Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Ảnh hưởng của sự tập trung sở hữu và sự kiểm soát gia đình đến lựa chọn công ty kiểm toán – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
4.1. Thống kê mô tả.
Mẫu nghiên cứu bao gồm 415 quan sát của 83 công ty niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM (HSX) trong giai đoạn 5 năm từ 2011 đến 2015, tương ứng với 5 quan sát/1 doanh nghiệp. Nghiên cứu này tiến hành thống kê mô tả các biến cho toàn bộ mẫu quan sát trong nghiên cứu. Kết quả được trình bày trong bảng 4.1 bao gồm giá trị trung bình, trung vị, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn của các biến nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về các đặc tính của dữ liệu. Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
Đầu tiên, giá trị trung bình của biến lựa chọn công ty kiểm toán (AUD) nhận giá trị trung bình là 0.439, điều này cho thấy, các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 có một vị trí khá lớn trên thị trường kiểm toán các công ty niêm yết tại TTCK Việt Nam với mức trung bình gần 44% trong 415 quan sát hàng năm trong mẫu nghiên cứu. Tiếp theo, ở nhóm biến cấu trúc sở hữu, Biến sở hữu tập trung (OWNCONC) nhận giá trị trung bình khoảng 38.9%, điều này cho thấy, tỷ lệ sở hữu của một cổ đông trong cơ cấu sở hữu của các CTCP tại Việt Nam là khá cao và biến này đạt giá trị cao nhất lên đến 80.5% ở CTCP Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (LAF), sở hữu lớn nhất này thuộc về một CTCP niêm yết khác là CTCP Thực phẩm PAN (HOSE). Một số công ty khác cũng có sở hữu tập trung lớn là ABT – Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (HOSE), TIE – CTCP TIE. Biến Gia đình kiểm soát (FAMCON) nhận giá trị trung bình là 0.492, cho thấy, tại TTCK Việt Nam, có mức độ khá lớn với 50% DN trong mẫu quan sát thuộc quyền kiểm soát của gia đình. Biến tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FORCON) nhận giá trị trung bình 30.4%, cho thấy mức độ tham gia của NĐT nước ngoài trên TTCK Việt Nam vẫn còn hạn chế (chỉ hơn 30% trong mẫu quan sát). Nguyên nhân là do TTCK Việt Nam vẫn còn là một thị trường thuộc nhóm thị trường cận biên (Frontier Market – theo xếp hạng của MSCI) với những rào cản phi thị trường và giới hạn sự tham gia của NĐT nước ngoài tại TTCK Việt Nam (tỷ lệ giới hạn là 49% theo Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg, Về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiệu lực đến tháng 6/2015).
Cuối cùng, ở nhóm các biến kiếm soát, biến BOARD, thể hiện sự kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị đồng thời cũng là CEO, nhận giá trị trung bình 0.395, tức là có đến gần 40% các DN trong mẫu quan sát có Chủ tịch HĐQT cũng đồng thời là CEO. Sau khi san phẳng bằng hàm logarit, quy mô của doanh nghiệp (FSIZE) nhận giá trị trung bình là 12.037. Đòn bẩy tài chính (LEVER) nhận giá trị trung bình là 0.469, kết quả này cho thấy, trong mẫu nghiên cứu, có 0.469 đơn vị nợ trong 1 đơn vị tài sản của doanh nghiệp. Cuối cùng, giá trị trung bình của lợi nhuận ròng (PROFIT) và TOBINQ lần lượt là 0.07 (%) và 1.071 lần.
Bảng 4.1: Mô tả thống kê các biến trong mô hình
Nguồn: tác giả tổng hợp dựa số liệu phân tích được thực hiện trên Stata Ngoài ra, trong các phép hồi quy, nghiên cứu có sử các biến giả theo ngành (Industry Dummy) nhằm kiểm soát sự khác nhau giữa các ngành nghề lên mối quan hệ chính trong bài nghiên cứu. Về việc phân chia ngành nghề của các doanh nghiệp trong mẫu quan sát: nghiên cứu dựa theo chuẩn phân ngành khá phổ biến là ICB (Industry Classification Benchmark), theo đó, ICB do FTSE Group và DowJone xây dựng. ICB phân chia các ngành kinh tế quốc dân thành 4 cấp gồm: 10 nhóm ngành (Industries), 19 phân ngành lớn (Super sectors), 41 phân ngành chính (Sectors), 114 phân ngành phụ (Sub sectors). Các nhóm ngành chính được xây dựng trong ICB bao gồm: Dầu khí, nguyên vật liệu, công nghiệp, hàng tiêu dùng, y tế, dịch vụ tiêu dùng, viễn thông, dịch vụ công cộng và tài chính. Việc sắp xếp các doanh nghiệp niêm yết riêng lẻ vào các nhóm phân ngành cụ thể, tác giả tham khảo từ một số nguồn: Stockbiz (Stockbiz Investment Ltd); StoxPlus và website: http://www.cophieu68.vn/ thuộc Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Cây Cầu Vàng. Dựa trên việc phân chia ngành nghề này, số lượng các công ty trong mẫu được phân bổ ở các ngành nghề được trình bày trong bảng 4.2. Theo đó, số lượng công ty trong mẫu tập trung nhiều ở ngành Công nghiệp và Hàng tiêu dùng.
