Luận văn: Giải pháp hoàn thiện phát triển văn hóa kinh doanh

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp hoàn thiện phát triển văn hóa kinh doanh hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Văn hóa kinh doanh tại chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart tại Hà Nội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

4.1. Chủ trương của Đảng và hành động của Chính phủ đối với phát triển Văn hóa trong kinh doanh 

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng ta luôn khẳng định nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng, vun đắp là nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tinh thần đó được thể hiện tại văn kiện Đại hội X năm 2006 đó là: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Luận văn: Giải pháp hoàn thiện phát triển văn hóa kinh doanh

Gần đây, Trung ương tiếp tục chỉ đạo tại Nghị quyết số 06/NQ-TW Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII, đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành, đó là: “Xây dựng văn hóa trong kinh tế; khai thác hiệu quả khía cạnh kinh tế của văn hóa, nâng cao giá trị văn hóa trong các sản phẩm mang đặc trưng, đặc sắc của mỗi địa phương”.

Với tinh thần chỉ đạo của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều bước điều hành cụ thể, toàn diện và ngày một thiết thực hơn. Thực tế cho thấy rằng, khái niệm VHKD, VHDN tại Việt Nam được biết đến nhiều hơn và đang lan tỏa sâu rộng hơn khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc công bố quyết định số 1846/QĐ-TTg lấy ngày 10 tháng 11 hàng năm làm ngày “Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam”. Quyết định này đã thể hiện sự quan tâm và mong muốn của Chính phủ nhằm đưa VHKD tại các doanh nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới tạo ảnh hưởng cho sự phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế. Cùng với hàng loạt các chương trình nhằm tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức với mục tiêu thúc đẩy phát triển VHKD nói chung và VHDN nói riêng tại các doanh nghiệp Việt Nam, Chính phủ sẽ tôn vinh các doanh nhân, các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao văn hóa doanh nghiệp, thượng tôn pháp luật, đề cao đạo đức kinh doanh, chú trọng trách nhiệm xã hội, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, đóng góp nhiều lợi ích cho người lao động, doanh nghiệp và cho xã hội.

Ngày 7 tháng 11 năm 2016 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ phát động Cuộc vận động xây dựng VHDN Việt Nam. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng đã nhấn mạnh “Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu, là yếu tố khác biệt bền vững của doanh nghiệp. Một thương hiệu tốt không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản của quốc gia. Mọi quốc gia đều ra sức bảo vệ những thương hiệu của mình. Đó là lý do Chính phủ kiến tạo ngày nay rất quan tâm đến chủ đề văn hóa doanh nghiệp, VHKD và đạo đức doanh nhân”.

Chủ trương của Đảng, những hành động thiết thức và những phát biểu trên của người đứng đầu Chính phủ đã cho thấy một thực tiễn rằng, Việt Nam đã và đang quan tâm và đánh giá yếu tố VHKD là hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững và ổn định chính trị và các cấp ban ngành sẽ phải đồng tâm hiệp lực để thực hiện một cách hết sức quyết liệt và hiệu quả.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:   

===>>> DỊch Vụ Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

4.2. Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và phát triển Văn hóa kinh doanh tại VinMart+

4.2.1. Các yêu cầu cơ bản trong quá trình hoàn thiện và phát triển văn hóa kinh doanh

Do đặc thù ngành nghề kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày, nên những giải pháp cụ thể để thúc đẩy và hoàn thiện VHKD mang bản sắc dân tộc tại VinMart+ tại địa bàn Hà Nội cần chú trọng một số yêu cầu sau:

  • Thứ nhất, các giải pháp cần kiên định với giá trị VHKD đã được tạo dựng thành bản sắc, bao hàm được tính xã hội, tập quán, đạo đức dân tộc, những quy tắc ứng xử văn minh gắn liền với các mối quan hệ phong phú, đa dạng.
  • Thứ hai, các giải pháp phải kế thừa và phát huy được VHKD tốt đẹp đã có được từ giai đoạn là thành viên tập đoàn VinGroup và tiếp tục việc hội nhập và tạo dựng VHKD mới phù hợp với VHKD chung của tập đoàn Masan theo hướng tốt đẹp và hoàn thiện hơn.
  • Thứ ba, các giải pháp cần được thiết kế phù hợp với đặc thù doanh nghiệp, bám sát thực tiễn khắc phục được điểm yếu, phát huy được thế mạnh và có khả năng kết nối, đồng bộ và nhịp nhàng giữa các đơn vị, cá nhân trong doanh nghiệp, đặc biệt phải thể hiện rõ vai trò của người lãnh đạo.
  • Thứ tư, với đặc thù là chuỗi các cửa hàng bán lẻ, tính chất hàng hóa đồng dạng, phổ biến nên các giải pháp về văn hóa ứng xử đối với khách hàng đặc biệt là thái độ đội ngũ bán hàng đối với người tiêu dùng cần được VinMart+ chú trọng hơn.
  • Thứ năm, các giải pháp phải có tính thực tiễn, phương pháp thực hiện dễ ứng dụng, ngôn ngữ thể hiện, truyền đạt phải đơn giản, dễ hiểu, phương pháp truyền tải phải phổ biến, phù hợp với trình độ văn hóa chung của doanh nghiệp.

