Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2017 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tĩnh Gia là một huyện phía Nam của tỉnh Thanh Hoá, có ưu thế là đất rộng người đông, có đủ các vùng miền: Đồng bằng, miền núi, bán sơn địa và có bờ biển dài 42km. Trên thực tế việc quản đất đai của huyện có rất nhiều khó khăn, đặt biệt về vấn quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Mặc dù trong những năm qua huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn vướng mắc. Thời gian qua, việc tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản thi hành luật liên quan, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa từng bước đi vào nền nếp, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong công tác quản lý đất đai và phát triển kinh tế – xã hội; đặc biệt là sau khi được cấp giấy chứng nhận, người sử dụng đất đã ý thức và thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế đáng kể tình trạng tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
Tuy nhiên, thực tế đội ngũ cán bộ quản lý đất đai chưa được đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đề ra, chưa thực sự chịu khó và có tâm huyết trong công việc, nhất là cán bộ địa chính cấp xã thường xuyên biến động, kiêm nhiệm nhiều việc; trình tự thủ tục hành chính rườm rà, nhiều lúc gây khó cho người dân, thời gian giải quyết hồ sơ cho công dân chậm so với quy định; công tác tuyên truyền về pháp luật đất đai còn hạn chế nên người dân chưa nắm rõ các quy định về pháp luật đất đai trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đạt mục tiêu đề ra; công tác lập hồ sơ địa chính còn chậm, chất lượng thấp; tình trạng lấn chiếm đất đai, khiếu kiện vẫn còn xẩy ra ở một số địa phương.
Xuất phát từ thực tế nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2017″ làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý đất đai.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đất Đai
2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tĩnh Gia đến năm 2017 từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện hơn nữa trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của huyện Tĩnh Gia;
- Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2014-2017;
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần làm sáng tỏ các quan điểm và cơ sở lý luận về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp cho tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Tĩnh Gia nói riêng đánh giá được thực trạng, phân tích những ưu điểm, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhằm làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận, khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
1.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai do nhà nước ban hành áp dụng cho toàn quốc như:
Hiến pháp năm 1992;
Luật Đất đai năm 2003;
Luật Đất đai năm 2013;
Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BTNMT ngày 15/6/2007 của Môi trường, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai năm 2013;
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất; Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khắc gắn liền với đất;
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính;
Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;
1.1.2. Các văn bản pháp quy của địa phương có liên quan đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quyết định số 1700/QĐ-UBND ngày 13/6/2008 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quyết định số 4194/2012/QĐ-UBND ngày 13/12/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2013;
Quyết định số 4515/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2014;
Quyết định số 178/2014/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc sửa đổi, bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quyết định số 4463/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành quy định hạn mức đất ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đất ở; hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất trống đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quyết định số 4545/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về việc quy định bảng giá đất thời kỳ 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quyết định số 4949/2015/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quyết định 4655/QĐ-UBND ngày 04/12/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về hạn mức giao đất ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo quyết định số 4463/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của UBND tỉnh.
1.2. Cơ sở lý luận Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
1.2.1. Quản lý nhà nước về đất đai
1.2.1.1. Khái niệm
Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.Quản lý Nhà nước về đất đai là một dạng quản lý cụ thể của quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực của xã hội là đất đai. Đó là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng của đất đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất của từng vùng, từng địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp. Từ đó có định hướng về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ Trung ương đến địa phương thành một hệ thống quản lý đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng không đúng mục đích, quy hoạch treo làm ảnh hưởng chung đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Điều 53, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Điều 4, Luật Đất đai năm 2013 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” [6] Điều này đã khẳng định tính chất quan trọng của đất đai, đồng thời đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai nhằm đưa chính sách quản lý và sử dụng đất đúng đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm 15 nội dung tại Điều 22, Luật Đất đai năm 2013 bao gồm: (1) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó, (2) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính, (3) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất, (4) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, (5) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, (6) Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, (7) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, (8) Thống kê, kiểm kê đất đai,
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai, (10) Quản lý tài chính về đất đai và giá đất,
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, (12) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (13) Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, (14) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai, (15) Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
1.2.1.2. Đối tượng, mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai gồm 2 nhóm:
Các chủ thể quản lý đất đai và sử dụng đất đai;
Đất đai.