Bảng 4.2: Thống kê các ngành nghề trong mẫu quan sát
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
4.2. Phân tích tương quan. Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
Trước khi thực hiện các phép hồi quy, nghiên cứu tiến hành phân tích tương quan giữa các biến để so sánh mức độ phù hợp với các giả thuyết (về mặt trực quan) cũng như khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến có thể làm cho kết quả hồi quy bị sai lệch. Nghiên cứu này sử dụng hệ số tương quan Spearman (Spearman rank-order correlation) để xem xét mối tương quan giữa các biến, kết quả phân tích tương quan được thể hiện trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình
Ký hiệu ***, **, * tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10% Nguồn: tác giả tổng hợp dựa vào kết quả kiểm định thực hiện trên Stata
Đầu tiên, hệ số hồi quy của biến lựa chọn công ty kiểm toán AUD có quan hệ đồng biến với biến sở hữu tập trung (OWNCONC), điều này ngược lại với kỳ vọng về mối quan hệ nghịch biến trong giả thuyết H1. Các doanh nghiệp có sở hữu tập trung lại có vẻ ưa thích các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lượng kiểm toán cao hơn. Mối quan hệ này sẽ được phân tích rõ hơn trong các phép phân tích hồi quy tiếp theo. Kết quả trong bảng 4.3 cũng chỉ ra mối tương quan âm giữa việc lựa chọn công ty kiểm toán và sự kiểm soát gia đình, mối tương quan này phù hợp với giả thuyết H2. Các doanh nghiệp được sở hữu bởi các cá nhân, hoặc nhóm cá nhân có liên quan, hoặc công ty chưa niêm yết, hoặc tổ chức tư nhân nắm quyền kiểm soát có khuynh hướng lựa chọn các công ty kiểm toán không phải là Big 4 với chất lượng kiểm toán thấp hơn. Cuối cùng, hệ số tương quan ở nhóm các biến kiểm soát và các biến độc lập khác nhận giá trị thấp (<0.5) điều này cho thấy không có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.
4.3. Kiểm định giá trị trung bình Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
Nghiên cứu này tiến hành kiểm định về sự khác nhau trong giá trị trung bình (tests of mean differences) của các biến chính trong mô hình (AUD, OWNCONC, FAMCON) sau khi phân thành từng nhóm nhỏ. Kết quả được trình bày trong bảng 4.4 bao gồm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị thống kê t (t-Statistics) của kiểm định t-tests.
Bảng 4.4: Kiểm định giá trị trung bình của các nhóm biến
Ký hiệu ***, **, * tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%
Nguồn: tác giả tổng hợp dựa vào kết quả kiểm định thực hiện trên Stata
Dãy A (panel A) trình bày các kết quả của 2 nhóm doanh nghiệp được phân chia theo biến AUD, các quan sát trong mẫu nghiên cứu có AUD = 1 được phân vào một nhóm, tương ứng với nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4 (có 182/415 quan sát thuộc nhóm này) và các quan sát có AUD = 0 được phân vào một nhóm, tương ứng với nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán khác (Non – Big 4) (có 233/415 quan sát thuộc nhóm này). Kết quả trong dãy A, bảng 4.4 cho thấy, giá trị trung bình biến OWNCONC ở nhóm Big 4 nhận giá trị cao hơn ở nhóm Non – Big 4 (0.422 so với 0.364) và sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này hàm ý các DN được kiểm toán bởi Big 4 có sở hữu tập trung cao hơn các DN được kiểm toán bởi Non-Big 4, hay nói cách khác, các DN có sở hữu tập trung lớn, thường ưu thích các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 hơn. Ngược lại, giá trị trung bình của biến FAMCON ở nhóm Big 4 nhận giá trị thấp hơn nhóm Non – Big 4 (0.357 so với 0.597 và ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Điều này chỉ ra xu hướng ưa thích các công ty kiểm toán ngoài Big 4 của các công ty có sự kiểm soát của gia đình.
Dãy B (panel B) trình bày các kết quả của 2 nhóm doanh nghiệp được phân chia theo biến sở hữu tập trung (OWNCONC). Theo đó, giá trị trung vị (median) của biến OWNCONC (0.485) là điểm phân chia, các quan sát trong mẫu nghiên cứu có OWNCONC >= 0.485 được phân vào một nhóm, tương ứng với nhóm doanh nghiệp có sở hữu tập trung lớn (high concentration) (có 209/415 quan sát thuộc nhóm này) và ngược lại, các quan sát trong mẫu nghiên cứu có OWNCONC 485 được phân vào một nhóm, tương ứng với nhóm doanh nghiệp có sở hữu tập trung nhỏ (low concentration) (có 206/415 quan sát thuộc nhóm này). Phù hợp với kết quả trong dãy A, các doanh nghiệp có sở hữu tập trung lớn có giá trị trung bình cao của AUD (0.531 so với 0.345, ý nghĩa thống kê ở mức 1%) cho thấy sự ưa thích các công ty kiểm toán Big 4. Tuy vậy, điều này tiếp tục chỉ ra sự đối ngược so với những dự đoán và kỳ vọng ở giả thuyết H1, và vì vậy, có lẽ các doanh nghiệp có sở hữu tập trung lớn đã đã cố gắng lựa chọn các công ty kiểm toán có chất lượng tốt (Big 4) nhằm giảm thiểu vấn đề đại diện. Bên cạnh đó, giá trị trung bình của biến FAMCON ít có sự khác nhau giữa 2 nhóm DN phân theo sở hữu tập trung (0.469 so với 0.515, đồng thời, kết quả t-tests không có ý nghĩa thống kê), điều này hàm ý kiểm soát gia đình ít có sự phân chia theo sở hữu tập trung.