4.2.2. Thuận lợi và khó khăn để hoàn thiện và phát triển Luận văn: Giải pháp hoàn thiện phát triển văn hóa kinh doanh

Để phát triển VHKD tạo ra được bản sắc riêng của mình, mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. So sánh trên cùng mặt bằng các hệ thống bán lẻ trên thị trường Hà Nội, ta có thể đưa ra một số vấn đề mà VinMart+ phải đối mặt như sau:

4.2.2.1. Thuận lợi

Thứ nhất, VinMart+ là một thương hiệu mạnh, có uy tín, mang quốc tịch Việt Nam, do người Việt tạo dựng và quản lý do đó việc xây dựng VHKD mang bản sắc dân tộc tại thị trường trong nước dễ dàng và thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp có quốc tịch nước ngoài hoặc do người nước ngoài quản lý điều hành.

Thứ hai, VinMart+ đã và đang là thành viên của hai tập đoàn lớn mang quốc tịch Việt Nam, có bề dày lịch sử hình thành và phát triển (Vingroup 1993, Masan 1996) nên được kế thừa hệ thống VHKD có sẵn của Tập đoàn. Từ nền móng vững chắc này, VinMart+ dễ dàng hơn trong việc định hướng tạo dựng bản sắc riêng cho mình.

Thứ ba, lãnh đạo cấp cao và những người nổi tiếng, có nhiều ảnh hưởng trong giới kinh doanh, được xã hội tôn trọng. Đặc biệt, tập thể lãnh đạo đều ý thức được vai trò và sức mạnh của VHKD và luôn thể hiện sự nhiệt huyết tạo dựng được các giá trị, triết lý kinh doanh và truyền đạt được nhiều cảm hứng đến tất cả thành viên trong tổ chức.

Thứ tư, qua khảo sát có thể nhận thấy tỷ lệ lớn các nhân viên trong chuỗi VinMart+ đều nhận thức được vai trò và ảnh hưởng VHKD đối với chuỗi cửa hàng của mình và sẵn sàng đồng thuận thực hiện những thay đổi nhằm nâng cao VHKD.

Thứ năm, thực trạng các biểu hiện VHKD của VinMart+ thực sự ấn tượng cả về sự đa dạng, số lượng, cách thức và mức độ vận dụng văn hóa mang bản sắc dân tộc, đặc biệt là các biểu hiện về Triết lý kinh doanh, Đạo đức kinh doanh và Văn hóa ứng xử.

4.2.2.2. Khó khăn và tồn tại Luận văn: Giải pháp hoàn thiện phát triển văn hóa kinh doanh

Thứ nhất, thành phố Hà Nội với dân số trên 7,5 triệu người và được mở rộng trên diện tích trên 3.300 km2, do đó văn hóa, lối sống của người Hà Nội xưa không còn mang đậm những biểu hiện như trước những năm 60 của thế kỷ trước. Giờ đây, văn hóa Hà Nội đã đa dạng, pha trộn và hình thành nên kiểu văn hóa mang lối sống mới, quan niệm mới, do đó để tạo dựng nên một VHKD có được bản sắc là một việc hết sức khó khăn nếu chủ thể không tìm hiểu, nghiên cứu nghiêm túc và được trải nghiệm trong không gian văn hóa Hà Nội.

Thứ hai, chỉ với hơn 5 năm hình thành và phát triển VinMart+ chưa có đủ thời gian để xây dựng vững chắc nền tảng VHKD cho người lao động cũng như chưa hoàn thiện được các biểu hiện VHKD của mình. Bên cạnh đó, việc phát triển thần tốc về cả số lượng cửa hàng và độ phủ trải rộng trên địa bàn Hà Nội dẫn đến yếu tố văn hóa nguồn nhân lực không đồng đều đã tạo ra nhiều xung đột về văn hóa, đặc biệt từ sự khác biệt về thói quen, hành vi của nhân viên đến từ các hệ thống các cửa hàng mới sáp nhập (Shop&Go, Fivimart, v.v) hay từ đơn vị chủ quản mới (Masan) có thể gây ra sức ì phát triển và những bất ổn nội bộ.