Quản lý nhà nước về đất đai nhằm mục đích:
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất;
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia;
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất;
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
- Yêu cầu của công tác quản lý đất đai là phải đăng ký, thống kê đất đai đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành chính.
1.2.1.3. Vai trò của đất đai
Theo Luật Đất đai 1993 “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.
Quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân. Thông qua hoạch định chiến lược quy hoạch, lập kế hoạch phân bố đất đai có cơ sở khoa học nhằm mục đích phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao; giúp cho nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả.
Vai trò của đất đai đối với sự phát triển các ngành kinh tế
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội. Tuy nhiên đối với từng ngành cụ thể thì đất đai có vị trí, vai trò khác nhau.
Trong ngành công nghiệp (trừ ngành khai khoáng), đất đai làm nền tảng, làm địa điểm, làm cơ sở để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi xây dựng một nhà máy, đầu tiên phải có địa điểm, diện tích đất đai trên cơ sở đó mới xây dựng được các nhà xưởng, bến bãi, nhà làm việc, khuôn viên đi lại trong nội bộ…
Đối với ngành nông nghiệp, đất đai có vị trí đặc biệt. Nó không những là chỗ đứng, chỗ tựa để lao động, mà nó còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của sản xuất trồng trọt mà cung cấp thức ăn cho gia súc, là nơi chuyển dần hầu hết tác động của con người vào cây trồng.
1.2.2. Đăng ký đất đai Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
1.2.2.1. Khái niệm
Đăng ký đất đai là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
1.2.2.2. Các giai đoạn của đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai được chia thành 2 giai đoạn: Đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai.
Giai đoạn 1: Đăng ký ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu tiên trên phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả chủ sử dụng đất có đủ điều kiện.
Giai đoạn 2: Đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký đất đai ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập.
Để đảm bảo đăng ký đất đai với chất lượng cao nhất, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, pháp lý của hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mục tiêu đề ra là phải triển khai thực hiện một cách đồng bộ các nội dung: xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản về chính sách đất đai, đo đạc lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất, phân hạng và định giá đất, thanh tra xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp đất đai.
1.2.3. Hồ sơ địa chính Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
Theo quy định tại khoản 1, Điều 96, Luật Đất đai năm 2013: Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.[6] Theo Điều 4, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định thành phần hồ sơ địa chính gồm:
Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:
- Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;
- Sổ địa chính;
- Bản lưu giấy chứng nhận.
- Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có: a) Các tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);
- Tài liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
- Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy”.
1.2.3.1. Bản đồ địa chính
Theo mục 13, Điều 4, Luật Đất đai 2013: Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
1.2.3.2. Sổ mục kê đất đai
Sổ mục kê đất đai là sổ ghi về thửa đất, về đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sử dụng đất. Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai.
1.2.3.3. Sổ địa chính Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
Sổ địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử dụng đất của người sử dụng đất và để tra cứu thông tin đất đai có liên quan đến từng người sử dụng đất.
1.2.3.4. Bản lưu giấy chứng nhận
Theo Điều 22, Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
Bản lưu giấy chứng nhận dạng số được quét từ bản gốc giấy chứng nhận trước khi trao cho người sử dụng đất để lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính.
Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì lập hệ thống bản lưu giấy chứng nhận ở dạng giấy, bao gồm
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản màu trắng) được cơ quan có thẩm quyền ký để lưu theo quy định tại Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 và Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (bản màu xanh) được cơ quan có thẩm quyền ký để lưu theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được sao để lưu theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT và Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do người sử dụng đất nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động được sao theo hình thức sao y bản chính, đóng dấu của cơ quan đăng ký đất đai tại trang 1 của bản sao giấy chứng nhận để lưu.
- Khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa quét bản gốc giấy chứng nhận thì quét bản lưu giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều này; khi thực hiện đăng ký biến động thì quét bản gốc giấy chứng nhận để thay thế”.
1.2.3.5. Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ để ghi những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất. Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai gồm tên và địa chỉ của người đăng ký biến động, thời điểm đăng ký biến động, số thứ tự thửa đất có biến động, nội dung biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng (thay đổi về thửa đất, về người sử dụng, về chế độ sử dụng đất, về quyền của người sử dụng đất, về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
1.2.3.6. Sao, quét giấy chứng nhận để lưu
Việc sao, quét giấy chứng nhận được thực hiện theo Điều 22, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT, ngày 19/5/2014 cả Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
1.2.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
1.2.4.1. Khái niệm
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. [6]
1.2.4.2. Những quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong phạm vi cả nước đối với tất cả các loại đất.
- Phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng thửa đất.
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.
Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nhà chung cư, nhà tập thể. Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
- Theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nay được thay thế bởi Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013 và Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây:
- Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp giấy chứng nhận; số vào sổ cấp giấy chứng nhận.
- Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận”.
- Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận; mã vạch.
- Trang bổ sung giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành giấy chứng nhận; số vào sổ cấp giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận” như trang 4 của giấy chứng nhận.
1.2.4.3. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại điện chủ sở hữu thống nhất quản lý nhằm đảm bảo việc sử dụng đất một cách hợp lý, đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả cao. Nhà nước chỉ giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và người sử dụng đất được hưởng các quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Thông qua việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, đăng ký đất sẽ quy định trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan nhà nước với người sử dụng đất. Hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ cung cấp thông tin một cách đầy đủ và cơ sở pháp lý để xác định các quyền của người sử dụng nhằm bảo vệ khi có tranh chấp xẩy ra, đồng thời đưa ra những quy định về nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải tuân thủ như nghĩa vụ bảo vệ và sử dụng đất đai một cách hiệu quả, nghĩa vụ tài chính khi sử dụng đất.
Đăng ký đất đai là điều kiện đảm bảo để nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất đai, đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.
Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích nằm trong phần lãnh thổ của quốc gia. Vì vậy Nhà nước muốn quản lý đất đai cần phải nắm rõ các thông tin về tình hình sử dụng đất. Các thông tin cần thiết để quản lý nhà nước về đất đai gồm có:
Đối với đất đai Nhà nước giao quyền sử dụng, các thông tin cần biết gồm: tên chủ sử dụng, kích thước, diện tích, vị trí, hình thể, hạng đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những thay đổi và cơ sở pháp lý của những thay đổi đó.
Đối với đất chưa có người sử dụng đất thì Nhà nước cần nắm các thông tin như là: vị trí, diện tích, hạng đất.
Tất cả các thông tin trên phải được thể hiện chi tiết tới từng thửa đất. Thửa đất là đơn vị nhỏ nhất chứa đựng thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý. Dựa vào những thông tin này để thực hiện việc đăng ký đất, thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chi tiết tới từng thửa đất. Nhà nước dựa vào những thông tin đó sẽ quản lý được tình hình sử dụng đất và những biến động đất đai.
Đăng ký đất đai là nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung, nhiệm vụ khác của quản lý nhà nước về đất đai.
Đăng ký đất đai sẽ thiết lập nên hệ thống hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận, đây là sản phẩm kế thừa từ việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai khác như:
Ban hành và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất. Các văn bản này sẽ là cơ sở pháp lý cho việc đăng ký thực hiện đúng đối tượng. đúng thủ tục, đúng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính bản đồ địa chính. Thông qua việc đăng ký đất đai của người sử dụng đất để từ đó Nhà nước sẽ xác định được ranh giới giữa các quận, huyện.