Dãy C (panel C) trình bày các kết quả của 2 nhóm doanh nghiệp được phân chia theo biến FAMCON, các quan sát trong mẫu nghiên cứu có FAMCON = 1 được phân vào một nhóm, tương ứng với nhóm doanh nghiệp gia đình kiểm soát (family controlled, có 204/415 quan sát thuộc nhóm này) và các quan sát có FAMCON = 0 được phân vào một nhóm, tương ứng với nhóm doanh nghiệp không được kiểm soát bởi gia đình (Non-family controlled) (có 211/415 quan sát thuộc nhóm này). Phù hợp với kết quả trong dãy A, các doanh nghiệp có sự kiểm soát gia đình có giá trị trung bình thấp hơn của AUD (0.319 so với 0.555, ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Kết quả này cũng phù hợp những dự đoán trong giả thuyết H2, xu hướng ưa thích các công ty kiểm toán ngoài Big 4 của các công ty có sự kiểm soát của gia đình. Điều này hàm ý, các công ty gia đình thường lựa chọn các công ty kiểm toán có chất lượng thấp nhằm duy trì sự kém minh bạch, bảo vệ những lợi ích cá nhân. Cuối cùng, cũng phù hợp với kết quả ở dãy B, không có nhiều sự khác nhau trong nhóm biến sở hữu tập trung (OWNCONC) giữa 2 nhóm gia đình kiểm soát và gia đình không kiểm soát (0.391 so với 0.388, đồng thời, kết quả t-tests không có ý nghĩa thống kê). Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
Như vậy, về mặt phân tích thống kê, phân tích hệ số tương quan và kiểm định về sự khác nhau trong giá trị trung bình của các biến chính sau khi phân chia thành từng nhóm nhỏ, các kết quả đã chỉ ra có sự trái ngược với những dự đoán trong giả thuyết H1 và sự phù hợp trong giả thuyết H2. Các doanh nghiệp có sở hữu tập trung lớn đã đã cố gắng lựa chọn các công ty kiểm toán có chất lượng cao (Big 4) nhằm giảm thiểu vấn đề đại diện. Các công ty gia đình thường ưa thích lựa chọn các công ty kiểm toán có chất lượng thấp nhằm duy trì sự kém minh bạch, bảo vệ những lợi ích cá nhân. Tiếp theo, nghiên cứu tiếp tục thực hiện các phép hồi quy để tiếp tục kiểm tra xem liệu cách lựa chọn công ty kiểm toán của các công ty niêm yết có liên quan với vấn đề tập trung quyền sở hữu và kiểm soát của gia đình.
4.4. Phân tích hồi quy
Dựa trên phương trình (1) được xây dựng ở chương 3
Biến phụ thuộc (AUD) là biến nhị phân, hồi quy Logistic gộp (pooled logistic regressions) được sử dụng để kiểm định các giả thuyết. Ngoài ra, các biến giả theo năm và nhóm ngành (year and industry dummy) cũng được xây dựng nhằm kiểm soát sự khác nhau giữa các giai đoạn thời gian và các đặc tính của từng ngành nghề. Các biến giả theo năm (year dummy) bao gồm Y11 (nhận giá trị là 1 tại quan sát năm t = 2011), tương tự cho Y12, Y13, Y14, Y15. Các biến giả ngành (industry dummy) bao gồm I1, I2, I3, I4, I5, I7, I8, I9 được phân chia dựa theo cách phân chia theo cấu trúc phân ngành 4 cấp theo chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark). Khi hồi quy, phần mềm Stata sẽ tự động loại bỏ một biến giả ngẫu nhiên nhằm tránh hiện tượng cộng tuyết hoàn hảo (omitted because of collinearity). Kết quả hồi quy các biến giả được thể hiện đầy đủ trong phụ lục (không được thể hiện trong bảng kết quả hồi quy). Đồng thời, để kiểm tra khả năng giải thích/ dự báo của các biến độc lập tới biến phụ thuộc, thay vì sử dụng R2 như trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, hồi quy Logistic sử dụng hệ số Pseudo- R2 (hay McFadden’s R2) để trình bày kết quả này. Cuối cùng, thống kê z (z-statistics) với sai số chuẩn mạnh (robust standard errors) cũng được sử dụng và được trình bày trong ngoặc đơn, bên cạnh các hệ số hồi quy.
Với: có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.
- Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
- Có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Nghiên cứu này lần lượt thực hiện các phép hồi quy sau đây: (i) hồi quy trên toàn mẫu, (ii) hồi quy với biến tương tác và (iii) các phép hồi quy kiểm định tính vững (robustness check).