Thứ ba, cơ chế nội bộ của doanh nghiệp chưa khuyến khích và tạo điều kiện cho lãnh đạo quản lý trực tiếp (VinCommerce) được tham gia, xuất hiện và ghi dấu ấn nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả truyền thông nội bộ (website, các bản in thông tin nội bộ, v.v.). Thực tế cho thấy số lượng và tần suất cấp lãnh đạo trực tiếp của VinMart+ còn thấp, chưa có nhiều phát biểu ấn tượng, đúng tầm với quy mô và sự ảnh hưởng của VinMart+. Điều này làm hạn chế niềm tin và khả năng tạo động lực cho nhân viên khi thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực VHKD tại VinMart+. Luận văn: Giải pháp hoàn thiện phát triển văn hóa kinh doanh

Thứ tư, mặc dù các biểu hiện về VHKD khá ấn tượng, tuy nhiên VinMart+ chưa có kênh thông tin nào chuyên biệt để tuyên truyền, quảng bá, truyền tải những thông tin về VHKD của doanh nghiệp và để tiếp nhận những ý kiến phản hồi. Mặt khác, trên các trang thông tin của doanh nghiệp, vấn đề VHDN thường mờ nhạt, không chuyên sâu, không đánh giá được mức độ ảnh hưởng, không ghi nhận sự phản hồi từ người tiêu dùng, nội bộ doanh nghiệp và các bên liên quan. Vì vậy, VHKD của VinMart+ chưa có sức lan tỏa và chưa thực sự định lượng được mức độ ảnh hưởng để có thể kịp thời điều chỉnh, nâng cao chất lượng của các biểu hiện VHKD.

Thứ năm, việc phát triển thần tốc về cả số lượng cửa hàng và độ phủ trải rộng trên địa bàn Hà Nội rộng lớn, cùng với việc sáp nhập những cuỗi cửa hàng khác như Shop&Go, FiviMart, v.v, đã gây áp lực cho VinMart+ về nguồn nhân lực có chất lượng đồng đều cả về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng ứng xử và sự hiểu biết về VHKD. Qua quan sát, tác giả nhận thấy rằng một số biểu hiện VHKD chưa hoàn toàn phù hợp, còn nhiều tồn tại chưa được đánh giá tốt. Sử dụng thang đo Linkert tác giả nhận thấy không có biểu hiện nào vượt qua ngưỡng 4,0 điểm. Đây là những tồn tại khá nghiêm trọng có thể phá vỡ những thành quả đã đạt được nếu VinMart+ không nhanh chóng khắc phục. Cụ thể có 4 vấn đề chính như sau:

Chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu của khách hàng: qua kết quả quan sát, tác giả thấy rằng VinMart+ chưa điều chỉnh các ngành hàng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cho từng khu vực cụ thể, dẫn đến việc xuất hiện một số ngành hàng bất hợp lý, điển hình như tại các cửa hàng khu vực ngoại thành có đến 74% cửa hàng bầy bán mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn, trong khi đó khu vực mà khách hàng có nhu cầu sử dụng mặt hàng thức ăn chế biến sẵn cao hơn, có lối sống hiện đại hơn ở tại các nhà chung cư số cửa hàng có bày bán mặt hàng này là 56%. Sự bất hợp lý này cũng xảy ra đối với các mặt hàng sức khỏe sắc đẹp.v.v..

Chưa hoàn toàn có thái độ nhiệt tình trao đổi, cung cấp thông tin với khách hàng: Qua quan sát chỉ có 45% cửa hàng được quan sát có ghi nhận nhân viên trong cửa hàng có trao đổi thông tin thường xuyên với khách hàng về sản phẩm bày bán; mức độ thỉnh thoảng có trao đổi chiếm 50% số mẫu. Kết quả khảo sát này cho thấy sự nhiệt tình trao đổi tương tác của nhân viên cửa hàng đối với khách hàng còn chưa chủ động, chưa tạo được không khí “chợ” truyền thống trong cửa hàng.

Chưa thể hiện được sự lễ phép khi chào hỏi cũng như chưa hoàn toàn thể hiện được thái độ tôn trọng, thân thiện với khách hàng: Mặc dù tỷ lệ các cửa hàng được đánh giá nhân viên có thái độ ứng xử tích cực đạt 80%, tuy nhiên trên thực tế kết quả khảo sát cho thấy những biểu hiện ứng xử được quan sát, không có biểu hiện nào đạt đến mức độ 4,0 (tức là các biểu hiện tích cực được thực hiện chưa được thực hiện thường xuyên tại cửa hàng), đặc biệt các cửa hàng khu vực ngoại thành thường bị đánh giá tương đối thấp.

Chưa thể hiện được sự quan tâm và tạo điều kiện về tiện nghi cho khách đến với cửa hàng: Kết quả quan sát cho thấy chỉ có 33% có tủ giữ đồ cho khách, 19% số cửa hàng có chỗ nghỉ chân, 59% các cửa hàng khu vực ngoại thành có hỗ trợ hệ thống âm thanh giới thiệu sản phẩm và cung cấp nhạc thư giãn cho khách, v.v. Những tồn tại này, sẽ là điểm yếu trong cạnh tranh với các chuỗi cửa hàng tiện lợi khác, đặc biệt là cac chuỗi cửa hàng có quốc tịch nước ngoài.