Công tác điều tra, đo đạc, đánh giá, phân hạng, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Dựa vào kết quả điều tra, đo đạc sẽ xác định được hình thể, vị trí, diện tích, loại đất, kích thước, tên chủ sử dụng đất, đồng thời dựa vào việc phân hạng và định giá để xác định được nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trước và sau khi đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: kết quả quy hoạch và lập kế hoạch là căn cứ đảm bảo việc sử dụng đất một cách ổn định, hợp lý, có hiệu quả cao giúp cho việc đăng ký một cách nhanh chóng. Đồng thời dựa vào đăng ký hiện trạng sử dụng thì Nhà nước sẽ nghiên cứu lập ra quy hoạch phù hợp với hiện trạng hơn.
Công tác giao đất, cho thuê đất: Khi có quyết định giao đất, cho thuê đất sẽ tạo lập cơ sở pháp lý ban đầu cho người được giao đất thực hiện nghĩa vụ tài chính và sau khi đăng ký, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì lúc đó mới chính thức có sự ràng buộc pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất.
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Dựa vào những số liệu thu thập trong việc đăng ký đất đai sẽ giúp cho việc thống kê, kiểm kê chính xác, đạt hiệu quả cao. Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
Công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai: Trong quá trình thực hiện đăng ký đất đai ban đầu, công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp giúp xác định đúng đối tượng được đăng ký, xử lý triệt để những tồn tại trong quá khứ.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ta cần triển khai thực hiện các nội dung này một cách đồng bộ, kết hợp chặt chẽ với nhau giúp cho việc cung cấp các thông tin một cách chính xác, đầy đủ về thực trạng tình hình sử dụng đất đai để đánh giá, đề xuất, bổ sung hoặc điều chỉnh các chính sách, chủ trương, chiến lược quản lý sử dụng đất.
Qua đó cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nó có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết những vấn đề tồn tại trong lịch sử về quản lý và sử dụng đất; giải quyết có hiệu quả tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; góp phần đẩy nhanh và thuận lợi cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
Đồng thời với công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước tiến hành xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính. Đây là tài liệu cơ sở pháp lý quan trọng để phục vụ cho việc theo dõi và quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động liên quan tới đất đai và là cơ sở dữ liệu chính để xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; bảo vệ lợiích chính đáng của người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, thừa kế, thế chấp…
1.2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Theo khoản 1, Điều 99, Luật Đất đai năm 2013 “Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật này;
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
- Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại giấy chứng nhận bị mất”.
1.2.4.5. Điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.
a.1. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Điều 100, Luật Đất đai năm 2013):
a.1.1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a.1.1.1. Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
a.1.1.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
a.1.1.3. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
a.1.1.4. Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
a.1.1.5. Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
a.1.1.6. Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
a.1.1.7. Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.
a.1.2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
a.1.3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
a.1.4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
a.1.5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
a.2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Điều 101, Luật Đất đai năm 2013):
a.2.1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
a.2.2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
a.2.3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
b- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất (Điều 102, Luật Đất đai năm 2013).
b.1. Tổ chức đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích.
b.2. Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được giải quyết như sau:
b.2.a. Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, cho mượn, cho thuê trái pháp luật, diện tích đất để bị lấn, bị chiếm;
b.2.b. Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất ở cho ủy ban nhân dân cấp huyện để quản lý; trường hợp đất ở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đã được Nhà nước giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng một phần quỹ đất làm đất ở trước ngày 01/7/2004 thì phải lập phương án bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất phê duyệt trước khi bàn giao cho địa phương quản lý. Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
b.3. Đối với tổ chức đang sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước cho thuê đất quy định tại Điều 56 của Luật này thì cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.
b.4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
b.4.a. Được Nhà nước cho phép hoạt động;
b.4.b. Không có tranh chấp;
b.4.c. Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01/7/2004.
b.5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
c- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Điều 105, Luật Đất đai năm 2013).
c.1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
c.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
c.3. Đối với những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Sơ lược tình hình quản lý đất đai trên thế giới
Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu km2 (chiếm 71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2(chiếm 29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha (chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền). Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2.
1.3.2. Tình hình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Thụy Điển Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
Thụy Điển là quốc gia có chế độ quân chủ lập hiến với diện tích khoảng 450.000 km2 và dân số khoảng 9 triệu người. Mật độ dân số thấp với xấp xỉ 22 người/km2 và khoảng 80% dân số sống ở khu vực đô thị. Trong bộ máy nhà nước, vua không có quyền lực chính trị.