4.4.1. Hồi quy trên toàn mẫu Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
Bảng 4.5 trình bày kết quả hồi quy trên toàn mẫu thể hiện mối quan hệ giữa biến phục thuộc AUD với 2 biến độc lập chính là OWNCONC và FAMCON, các biến BOARD, FSIZE, LEVER, PROFIT, TOBINQ đóng vai trò là các biến kiểm soát, các biến giả theo năm (Year dummy) và biến giả theo ngành (Industry dummy) cũng được sử dụng trong mô hình.
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy toàn mẫu
Ký hiệu ***, **, * tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10% Nguồn: tác giả tổng hợp dựa vào kết quả hồi quy được thực hiện trên Stata
Đầu tiên, hệ số hồi quy của biến OWNCONC có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu dương (+) với độ lớn là 3.417. Dấu (+) trong bảng kết quả cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa sở hữu tập trung (OWNCONC) và lựa chọn công ty kiểm toán (AUD), hay nói cách khác, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ưu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lượng kiểm toán tốt hơn. Kết quả này, phù hợp với các mô tả thống kê nhưng trái ngược với những dự đoán trong giả thuyết H1. Vấn đề này có thể được giải thích từ bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng buộc các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để đủ sức đứng vững và khẳng định vị thế trên thương trường và thu hút các nhà đầu tư. Đối với các công ty cổ phần, một trong những yếu tố giúp thu hút vốn đầu tư chính là vấn đề minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính, giúp cho người sử dụng thông tin là các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro trong vấn đề bất cân xứng thông tin, thông tin tài chính được minh bạch giúp cho nhà đầu tư có được niểm tin vào doanh nghiệp, và một trong những yếu tố giúp nâng cao sự tin tưởng của nhà đầu tư vào thông tin tài chính của công ty chính là báo cáo tài chính được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán chất lượng cao, chính từ những lý do này, các công ty có sở hữu tập trung sẽ chuyển dần sang khuynh hướng lựa chọn các công ty kiểm toán có chất lượng cao hơn. Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
Tuy vậy, kết quả về mối quan hệ đồng biến này cũng phù hợp với phát hiện của Fan and Wong (2005) trong nghiên cứu tại các thị trường mới nổi Đông Á (East Asia) và Salim Darmadi (2016) trong nghiên cứu tại Indonesia đều chỉ ra, các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 sẽ được lựa chọn nhiều hơn bởi các doanh nghiệp có sở hữu tập trung lớn. Kết quả này, hàm ý rằng, các doanh nghiệp có sở hữu tập trung lớn nhận thức được sự tồn tại của vấn đề đại diện, do vậy, họ có động cơ mạnh hơn trong việc lựa chọn công ty kiểm toán có chất lượng cao (Big 4) nhằm thuyết phục các cổ đông thiểu số và các NĐT tiềm năng. Khi sở hữu trở nên tập trung hơn, các cổ đông có sở hữu lớn này nghiêm túc trong việc tạo ra những cơ chế giám sát bổ sung để tạo niềm tin cho các bên liên quan thông qua quá trình quản trị doanh nghiệp và các báo cáo tài chính đáng tin cậy, từ đó dẫn đến sự tham gia của kiểm toán viên với chất lượng cao đến từ các công ty kiểm toán lớn và Big là một lựa chọn hợp lý. Kết quả về mối quan hệ đồng biến giữa sở hữu tập trung (OWNCONC) và lựa chọn công ty kiểm toán (AUD) trong bảng 4.5 cũng ngược lại so với các nghiên cứu của Lin and Liu (2009) đã chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa sở hữu cuối cùng (ultimate ownership) và sử dụng kiểm toán viên. Điều này cho thấy chất lượng kiểm toán được xem như là một chức năng của quản trị doanh nghiệp trong một môi trường đặc trưng bởi sở hữu tập trung cao và việc bảo vệ NĐT còn yếu. Tuy nhiên, bởi vì có nhiều loại nhà đầu tư trong một công ty cổ phần như: sở hữu nhà nước, các quỹ đầu tư, định chế đầu tư trong nước và ngoài nước, NĐT cá nhân… Trong phần tiếp theo, nghiên cứu sẽ tiếp hành phân tích các phép hồi quy tương tác để tiếp tục phân tích sâu hơn vấn đề này.
Tiếp theo, hệ số hồi quy của biến FAMCON có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu âm (-) với độ lớn là (-0.757). Dấu (-) trong bảng kết quả cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa kiểm soát gia đình (FAMCON) và lựa chọn công ty kiểm toán (AUD), hay nói cách khác, các công ty gia đình không ưu thích việc lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lượng kiểm toán cao hơn mà họ đã ưu tiên lựa chọn các công ty kiểm toán ngoài nhóm Big 4. Kết quả này phù hợp với kết quả mô tả thống kê cũng như phù hợp với những dự đoán trong giả thuyết H2. Mối quan hệ nghịch biến này cũng trùng khớp với các nghiên cứu của Francis et al (2009), Niskanen et al (2010, 2011b). Các công ty gia đình kiểm soát ít khi gặp phải các vấn đề bất cân xứng thông tin (information asymmetry) do quyền sở hữu và quyền kiểm soát ít có sự tách biệt, dẫn đến các công ty này ít có nhu cầu thuê các công ty kiểm toán có chất lượng cao (Francis et al., 2009). Niskanen et al. (2011b) cũng chỉ ra, các công ty gia đình cũng không muốn áp đặt các kiểm soát chặt chẽ từ bên ngoài (như là việc lựa chọn công ty kiểm toán Big 4) để cho phép họ theo đuổi các lợi ích cá nhân và tiếp tục duy trì tình trạng này.