4.2.3. Các giải pháp cụ thể

4.2.3.1. Các giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi Luận văn: Giải pháp hoàn thiện phát triển văn hóa kinh doanh

Thứ nhất, Tập đoàn Masan với tâm thế là tập đoàn kinh tế mang quốc tịch Việt Nam cần giữ vững triết lý kinh doanh giữ gìn, tôn vinh thương hiệu Việt, hướng tới lợi ích của người tiêu dùng trong các chính sách hoán đổi sở hữu, tổ chức vận hành, phải công bố rộng rãi với chiến lược dài hạn và nghiêm túc nhằm tạo dựng môi trường VHKD thuận lợi để VinMart+ tiếp tục kế thừa và phát triển trong môi trường VHKD mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Thứ hai, trong ngắn hạn Masan cần xác định chính sách tôn trọng và duy trì việc kế thừa VHKD vốn đã mang lại những kết quả khả quan đi cùng với bảo đảm lợi ích cho người lao động kết hợp với quá trình nghiên cứu để bổ sung những triết lý kinh doanh tiên tiến và những biểu hiện văn hóa ứng xử tốt đẹp đến từ Masan. Các yếu tố VHKD khác sẽ có lộ trình thay đổi một cách chọn lọc.

Thứ ba, sau khi hoán đổi và sáp nhập VinMart+, Masan cần chú trọng công tác tuyển dụng ngoài hoặc lựa chọn nội bộ để xây dựng hình ảnh của lãnh đạo một cách thuyết phục và xứng tầm cho VinMart+ trong giai đoạn mới. Hiện nay, vai trò này đang được trao cho ông Nguyễn Đăng Quang, tuy nhiên do chiến lược PR của Masan hình ảnh ông Quang chưa được rộng rãi và thuyết phục như ông Phạm Nhật Vượng phía VinGroup.

Thứ tư, để có thể tiếp tục tạo dựng được nguồn nhân lực cao về kỹ năng chuyên môn và văn hóa ứng xử, VinMart+ cần phải ban hành chính sách thi đua khen thưởng mới, gắn quyền lợi người lao động với những biểu hiện VHKD đẹp, như đưa tiêu chí VHKD để đánh giá thi đua, tăng lượng, bổ nhiệm, tổ chức các sự kiện tôn vinh những hành vi ứng xử văn hóa đẹp, v.v. Ngoài ra, cần khuyến khích nhân viên và gia đình của họ trực tiếp tham gia vào các hoạt động thể hiện trách nhiệm với xã hội do doanh nghiệp tổ chức để tạo ra sự gắn kết, hòa quyện giữa công việc với gia đình.

Thứ năm, để phát huy được điểm mạnh về sự đa dạng cả về số lượng, cách thức và mức độ vận dụng văn hóa mang bản sắc dân tộc vào trong VHKD, VinMart+ cần quy định bằng văn bản các biểu hiện được các bên liên quan đánh giá cao, đẩy mạnh viết bài, đưa tin lên trang web nội bộ, lên các tạp chí văn hóa và các phương tiện thông tin đại chúng khác để tôn vinh và làm lan tỏa những biểu hiện đẹp mà doanh nghiệp đã nỗ lực đạt được.

4.2.3.2. Các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và tồn tại Luận văn: Giải pháp hoàn thiện phát triển văn hóa kinh doanh

Thứ nhất, để khắc phục sự đa dạng, pha trộn về văn hóa xã hội của người tiêu dùng sống trên một địa bàn rộng lớn của Hà Nội, VinMart+ cần xây dựng đề án nghiên cứu văn hóa tiêu dùng trong lĩnh vực bán lẻ khu vực Hà Nội để tìm ra bản sắc chung nhất của từng khu vực cụ thể, từ đó xây dựng chiến lược phát triển VHKD phù hợp mang tính định hướng về bản sắc cho người tiêu dùng (bài học Wal-Mart tại Trung Quốc) từ đó dẫn dắt và định vị thị trường theo bản sắc riêng của mình.

Thứ hai, để khắc phục những xung đột văn hóa trong việc hoán đổi, sáp nhập, VinMart+ cần phải nhanh chóng thành lập bộ phận chuyên trách do chính lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn phụ trách để xây dựng, định hình và chuẩn hóa VHKD trong giai đoạn chuyển giao sang Masan nhằm nhanh chóng giải quyết sự khác biệt đến từ tư duy và thói quen.

Cùng với giải pháp tổ chức nhân sự nêu trên, để có được sự đồng thuận khi thực hiện hòa hợp văn hóa, Masan và bản thân VinMart+ cần tuần tự thực hiện các bước sau đây:

Bước đầu tiên, trong ngắn hạn Masan cần giải quyết các xung đột bằng các chính sách tôn trọng và duy trì VHKD vốn đã mang lại những kết quả khả quan đi cùng với bảo đảm lợi ích cho người lao động.

Bước thứ hai, Masan cần giao đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống VinMart+ tiếp tục hoàn thiện những biểu hiện VHKD còn tồn tại của Chuỗi nhằm duy trì sự phát triển và doanh thu của chuỗi cửa hàng, ổn định tổ chức.

