngày ký báo cáo kiểm toán. Tuy có một số điểm hợp lý cũng như tính dễ dàng xác định của lựa chọn này nhưng sự chậm cung cấp thông tin ra công chúng của các doanh nghiệp có thể ảnh hưởng khoảng thời gian hợp lý của cửu sổ sự kiện.
5.3.2. Hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai Luận văn: Giải pháp nghiên cứu của kiểm toán đến giá cố phiếu
Để khắc phục những hạn chế như được trình bày ở mục trên, nghiên cứu đưa ra một số hướng để phát triển đề tài trong tương lai như sau:
Thứ nhất, tăng quy mô mẫu bao gồm trong nghiên cứu bằng cách mở rộng khoảng thời gian rộng nghiên cứu và thực hiện trên cả hai Sở chứng khoán tại Việt Nam.
Thứ hai, thực hiện nghiên cứu với ngày sự kiện là ngày gửi BCTC lên Sở giao dịch chứng khoán để kiểm tra phản ứng của giá cổ phiếu.
Thứ ba, xem xét thêm các ảnh hưởng có thể có lên giá cổ phiếu trong thời gian nghiên cứu, để có thể loại bỏ những quan sát gây nhiễu kết quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 4, ở chương này tác giả đã đưa ra một số các kiến nghị đề xuất với công ty niêm yết, các doanh nghiệp kiểm toán, với nhà đầu tư, với cơ quan quản lý và ban hành chính sách nhằm nâng cao tính kịp thời của việc phát hành báo cáo kiểm toán ra công chúng, sự tin tưởng của công chúng vào ý kiến của KTV cũng như việc nâng cao nhận thức của nhà đầu tư về vai trò của báo cáo kiểm toán. Đồng thời, luận văn đã đưa ra hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.
PHẦN KẾT LUẬN
Với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động của giá cổ phiếu – bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM”, tác giả mong muốn tìm được mối liên hệ giữa ý kiến kiểm toán biến động giá cổ phiếu và từ đó xác định mức ý nghĩa của thông tin này với nhà đầu tư.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện cùng mô hình thị trường trong xác định thu nhập bất thường. Dù là phương pháp khoa học được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu sự kiện nhưng pháp này cũng có những hạn chế nhất định, do đó kết quả nghiên cứu có thể bị tác động.
Với nguồn tài liệu chủ yếu là các nghiên cứu tại nước ngoài, tác giả đã xây dựng mô hình, thực hiện và đưa ra kết quả kiểm định. Kết quả nghiên cứu thu được trong khoảng thời gian nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy rằng ý kiến kiểm toán đã không ảnh hưởng đáng kể đến biến động giá cổ phiếu. Điều này theo suy đoán có thể hoặc nhà đầu tư chưa hiểu về vai trò của báo cáo kiểm toán hoặc không đánh giá cao vai trò của kênh thông tin này.
Tác giả cũng đã được ra được các kiến nghị đối với các đối tượng liên quan như các công ty niêm yết, doanh nghiệp kiểm toán, nhà đầu tư, với cơ quan quản lý và ban hành chính sách dựa trên kết quả đạt được.
Dù đã thu được kết quả như mục tiêu đề ra, tuy nhiên bài nghiên cứu cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Do đó, cần thiết có những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Luận văn: Giải pháp nghiên cứu của kiểm toán đến giá cố phiếu
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới giá cổ phiếu