Cuối cùng, hệ số hồi quy của các biến kiếm soát, hệ số hồi quy của biến quy mô doanh nghiệp (FSIZE) và Hiệu suất hoạt động (TOBINQ) thể hiện mối quan hệ đồng biến với việc lựa chọn công ty kiểm toán. Các doanh nghiệp có quy mô lớn và có tiềm năng tăng trưởng cao thường ưu tiên lựa chọn các công ty kiểm toán có chất lượng cao. Ngược lại, hệ số hồi quy của biến đòn bẩy tài chính (LEVER) và biến tỷ suất lợi nhuận (PROFIT) là cho kết quả về mối quan hệ nghịch biến. Đồng thời, việc kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và CEO (BOARD) không liên quan đến việc lựa chọn kiểm toán viên.
Tóm lại, kết quả trong bảng 4.5 chỉ ra sở hữu tập trung và nhu cầu thuê các công ty kiểm toán chất lượng cao có một mối tương quan dương nhưng, khi một doanh nghiệp có sự kiểm soát gia đình thì mối tương quan này là âm. Kết quả hàm rằng, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ưu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lượng kiểm toán tốt hơn trong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hướng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lượng thấp hơn. Trong phần tiếp theo, nghiên cứu sẽ tiếp hành phân tích các phép hồi quy tương tác để tiếp tục phân tích sâu hơn vấn đề này.
4.4.2. Hồi quy với các biến tương tác Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
Trong một công ty cổ phần, có sự tham gia của nhiều NĐT như: Chính phủ (sở hữu nhà nước), các công ty chứng khoán, các ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư, định chế đầu tư trong nước và ngoài nước, NĐT cá nhân… Theo cách mà Salim Darmadi (2016) đã sử dụng, trong nghiên cứu này, nghiên cứu này cũng sử dụng phép phân tích mối quan hệ tương tác giữa sở hữu tập trung với 2 loại hình sở hữu phổ biến đó là sở hữu gia đình và sở hữu nước ngoài. Kết quả được trình bày trong bảng 4.6 bao gồm 2 mô hình hồi quy tương ứng với sở hữu gia đình (mô hình 1) và sở hữu nước ngoài (mô hình 2). Cả 2 mô hình đều thể hiện mối quan hệ giữa việc lựa chọn công ty kiểm toán với sự kiểm soát tập trung, công ty có gia đình kiểm soát, công ty có sở hữu nước ngoài và các biến tác. Cả 2 mô hình đều sử dụng chung tập hợp các biến kiểm soát là BOARD, FSIZE, LEVER, PROFIT, TOBINQ. Ngoài ra, các biến giả theo năm (Year dummy) và biến giả theo ngành (Industry dummy) cũng được sử dụng trong mô hình 1 và 2.
Mô hình (1) thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc lựa chọn công ty kiểm toán (AUD) với 2 biến độc lập chính là sở hữu tập trung (OWNCONC) và kiểm soát gia đỉnh (FAMCON) và biến tương tác giữa sở giữa tập trung và gia đình kiểm soát (OWNCONCxFAMCON), biến tương tác này chính là tích số của biến OWNCONC và biến FAMCON. Như vậy, biến OWNCONCxFAMCON sẽ nhận giá trị nhỏ nhất (min) là 0, tương đương với tình huống doanh nghiệp có sở hữu tập trung nhưng không chịu sự kiểm soát của gia đình, và các giá trị còn lại khác 0 tương đương với tình huống doanh nghiệp vừa có sở hữu tập trung vừa chịu sự kiểm soát của gia đình.
Kết quả trong bảng 4.6 của Mô hình (1) cho thấy, khi đứng riêng một mình, hệ số hồi quy của 2 biến OWNCONC và FAMCON đều có ý nghĩa thống kê (ở mức 5% và 10%, tương ứng) và không có sự thay đổi dấu so với kết quả khi hồi quy trên toàn mẫu trong bảng 4.4 (dấu (+) cho biến OWNCONC và dấu (-) cho biến FAMCON). Kết quả này một lần nữa cho thấy, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ưu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lượng kiểm toán tốt hơn trong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hướng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lượng thấp hơn. Tuy vậy, hệ số hồi quy của biến tương tác OWNCONCxFAMCON lại không có ý nghĩa thống kê, kết quả này cho thấy vẫn chưa có bằng chứng đáng tin cậy về việc lựa chọn công ty kiểm toán của các công ty vừa có sở hữu tập trung vừa chịu sự kiểm soát của gia đình. Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
Mô hình (2) thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc AUD với 2 biến độc lập chính là OWNCONC, biến sở hữu nước ngoài FORCON và biến tương tác OWNCONCxFORCON (biến tương tác này là tích số của biến OWNCONC và biến FORCON. Như vậy, biến OWNCONCxFORCON sẽ nhận giá trị nhỏ nhất (min) là 0, tương đương với tình huống doanh nghiệp có sở hữu tập trung không có sở hữu nước ngoài và các giá trị còn lại khác 0 tương đương với tình huống doanh nghiệp vừa có sở hữu tập trung vừa thuộc nhóm doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài.