Bước thứ ba, khi Masan sáp nhập VinCommerce cùng với việc tiếp nhận số lượng nhân viên tăng trên 13.000 người (tương đương số nhân viên của Masan hiện tại) cùng với sự đa dạng về lĩnh vực kinh doanh với 115 siêu thị VinMart, 2.686 VinMart+, 15 nông trường, hơn 800 Hợp tác xã liên kết và diện tích sản xuất là 3.000 ha) sẽ tạo ra sức ảnh hưởng rất lớn đến VHKD nói chung của Masan. Vì vậy, Masan cần phải nghiên cứu và xây dựng nghiêm túc bản sắc mới cho VHKD của VinMart+ nói riêng và cả Tập đoàn Masan nói chung trong thời kỳ mới, khi tiến hành sáp nhập hoán đổi VinCommerce đang có sức ảnh hưởng lớn

Bước thứ tư, Masan cần lấy ý kiến rộng rãi, đặc biệt tôn trọng ý kiến từ khối doanh nghiệp được hoán đổi từ VinGroup để bổ sung, hoàn thiện và có được sự đồng thuận khi triển khai hệ thống VHKD mới sau này.

Bước cuối cùng, toàn Tập đoàn tổ chức triển khai theo lộ trình và đồng bộ từ công tác phổ biến, tuyên truyền, đào tạo, đến công tác xây dựng quy trình, quy chế và áp dụng toàn diện hệ thống VHKD mới.

Thứ ba, để phát huy được vai trò của lãnh đạo cấp trực tiếp của VinMart+, ban lãnh đạo Masan cần thay đổi chính sách trong PR, tạo điều kiện và khuyến khích cấp lãnh đạo trực tiếp của hệ thống VinMart+ nhận thức được vai trò của VHKD và sự ảnh hưởng to lớn của họ đối với việc thúc đẩy và phát triển VHKD tại VinMart+. Với ý nghĩa này, VinMart+ cần tới việc sử dụng hình ảnh và đạo đức doanh nhân của cấp trực tiếp (bài học Circle K) để làm gương cho tổ chức của mình học tập, noi theo và tạo ảnh hưởng tích cực đến người tiêu dùng. Họ cần đưa ra có kế hoạch truyền thông cụ thể như tần suất xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng để đưa ra những thông điệp về VHKD tại VinMart+ với đầy đủ hình ảnh, có trích dẫn hoặc toàn văn phát biểu và các hình thức media khác.

Giải pháp này cũng cần thực hiện đồng bộ với công tác tuyển dụng cán bộ kết hợp với các khóa học đào tạo kỹ năng chuyên sâu về truyền thông, báo chí, xử lý khủng hoảng, v.v., nhằm bổ sung nguồn lực, tăng cường sự hiểu biết và sự tự tin cho họ khi tham gia và có trách nhiệm với nhiệm vụ phát triển VHKD.

Thứ tư, để hoàn thiện hệ thống thông tin đa chiều về các biểu hiện VHKD, VinMart+ cần xây dựng đồng bộ hệ thống công cụ tuyên truyền nội bộ về VHKD chuyên nghiệp hơn. Quy mô của hệ thống do VinMart+ cân nhắc, tuy nhiên theo tác giả VinMart+ nên xây dựng cho mình ít nhất một kênh thông tin phản hồi đa chiều mà doanh nghiệp có thể lấy ý kiến rộng rãi từ cộng đồng về VHKD của mình bằng việc xây dựng thêm module VHDN trên website hiện có hoặc thuê những trang web uy tín có sẵn (có thể tham khảo trang https://www.indeed.com). Từ đây, doanh nghiệp có thể lấy được thông tin phản hồi từ các nhân viên, các cấp quản lý đang hoặc đã từng làm việc cho VinMart+, người tiêu dùng, các bên liên quan có thể viết nhận xét, đánh giá cho điểm về VHKD của VinMart+. Song song với đó, VinMart+ phải ban hành quy định công khai, minh bạch thông tin về mọi hoạt động, diễn biến liên quan đến VHKD tại doanh nghiệp mình để toàn bộ nhân viên, ban lãnh đạo có thông tin, tự nhận thức và cùng rút kinh, giải quyết xung đột một cách văn minh.

Thứ năm, Qua quan sát, các biểu hiện VHKD mang bản sắc dân tộc của VinMart+ đã mang lại dấu ấn cho người tiêu dùng, tuy nhiên còn một số tồn tại về Văn hóa ứng xử cần hoàn thiện mà tác giả xin được đề xuất một số hành động cụ thể như sau:

Để khắc phục và hoàn thiện tồn tại VinMart+ chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu của khách hàng tại một số cửa hàng, tác giả đề xuất hệ thống VinMart+ cần giao nhiệm vụ cho phòng Marketing nghiên cứu sâu hoặc thuê chuyên gia nghiên cứu các yếu tố xã hội học, đặc điểm văn hoá tiêu dùng của khách hàng để dự đoán được nhu cầu cụ thể, quyết định cơ cấu ngành hàng, mặt hàng hợp lý tại từng địa bàn mà các yếu tố văn hóa tiêu dùng đồng nhất, sử dụng công nghệ thông tin để theo dõi, kiểm chứng kết quả nghiên cứu và cung ứng từng mặt hàng kịp thời theo nhu cầu của khách hàng. Luận văn: Giải pháp hoàn thiện phát triển văn hóa kinh doanh

Để khắc phục và hoàn thiện tồn tại về thái độ trao đổi, khả năng cung cấp thông tin, lễ phép khi chào hỏi, tận tâm phục khách hàng, tác giả đề xuất VinMart+ cần nghiêm túc chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và xây dựng các chương trình đào tạo về văn hoá ứng xử phù hợp với thuần phong mỹ tục cho các nhân viên của mình, tăng thời lượng đào tạo cho các nhân viên khu vực ngoại thành; Tổ chức các cuộc tập huấn giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, luân chuyển nhân viên có kỹ năng tốt giữa các địa bàn nhằm nâng cao nhận thức về văn hoá, cải thiện kỹ năng giao tiếp, khả năng ghi nhớ thông tin; Áp dụng tiến bộ công nghệ thông tin nhận diện khuôn mặt thống kê thời gian và tần suất nhân viên tiếp cận khách hàng, áp dụng hệ thống đánh giá trực tiếp mức độ hài lòng của khách hàng ngay tại cửa hàng để nâng cao ý thức của nhân viên.

Để khắc phục tồn tại về điều kiện tiện nghi cho khách hàng tại cửa hàng, VinMart+ cần thiết kế cụ thể nội thất cho từng cửa hàng, bố trí các tủ gửi đồ, chỗ nghỉ chân của khách hàng, chỗ để khách hàng nhận thông tin về hàng hóa, bổ sung hệ thống âm thanh phát nhạc dân gian Việt Nam nhằm gợi nhớ không khí thân thuộc hướng về quê hương.

4.3. Đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển Văn hóa kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã bước đầu hiểu được tầm quan trọng của VHKD mang đến các lợi ích cho doanh nghiệp mình. Nhiều doanh nghiệp đã có được thành công trong hoạt động kinh doanh do biết kết hợp nhuần nhuyễn và nghiêm túc VHKD hiện đại với văn hóa dân tộc để tạo cho mình một bản sắc riêng, mang lại dấu ấn rõ nét trong tâm tưởng người tiêu dùng Việt, có thể kể đến như tập đoàn như VinGroup, Viettel, VinaMilk, Trung Nguyên, Masan, FPT, vv…Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp làm được điều này chưa nhiều, hoặc chưa đồng thời có được trên toàn diện các yếu tố hình thành nên VHKD. Mặc dù đã có ý thức và các hành động được cải thiện, song ý chí quyết tâm, sự kiên định thực hiện của các chủ thể kinh doanh trong việc xây dựng VHKD còn thiếu và yếu. Cùng với đó, sự thiếu kiến thức và cách thức tạo dựng VHKD chưa bài bản đồng bộ, dẫn đến còn nhiều khoảng trống văn hóa trong chính hoạt động kinh doanh của các chủ thể hiện nay mà người tiêu dùng còn phải tiếp tục đối diện đối với các hành vi, ứng xử chưa văn hóa, chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc của chủ thể kinh doanh gây nên những bức xúc hàng ngày. Do vây, muốn cải thiện, nâng cao hơn VHKD, kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa dân tộc, tạo dựng được bản sắc vào hoạt động kinh doanh của mình làm yếu tố cạnh tranh hàng đầu mang đến những thành công, các chủ thể kinh doanh cần thực hiện những giải pháp sau đây:

Thứ nhất, ngay từ khi mới thành lập hoặc khi bắt đầu tái thiết lại doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh cần chú trọng xác lập và định vị giá trị văn hóa cốt lõi, và hệ thống VHDN của mình bằng hệ thống phương pháp, cách thức kiểm soát, phát triển niềm tin của các bên liên quan. Đó chính là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, là chất liệu chính gắn kết các thành viên doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan với nhau tạo nên một cộng động văn hóa cùng chung lợi ích. Khi xây dựng bộ triết lý kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần nghiên cứu nghiêm túc ý nghĩa tốt đẹp xuất phát từ các nhân tố văn hóa dân tộc Việt và tuyên bố rõ ràng tới từng nhân viên về giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp cần hướng tới và họ (lãnh đạo doanh nghiệp) phải cam kết thực hiện bằng kế hoạch truyền thông cụ thể về cách thức, hành vi họ thực hiện phù hợp với thuần phong mỹ tục để làm gương và thể hiện sự kiên định, nhất quán đối với giá trị mà doanh nghiệp đã định hướng từ đầu.