Trong suốt hai cuộc chiến tranh thế giới, Thụy Điển duy trì vị trí trung lập, cung cấp cho nhu cầu của cả hai bên tham chiến về thép, giấy, ổ đạn và ngòi nổ. Với nền công nghiệp ổn định, Thụy Điển tiếp tục hỗ trợ các nước Châu Âu khắc phục hệ quả của chiến tranh trong những thập kỷ tiếp theo, đưa kinh tế Thụy Điển phát triển mạnh mẽ trong những năm 50 và 60 của thế kỷ XX. Sự thịnh vượng này là nền tảng để Thụy Điển thực hiện những chính sách phúc lợi xã hội cao, tạo nên một trong những đặc điểm chủ yếu được nhắc đến của quốc gia Thụy Điển ngày nay là Nhà nước phúc lợi.
Về phương diện quản lý hành chính, Thụy Điển được chia thành 21 tỉnh (county) và 280 huyện (municipality). Tỉnh là đơn vị hành chính và chính trị ở địa phương. Trong mỗi tỉnh có một Ủy ban hành chính cấp tỉnh (A County Administrative Board) do Chính phủ bổ nhiệm, kết hợp thực hiện quản lý với những mục tiêu chính trị tại địa phương. Bên cạnh Ủy ban hành chính là một Hội đồng cấp tỉnh (a County Council) được cử tri bầu cử trực tiếp, có quyền thu thuế và chịu trách nhiệm chủ yếu về y tế và sức khỏe. Ngoài ra, còn có một số cơ quan nhà nước khác được thành lập ở cấp tỉnh, quản lý các lĩnh vực về an ninh, lao động, bảo hiểm xã hội,…
Đơn vị hành chính dưới tỉnh là huyện, được tổ chức theo mô hình thống nhất, chịu trách nhiệm chủ yếu đối với các vấn đề phúc lợi xã hội và quy hoạch sử dụng đất.
Theo Bộ luật Đất đai 1970 của Thụy Điển, đất đai Thụy Điển được chia thành từng đơn vị bất động sản (land unit/real proerty unit). Hiện có khoảng 3,2 triệu bất động sản được đăng ký với tổng giá trị khoảng 3600 tỉ SEK52. Mỗi đơn vị bất động sản có thể bao gồm một hoặc nhiều thửa đất (kể cả đất có mặt nước – water parcels). Tất cả các thửa đất (khoảng 8 triệu thửa đất) đều đã được đo đạc và đăng ký hợp pháp. Khái niệm bất động sản được hiểu là đất đai, có thể là những đơn vị đất đai hoặc là sự kết hợp giữa một đơn vị đất đai với các công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng gắn liền giữa nó với ranh giới được xác định theo cả chiều ngang và chiều thẳng đứng.
Với mục đích khuyến khích và kiểm soát việc sử dụng đất hiệu quả, bền vững lâu dài, cũng như quản lý và cung cấp đầy đủ thông tin đất đai cho mục đích quy hoạch, bảo vệ quyền sở hữu đất đai, hỗ trợ hệ thống thuế, kiểm soát môi trường và phát triển kinh tế, một hệ thống đăng ký đất đai với lịch sử lâu đời đã được thiết lập ở Thụy Điển, chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định liên quan như Bộ luật Đất đai 1970 (Land Code), Luật hình thành bất động sản 1970 (Real Property Formation Act), Luật đăng ký bất động sản 2000 (Real Property Register Act), Luật đăng ký đất đai 1973 (Land Register Act) và các quy định về quy trình đo đạc địa chính (cadastral survey process).
Bộ luật Đất đai và Luật hình thành bất động sản hiện hành dù đã được ban hành từ năm 1970 nhưng đến nay cấu trúc và nội dung của chúng vẫn phù hợp với các quan hệ trong xã hội hiện đại (chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều), đặt ra hành lang pháp lý cho hoạt động của cán bộ đăng ký đất đai. Cùng với Luật Quy hoạch và Xây dựng 1987 (Planning and Building Act), Luật Môi trường 1998 (Act of Environment), chúng là những công cụ pháp lý hữu hiệu để Chính phủ thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước.