Kết quả trong bảng 4.6 của Mô hình 2 cho thấy, khi đứng riêng một mình, hệ số hồi quy của biến OWNCONC tiếp tục có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu dương, thể hiện mới quan hệ đồng biến giữa sở hữu tập trung và việc lựa chọn công ty kiểm toán, theo đó, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ưu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4. Đồng thời, hệ số hồi quy của biến FORCON cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu (+) cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa sở hữu nước ngoài và việc lựa chọn công ty kiểm toán. Tức là, các doanh nghiệp có sở hữu của NĐT nước ngoài, họ càng có khuynh hướng lựa chọc các công ty kiểm toán có chất lượng cao. Kết quả này hỗ trợ cho các nghiên cứu trước đây của Xianjie He et al. (2014); Guedhami et al. (2009), cho rằng sở hữu nước ngoài dẫn đến sự cải thiện trong quản trị doanh nghiệp với việc sử dụng dịch vụ của các công ty kiểm toán Big 4 nhằm gia tăng tính minh bạch. Bên cạnh đó, hệ số hồi quy của biến tương tác OWNCONCxFORCON cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu (-) thể hiện mối quan hệ nghịch biến của biến tương tác với việc lựa chọn công ty kiểm toán. Các các doanh nghiệp vừa có sở hữu tập trung càng lớn vừa thuộc nhóm doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài thì vẫn ưu tiên lựa chọn các công ty kiểm toán chất lượng thấp (không phải Big 4). Kết quả này ngược lại với kết quả khi biến FORCON đứng một mình, điều này có thể được lý giải là do đặc thù của TTCK Việt Nam với những giới hạn về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, do đó, vai trò của NĐT nước ngoài trên thị trường chứng khoán chưa được thể hiện rõ nét.
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy với các biến tương tác
Ký hiệu ***, **, * tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%
Tóm lại, khi đưa vào mô hình hồi quy các biến tương tác nhằm phân tích mối quan hệ tương tác giữa sở hữu tập trung với 2 loại hình sở hữu phổ biến đó là sở hữu gia đình và sở hữu nước ngoài. Kết quả này một lần nữa cho thấy, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ưu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lượng kiểm toán tốt hơn trong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hướng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lượng thấp hơn. Các công ty có sở hữu nước ngoài cũng có khuynh hướng lựa chọn công ty kiểm toán là Big 4. Tuy vậy, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng đáng tin cậy về việc lựa chọn công ty kiểm toán của các công ty vừa có sở hữu tập trung vừa chịu sự kiểm soát của gia đình. Đồng thời, do những đặc thù của TTCK Việt Nam với những giới hạn về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, do đó, kết quả tương tác giữa sở hữu tập trung và sở hữu nước ngoài vẫn còn mâu thuẫn.
4.4.3. Hồi quy kiểm tra tính vững (Robustness checks) Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
Như đã trình bày ở phần 3, biến số FAMCON, xác nhận một công ty có chịu sự kiểm soát của gia đình hay không. Theo đó, một công ty có sở hữu của cá nhân, hoặc nhóm cá nhân, hoặc công ty chưa niêm yết, hoặc tổ chức tư nhân nắm quyền kiểm soát, và tổng tỷ lệ sở hữu >20% thì đây là một công ty gia đình kiểm soát. Tỷ lệ 20% cũng được sử dụng bởi các nghiên cứu trước đây của Claessens et al. (2000), Faccio and Lang (2002), Maury (2006), Setia-Atmaja et al. (2009), Darmadi and Sodikin (2013). Bên cạnh đó, theo Luật doanh nghiệp (2013) Việt Nam quy định, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty và khoản đầu tư được xác định là đầu tư vào công ty liên kết khi nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức góp vốn. Tuy vậy, kết quả thống kê mô tả trong bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ sở hữu tập trung (OWNCONC) đạt giá trị trung bình ở mức 0.389, do đó, nghiên cứu sử dụng mức cắt (cutoff) mới, lớn hơn 20% cho biến FAMCON nhằm kiểm tra tính vững (Robustness checks) của mô hình. Dựa trên giá trị trung bình của biến OWNCONC, nghiên cứu sử dụng một điểm cutoff 40% để xác định biến FAMCON40. Đồng thời dựa trên quy định về công ty mẹ, công ty con trong luật Doanh nghiệp, nghiên cứu này sử dụng điểm cutoff 50% để các định biến FAMCON50. Tức là một công ty có sở hữu của cá nhân, hoặc nhóm cá nhân, hoặc công ty chưa niêm yết, hoặc tổ chức tư nhân nắm quyền kiểm soát, và tổng tỷ lệ sở hữu >40% (FAMCON40) hoặc 50% (FAMCON50) thì đây là một công ty gia đình kiểm soát. Bảng 4.6 trình bày mô tả thống kê của các biến FAMCON với các tỷ lệ cutoff khác nhau, theo đó, khi sử dụng điểm cutoff 40% thì có khoản 26.5% số lượng các quan sát trông mẫu nghiên cứu là công ty gia đình kiểm soát, trong khi với điểm cutoff 50% thì có 21% số lượng các quan sát trông mẫu nghiên cứu là công ty gia đình kiểm soát, khi sử dụng điểm cutoff 20% thì số này là 49.2%.