Thứ hai, doanh nghiệp cần chuẩn hóa được các quy tắc đạo đức, ứng xử trong doanh nghiệp. Các quy tắc này phải được xây dựng từ chính các thành viên trong doanh nghiệp sẽ mang được hơi thở văn hóa dân tộc của cộng đồng nhân viên (kể cả đơn sắc tộc hoặc đa sắc tộc). Có như vậy, việc điều chỉnh hành vi, đạo đức nghề nghiệp của bộ quy tắc này mới phù hợp và đi vào cuộc sống doanh nghiệp, phù hợp với bản sắc dân tộc của tập thể cán bộ nhân viên, đảm bảo sự tuân thủ tự nguyện và có trách nhiệm.

Thứ ba, doanh nghiệp phải thiết kế được hệ thống VHDN mang đậm màu sắc văn hóa bản địa. Để có được sự phù hợp với văn hóa tại địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp hướng tới, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và cùng nhân viên bản địa điều chỉnh và tạo dựng bản sắc riêng của mình trong VHDN của cơ sở tại địa bàn kinh doanh, đặc biệt chú trọng đến văn hóa trong giao tiếp ứng xử không chỉ với khách hàng mà cần chú trọng cả trong giao tiếp ứng xử nội bộ và các đối tác, thậm chí đối thủ cạnh tranh; Học tập và vận dụng một cách nhuần nhuyễn, phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình các biểu hiện VHKD từ các doanh nghiệp thành công (VinMart+, Viettel, VinaMilk, v.v.) để tạo dựng nên một bản sắc riêng của doanh nghiệp mình. Đó chính là biết kế thừa nền tảng văn hóa tốt đẹp, biết tôn vinh văn hóa địa phương, tôn trọng văn hóa người tiêu dùng để tạo dựng cho mình những lợi thế cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ đối với các nhà bán lẻ bảo thủ. Luận văn: Giải pháp hoàn thiện phát triển văn hóa kinh doanh

Thứ tư, doanh nghiệp không ngừng nâng cao và bồi dưỡng văn hóa đội ngũ lãnh đạo và phẩm chất nhân viên trong doanh nghiệp. Tuyên truyền, giáo dục và trau dồi văn hóa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc trên thế giới nói chung. Mọi thành viên trong doanh nghiệp không thể chủ quan và hài lòng với nền tảng văn hóa sẵn có của mình mà cần phải được đào tạo bồi dưỡng văn hóa từ người đứng đầu cho đến từng nhân viên, có thể kể đến như phong cách, lề lối, đạo đức, sự quyết đoán và nhạy bén của người đứng đầu, sự sáng tạo, tôn trọng kỷ luật, trung thực của nhân viên, v.v. Có được như vậy, một mặt doanh nghiệp giữ được nền tảng văn hóa cốt lõi để phát triển bền vững, mặt khác đây sẽ là điểm thu hút, mời gọi nhân tài tin tưởng làm việc lâu dài và tận tâm cho doanh nghiệp.

Thứ năm, doanh nghiệp phải xây dựng được cơ chế kiểm soát cộng đồng đối với việc thực hiện VHKD mang bản sắc dân tộc tại doanh nghiệp. Nếu việc kiểm soát được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia do hội đồng quản trị bổ nhiệm, thì ít mang hiệu quả do không thấm đẫm được “hơi thở” văn hóa dân gian khi đánh giá. Do đó, để đánh giá được mức độ nhuần nhuyễn và sự phù hợp của VHKD với văn hóa dân tộc thì cần phải có được sự kiểm soát từ cộng đồng là các thành viên doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan, để những phản hồi đó mang lại những thông tin chính xác hơn cho lãnh đạo doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện.

Tóm tắt Chương 4

Trước khi đưa ra giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và phát triển VHKD cho VinMart+, tác giả đã tóm tắt những điểm chính về chủ trương của Đảng và hành động của Chính phủ đối với phát triển Văn hóa trong kinh doanh trong thời gian qua, đây là kim chỉ nam cho các kiến nghị và giải pháp được thực hiện trong luận văn này. Nội dung tiếp theo tác giả đưa ra là các yêu cầu cơ bản trong quá trình hoàn thiện và phát triển văn hóa kinh doanh mà VinMart+ cần cân nhắc để quá trình đổi mới phát triển VHKD thành công. Trong Chương 4, tác giả cũng đã đưa ra những yếu tố thuận lợi, thành tựu chính mà VinMart+ có được trong 5 năm hình thành và phát triển và cùng với đó là những yếu tố tồn tại và khó khăn mà VinMart+ đang phải đối mặt. Từ đây, với giả thiết VinMart+ quyết tâm thực hiện các yêu cầu cơ bản như đã nêu trên, tác giả đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát huy những thuận lợi và thành tựu mà VinMart+ đã đạt được cũng như các giải pháp nhằm giải quyết các tồn tại và giảm thiểu khó khăn mà VinMart+ đang phải đối mặt trong quá trình hoàn thiện và phát triển VHKD. Để kết thúc Chương này, từ bài học (cả về thành công và tồn tại) VinMart+, tác giả đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển VHKD cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung nhằm tạo ra bản sắc, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trong thời kỳ hội nhập.