1.3.3. Tình hình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
1.2.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1979
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đặc biệt là sau cải cách ruộng đất năm 1957, Nhà nước đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo. Đến năm 1960, hưởng ứng phong trào hợp tác hoá sản xuất đại bộ phận nhân dân đã góp ruộng vào hợp tác xã làm cho hiện trạng sử dụng đất có nhiều biến động. Thêm vào đó là điều kiện đất nước khó khăn có nhiều hệ thống hồ sơ địa chính giai đoạn đó chưa được hoàn chỉnh cũng như độ chính xác thấp do vậy không thể sử dụng được vào những năm tiếp theo.
1.3.3.2. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1988
Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhà nước mới chỉ quan tâm đến việc quản lý đất nông nghiệp cho nên mới xảy ra tình trạng giao đất, sử dụng đất tuỳ tiện đối với các loại đất khác.
Ngày 10/11/1980, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 299/TTg, trên cơ sở đó Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành văn bản đầu tiên quy định thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất theo Quyết định số 56/ĐKTK ngày 5/11/1981. Theo Quyết định này việc đăng ký đất có một trình tự khá chặt chẽ. Việc xét duyệt đăng ký đất đai phải do một hội đồng đăng ký thống kê ruộng đất của xã thực hiện, kết quả xét đơn của xã phải dựa trên tiêu chí của các hộ dân sử dụng đất ổn định sau đó được UBND huyện duyệt mới được đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.3.3.3. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1988 đến nay Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
Ngày 29/12/1987 Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai đầu tiên nhằm điều chỉnh các quan hệ về quản lý, sử dụng đất giúp công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp. Tiếp đó Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành Quyết định số 201/ĐKTK kèm theo đó là
Thông tư số 302/TT-ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thi hành Quyết định số 201. Chính việc ban hành các văn bản này mà công tác quản lý đất đai đã có bước phát triển mới, công tác đăng ký đất đai có thay đổi mạnh mẽ và từng bước được thực hiện đồng loạt trên phạm vi cả nước.
- Thời kỳ từ khi Luật Đất đai 1993 ra đời đến trước thời điểm Luật Đất đai 2003. Luật Đất đai 1993 ra đời khẳng định đất đai có giá trị và người dân có các quyền như: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp… Do đó, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn này là việc làm cấp thiết để người dân khai thác được hiệu quả cao nhất từ đất. Tuy nhiên, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều vướng mắc, việc thực hiện theo cấp giấy chứng nhận cho các hộ lại được Thủ tướng chỉ đạo theo Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg và Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông thôn vào năm 2000 và thành thị vào năm 2001.
- Thời kỳ từ khi Luật đất đai 2003 ra đời đến nay. Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
Từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời đã phần nào tháo gỡ, bổ sung được những thiếu sót từ Luật đất đai 1993, cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Tài nguyên và Môi trường tới cấp xã, các địa phương trong cả nước đã tổ chức thành lập các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm Phát triển quỹ đất, các nguồn thu ngân sách từ đất tăng lên, giúp địa phương phần nào tháo gỡ những khó khăn, đồng thời phát hiện những tồn tại trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc, sai sót cần khắc phục và sữa chữa như: Về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận chưa đảm bảo đúng thời gian quy định, một số trường hợp cấp xong còn sai về diện tích, sai về nguồn gốc đất, sai đối tượng, loại đất, nhiều trường hợp có biểu hiện tiêu cực…
Nguyên nhân dẫn đến các sai sót trên đó là: Việc xác định nguồn gốc, đối tượng sử dụng đất chưa chặt chẽ, Công tác kiểm tra xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số cán bộ chuyên môn chưa sâu sát, chưa thực thi nghiêm quy định của Luật Đất đai, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn chậm ban hành, một số nội dung của Nghị định chưa cụ thể, rõ ràng đôi khi còn mâu thuẫn nhau. Công tác quản lý đất đai nhiều năm trước khi có Luật Đất đai năm 2003 bị buông lỏng, hồ sơ địa chính bị thất lạc nhiều, công tác đo đạc còn thủ công nên khó tránh khỏi sai sót. Trình độ cán bộ làm công tác xét, cấp giấy chứng nhận còn hạn chế, đội ngũ cán bộ liên tục có sự thay đổi.