Bảng 4.7 Mô tả thống kê các biến FAMCON với các tỷ lệ cutoff khác nhau
Nguồn: tác giả tổng hợp dựa số liệu phân tích được thực hiện trên Stata Sau khi xác định các biến FAMCOM mới, nghiên cứu thực hiện lặp lại các phép hồi quy với biến phục thuộc AUD với 2 biến độc lập chính là OWNCONC và FAMCON40 (mô hình 1) và FAMCON50 (mô hình 2), các biến BOARD, FSIZE, LEVER, PROFIT, TOBINQ đóng vai trò là các biến kiểm soát, các biến giả theo năm (Year dummy) và biến giả theo ngành (Industry dummy) cũng được sử dụng. Kết quả được trình bày trong bảng 4.8 cho thấy, hệ số hồi quy của các biến OWNCONC và FAMCON vẫn giữ được mức ý nghĩa thống kê và không có sự thay đổi về dấu. Kết quả này một lần nữa ủng hộ kết luận, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ưu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lượng kiểm toán tốt hơn trong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hướng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lượng thấp hơn.
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy với các biến tương tác
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kết luận của đề tài. Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
TTCK Việt Nam đã hình thành và phát triển được hơn 15 năm, cùng với lịch sử 15 năm, là sự ra đời của các doanh nghiệp, sự gia tăng của hoạt động IPO, cổ phần hóa, niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, là sự phát triển của TTCK, sự gia tăng trong tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán/GDP… sự đóng góp của TTCK vào kênh huy động vốn của các doanh nghiệp tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với lịch sử 15 năm, là sự mở cửa của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu và sự hội nhập của thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính thế giới. TTCK Việt Nam cũng đã và đang chứng kiến sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Họ có thể là các NĐT cá nhân, cũng có thể là các định chế tài chính, các quỹ đầu tư… Các nhà đầu tư này cũng đang ngày một yêu cầu khắc khe hơn ở TTCK Việt Nam ở tính thanh khoản và sự minh bạch trong hoạt động quản trị… Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam, chưa thực sự đề cao vai trò của quản trị doanh nghiệp, trong bối cảnh luật pháp vẫn chưa có những quy định mang tính ràng buộc. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp chính là kiểm toán. Các kiểm toán viên có vai trò đảm bảo độ tin cậy và tính công bằng của các báo cáo tài chính được lập bởi các nhà quản lý công ty. Các công ty kiểm toán lớn trên thế giới (Big Four, Big Six…) sẽ đảm bảo tính minh bạch và loại bỏ các sai sót nhầm lẫn trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp vì họ có uy tín và trách nhiệm hơn. Vai trò của kiểm toán có thể được nhận thấy rõ và kéo theo đó, yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn công ty kiểm toán của một doanh nghiệp nên đáng được quan tâm. Một công ty cổ phần có thể được sở hữu bởi: Chính phủ (sở hữu nhà nước), các công ty chứng khoán, các ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư, định chế đầu tư trong nước và ngoài nước, NĐT cá nhân… tương ứng với những tỷ lệ sở hữu thì mức độ kiểm soát cũng khác nhau, và chính sự khác nhau trong sở hữu này có thể sẽ quyết định việc lựa chọn công ty kiểm toán. Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
Đề tài này đi vào nghiên cứu thực nghiệm việc sở hữu tập trung, sự kiểm soát của gia đình quyết định sự lựa chọn công ty kiểm toán như thế nào.
Trải qua một quá trình chọn lọc nghiêm ngặt, đề tài đã xây dựng một mẫu nghiên cứu bao gồm 83 doanh nghiệp niêm yết trên Sở GDCK TP Hồ Chí Minh (HSX). Sau đó, tập trung vào vấn đề sở hữu tập trung, sự kiểm soát của gia đình quyết định sự lựa chọn công ty kiểm toán như thế nào? Bằng phương pháp hồi quy Logistic trên một tập hợp các biến nhị phân. Đề tài đã có được một số kết quả như sau:
- Thứ nhất, sở hữu tập trung và nhu cầu thuê các công ty kiểm toán chất lượng cao có một mối tương quan dương nhưng khi một doanh nghiệp có sự kiểm soát gia đình thì mối tương quan này là âm. Kết quả hàm ý rằng, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ưu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lượng kiểm toán tốt hơn với mục đích có thể là nhằm thuyết phục các cổ đông thiểu số và các NĐT tiềm năng. Khi sở hữu trở nên tập trung hơn, các cổ đông có sở hữu lớn này nghiêm túc trong việc tạo ra những cơ chế giám sát bổ sung để tạo niềm tin cho các bên liên quan thông qua quá trình quản trị doanh nghiệp và các báo cáo tài chính đáng tin cậy. Tong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hướng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lượng thấp hơn nhằm cho phép họ theo đuổi các lợi ích cá nhân và tiếp tục duy trì tình trạng này.