KẾT LUẬN

Từ những vấn đề lý luận về VHKD, kết quả nghiên cứu tài liệu, kết quả quan sát và phân tích thực trạng các biểu hiện VHKD tại VinMart+, một lần nữa có thể khẳng định rằng vai trò và giá trị to lớn của VHKD đối với việc tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập ngay tại thị trường trong nước. VHKD và các biểu hiện của nó khi mang đậm bản sắc dân tộc luôn có một ý nghĩa vô cùng to lớn, đây vừa là sức mạnh vô hình làm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nói riêng, vừa là biểu tượng về văn hóa quốc gia mà các doanh nghiệp Việt Nam mang trọng trách vun đắp, tôn vinh trước bạn bè quốc tế trong thời kỳ hội nhập. Luận văn: Giải pháp hoàn thiện phát triển văn hóa kinh doanh

Luận văn đã hệ thống hóa góp phần làm rõ thêm vai trò của bản sắc văn hóa của từng quốc gia đối với các thương hiệu nội địa; đề xuất định nghĩa về Biểu hiện VHKD cũng như đưa ra Mô hình nghiên cứu và phương pháp xác định các biểu hiện VHKD mang bản sắc văn hoá Việt Nam và mô hình các bước sàng lọc để tìm ra các biểu hiện của VHKD mang bản sắc văn hóa dân tộc.

Từ đóng góp về mặt lý luận, Luận văn cũng đã phát hiện và đánh giá một số biểu hiện VHKD mang đậm bản sắc dân tộc tiêu biểu góp phần mang lại những thành công ấn tượng cho VinMart+ trong hơn 5 năm hình thành và phát triển. Luận văn cũng thực hiện phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển VHKD tại chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại Hà Nội, qua đó đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể để hoàn thiện và nâng cao VHKD tại chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại Hà Nội nhằm giữ vững lợi thế độc tôn của doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ Việt Nam, từ đó đề xuất phát triển VHKD cho các doanh nghiệp nói chung trên thị trường Việt Nam.

Mặc dù, VinMart+ đã tạo dựng được VHKD có bản sắc, mang lại được những kết quả rất ấn tượng. Tuy nhiên, một số biểu hiện VHKD cho thấy hệ thống chưa thực sự hoàn chỉnh và được thực hiện một cách đồng bộ. Ngoài ra, do quá trình hoán đổi chuỗi VinMart+ từ Tập đoàn VinGroup sang Masan sở hữu nên xuất hiện nhiều xung đột văn hóa tại Chuỗi bán lẻ này mà trên thực tế có thể nhận thấy kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian này chưa làm hài lòng các nhà đầu tư.

Để có thể đưa các nhóm giải pháp nêu trên vào thực tiễn cho VinMart+, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là lãnh đạo tập đoàn Masan nói chung và lãnh đạo trực tiếp quản lý hệ thống VinMart+ nói riêng, cần nhận thức đúng đắn và nghiêm túc những vấn đề tồn tại và thách thức trong giai đoạn tiếp theo của doanh nghiệp và truyền tải đầy đủ thông tin tới người lao động nhằm xây dựng niềm tin và sự đồng thuận, qua đó phát động phòng trào xây dựng và phát triển VHKD toàn chuỗi VinMart+ của mình.

Do thời gian, nguồn lực còn hạn chế, Luận văn chưa sử dụng được công cụ phân tích định tính (Nvivo) vào phân tích và đánh giá cũng như chưa đề cập sâu và đày đủ các biểu hiện VHKD xuất phát từ cả năm yếu tố cấu thành nên VHKD, chưa đưa ra hoàn chỉnh được định nghĩa về Biểu hiện VHKD cùng với Mô hình nghiên cứu và phương pháp xác định các biểu hiện VHKD mang bản sắc văn hoá Việt Nam, mô hình các bước sàng lọc để tìm ra các biểu hiện của VHKD mang bản sắc văn hóa dân tộc để Luận văn có kết quả chân thực và thuyết phục hơn. Tồn tại nữa của luận văn, đó là chưa nghiên cứu sâu về VHKD của Masan dẫn đến chưa đưa ra được nhiều đề xuất cụ thể cho giải pháp về phía Masan cho VHKD VinMart+. Hạn chế của Luận văn nêu trên cũng chính là hướng nghiên cứu tiếp theo. Mặc dù vậy, với nỗ lực và cố gắng của học viên trong quá trình nghiên cứu và quan sát thực tế tại chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình có trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô trong Trường Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, hy vọng luận văn góp phần nào đó đưa ra những gợi ý cho VinMart+ nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong việc xây dựng và phát triển VHKD trong thời kỳ hội nhập tại thị trường Việt Nam. Luận văn: Giải pháp hoàn thiện phát triển văn hóa kinh doanh

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: kinh doanh cửa hàng tiện lợi VinMart tại Hà Nội

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x