Ngày 24/8/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1474/CT-TTg về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn toàn quốc.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), tính đến hết năm 2013, cả nước đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu với 41,6 triệu giấy, tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8 % diện tích đất đang sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận lần đầu theo Chỉ thị 1474/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương. Một số địa phương có loại đất kết quả cấp giấy chứng nhận lần đầu thấp dưới 70% như Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận, Hải Dương.
1.3.4. Thực trạng công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Thanh Hóa
Trong thời gian qua, việc tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản thi hành luật liên quan, công tác đăng ký đất đai được quan tâm của người dân cũng như của các cấp các ngành, bên cạnh đó việc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã từng bước đi vào nề nếp, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực, tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần quan trọng trong công tác quản lý đất đai và phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là sau khi được cấp giấy chứng nhận người sử dụng đất thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hạn chế đáng kể tình trạng tranh chấp, khiếu nại về đất đai.
Bên cạnh những mặt đã đạt được cũng đang còn những khó khăn đó là hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý đất đai chưa được củng cố kiện toàn, thiếu về số lượng, chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu, thiếu tính ổn định, trình độ chuyên môn còn hạn chế, nhất là cán bộ địa chính cấp xã; thủ tục hành chính rườm rà, công dân khó tiếp cận. Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đạt mục tiêu đề ra; công tác đo vẽ bản đồ và thiết lập hồ sơ địa chính còn chậm, chất lượng thấp; nhiều địa phương vẫn chưa đo vẽ được bản đồ địa chính dạng số, tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trái phép chưa được ngăn chặn kịp thời, công tác quản lý đất đai còn buông lỏng ở một số nơi.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa tính đến ngày 31/12/2017 các huyện, thành, thị đã cấp được 2.247.590 giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân với diện tích 643.723,29 ha; trong đó: Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
- Đất ở tại đô thị: 157.604 giấy/3.648,95 ha.
- Đất ở nông thôn: 815.050 giấy/50.528,88 ha.
- Đất sản xuất nông nghiệp: 1.155.689 giấy/178.591,46 ha.
- Đất lâm nghiệp nghiệp: 118.420 giấy/ 410.380,70 ha.
- Đất trang trại : 1.300 giấy/1.208,55 ha
Bảng 1.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Đối với tổ chức:
Tổng số giấy chứng nhận đã cấp lần đầu: 12.898 giấy với diện tích đã được cấp giấy chứng nhận là 182.941,77 ha/200.161,95 ha, chiếm tỷ lệ 91.40 % diện tích cần cấp.
1.3.5. Một số căn cứ pháp lý liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nước ta từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay
- Luật Đất đai 1993.
- Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâu dài.
- Nghị định 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị.
- Nghị định 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ.
- Chỉ thị 18/1999/CT-TTg ngày 01/7/1999 của Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000.
- Nghị định 38/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Luật đất đai 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT ban hành về quy định sử dụng đất.
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư 117/2004/TT-BTC của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất; trình tự thủ tục bồi thường, hổ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định 44/2008/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định bổ sung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai.
- Luật Đất đai năm 2013.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.
- Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
1.4. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
Theo tác giả Bùi Thị Thúy Hường (2015).[29], kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, như sau:
Đăng ký lần đầu: Số hộ đã kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 10.057 hộ, trong đó:
Số hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 8.796 hộ, đạt 87,5% so với số hộ đã đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 1.261 hộ, chiếm 12,5% so với số hộ đã kê khai đăng ký quyền sử dụng đất.
Theo tác giả Bùi Thị Thúy Hường, để nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tác giả đã đưa ra một số giải pháp sau: giải pháp về pháp luật, pháp chế, chính sách, giải pháp về hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, giải pháp về cơ sở vật chất, khoa học công nghệ, giải pháp nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và giải pháp về tài chính.
Theo Đặng Đình Linh (2016). [30], kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh như sau:
Đối với đất nông nghiệp:
Từ năm 2011-2015, đã cấp được GCN cho 1.261 trường hợp, đạt tỷ lệ 89,55% so với tổng số trường hợp đã đăng ký kê khai, Trong đó:
- Giai đoạn từ năm 2011 đến hết tháng 6/2014 (tức 03 năm 06 tháng): cấp được 949 giấy/ 1.054 hồ sơ đề nghị
- Giai đoạn từ tháng 7/2014 đến hết năm 2015 (tức 01 năm 06 tháng): cấp được 312 giấy/ 353 hồ sơ đề nghị cấp
- Cả giai đoạn 2011-2015, còn 146 trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN chiếm 10,45% so với tổng số trường hợp kê khai đăng ký đề nghị cấp GCN
Đối với đất lâm nghiệp:
Giai đoạn 2011-2015, toàn huyện cấp được tổng số 3.654 giấy chứng nhận chiếm 96,0% tổng số hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận, trong đó:
- Giai đoạn từ năm 2011 đến hết tháng 6/2014 (tức 03 năm 06 tháng): cấp được 3.389 giấy/ 3.525 hồ sơ đề nghị.
- Giai đoạn từ tháng 7/2014 đến hết năm 2015 (tức 01 năm 06 tháng): cấp được 265 giấy/ 281 hồ sơ đề nghị cấp.
Đối với đất phi nông nghiệp:
Từ năm 2011 – 2015, đã cấp được GCN cho 2.699 trường hợp, đạt tỷ lệ 93,42% so với tổng số trường hợp đã đăng ký kê khai. Trong đó:
Giai đoạn từ 2011- hết tháng 6/2014, cấp được tổng số 2.079 giấy chứng nhận so với 2.217 hồ sơ kê khai đăng ký, đạt tỷ lệ 93,78% về số giấy chứng nhận và đạt 89,39% về diện tích so với kế hoạch.
Giai đoạn từ tháng 7/2014 đến hết năm 2015, cấp được tổng số 620 giấy chứng nhận so với 672 hồ sơ kê khai đăng ký, đạt tỷ lệ 92,26% về số giấy chứng nhận và đạt 88,45% về diện tích so với kế hoạch.
Còn lại các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN chiếm 10,89% so với tổng số trường hợp kê khai đăng ký đề nghị cấp GCN, với diện tích 7,09 ha. Các trường hợp này chưa được cấp GCN do nhiều nguyên nhân khác nhau: do tranh chấp, khiếu nại tố cáo, do không phù hợp quy hoạch, do không đủ điều kiện pháp lý…
Theo Nguyễn Văn Kiên (2015).[31], Trong 3 năm (từ năm 2011 đến năm 2013), trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã cấp được 7.265 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nâng số hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đến ngày 31-12-2013) trên địa bàn thành phố là 52.872 hộ, đạt tỷ lệ 90,71% so với tổng số hộ sử dụng đất ở. Số hộ sử dụng đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận trong 3 năm (từ năm 2011 đến năm 2013) là 5.529 giấy, nâng tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 8.042 hộ, đạt 90,3% so với sô hộ sử dụng đất nông nghiệp.
Theo tác giả Nguyễn Văn Kiên, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, gồm: Yếu tố thuộc về chính sách của Nhà nước, yếu tố nhân lực phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thiếu và lạc hậu; cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai thiếu và cũ; hiểu biết của người dân về vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, tác giả đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm nâng cao kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gồm: giải pháp tăng cường tuyên truyền; giải pháp về nâng cao đội ngũ nhân lực phục vụ công tác quản lý đất đai và làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải pháp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; giải pháp hoàn thiện văn bản chính sách về đất đai. Luận văn: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tĩnh Gia
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Tổng quan về quyền sử dụng đất tại huyện Tĩnh Gia