- Thứ hai, khi đưa vào mô hình hồi quy các biến tương tác nhằm phân tích mối quan hệ tương tác giữa sở hữu tập trung với 2 loại hình sở hữu phổ biến đó là sở hữu gia đình và sở hữu nước ngoài. Kết quả này một lần nữa cho thấy, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ưu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lượng kiểm toán tốt hơn trong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hướng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lượng thấp hơn. Các công ty có sở hữu nước ngoài cũng có khuynh hướng lựa chọn công ty kiểm toán là Big 4. Tuy vậy, nghiên cứu này không tìm thấy bằng chứng đáng tin cậy về việc lựa chọn công ty kiểm toán của các công ty vừa có sở hữu tập trung vừa chịu sự kiểm soát của gia đình. Đồng thời, do những đặc thù của TTCK Việt Nam với những giới hạn về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, do đó, kết quả tương tác giữa sở hữu tập trung và sở hữu nước ngoài vẫn còn mâu thuẫn.
- Thứ ba, sau khi điều chỉnh cách xác định biến sở hữu gia đình, kết quả một lần nữa ủng hộ kết luận, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ưu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 với chất lượng kiểm toán tốt hơn trong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hướng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lượng thấp hơn.
Tổng kết lại, trong nghiên cứu trường hợp của Việt Nam, các công ty có sở hữu tập trung càng lớn thì họ càng ưu thích lựa chọn các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 trong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hướng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lượng thấp.
5.2. Những gợi ý về chính sách.
Dựa trên các kết luận vừa được trình bày, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách như sau:
Đối với các cơ quan quản lý: từ kết quả nghiên cứu chỉ ra trong khi các công ty có sự kiểm soát của gia đình lại có khuynh hướng lựa chọn các công ty kiểm toán với chất lượng thấp. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước cần có một cơ chế tốt hơn cải thiện chất lượng kiểm toán nói riêng và quản trị doanh nghiệp nói chung, nhằm nâng cao tính minh bạch của thị trường, bảo vệ các cổ đông thiểu số và thu hút thêm một lượng các NĐT mới. Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
Vấn đề nâng cao chất lượng kiểm toán đòi hỏi các hoạt động quản lý cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và ở mọi cấp độ quản lý nhằm không những duy trì mà phải nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán, nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong các điều kiện thay đổi của nền kinh tế.
Các cơ quan quản lý cần tập trung vào công tác quản lý chất lượng kiểm toán, tăng cường các hoạt động quản lý của các tổ chức nghề nghiệp. Hoạt động quản lý này nên được thực hiện thông qua cơ chế giám sát hoạt động đối với việc tuân thủ các chuẩn mực và qui định pháp lý, giám sát hoạt động kiểm soát chất lượng theo cơ chế thống nhất. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp kiểm toán nâng cao chất lượng kiểm toán từ bên trong, tập trung vào các hoạt động kiểm tra và kiểm soát chất lượng trong suốt các quá trình hoạt động của công ty bao gồm các hoạt động bảo đảm chất lượng lao động; đảm bảo chất lượng công việc và các hoạt động nghiên cứu phát triển hệ thống; phát triển qui trình kỹ thuật, thủ tục kiểm toán; tìm hiểu và đánh giá về những ý kiến phản hồi từ phía khách hàng, những người sử dụng kết quả kiểm toán. Thêm vào đó, nội dung quản lý chất lượng kiểm toán còn cần tập trung vào quản lý từng cuộc kiểm toán cụ thể đảm bảo việc tuân thủ các thủ tục kiểm toán đã đề ra, chấp hành các nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp.
Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: để thuyết phục các cổ đông thiểu số và các NĐT tiềm năng, khi sở hữu trở tại doanh nghiệp đang có sự tập trung, doanh nghiệp nên nghiêm túc trong việc tạo ra những cơ chế giám sát bổ sung để tạo niềm tin cho các bên liên quan.
Cụ thể đối với vấn đề quản trị doanh nghiệp nhằm tạo niềm tin cho cổ đông, các nhà đầu tư, doanh nghiệp cần thực hiện một số vấn đề sau:
- Sử dụng các thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên của công ty đều phải là những nhân vật độc lập để kiểm soát và kiềm chế quyền lực của Ban Giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.
- Sử dụng các kế toán viên có trình độ chuyên môn, các công ty kiểm toán chất lượng tốt và trình bày báo cáo tài chính có tính xác thực nhằm giúp cổ đông có thông tin đầy đủ, xác thực khi đầu tư vào công ty.
- Nâng cao vai trò và chức năng của ban kiểm soát trong công ty.
- Thực hiện tốt vấn đề minh bạch và công bố thông tin nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
Đối với các công ty kiểm toán: Cần nâng cao chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên nhằm giúp các công ty kiểm toán nâng cao hơn nữa uy tín, thương hiệu. Bên cạnh việc quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng, các công ty kiểm toán độc lập cần phối hợp với các hãng kiểm toán lớn quốc tế, các tổ chức nghề nghiệp để có chương trình đào tạo phù hợp, gắn với chuẩn mực quốc tế.
Xây dựng được môi trường và tác phong làm việc chuyên nghiệp, đề cao việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của các kiểm toán viên nhằm góp phần nâng cao độ tin cậy, tính minh bạch của các thông tin trên báo cáo kiểm toán, góp phần nâng tính minh bạch thị trường nhất là đối với những công ty có sở hữu gia đình.
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và Hướng nghiên cứu tiếp theo Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
Hạn chế về mẫu nghiên cứu
Bởi vì dữ liệu về công ty kiểm toán, xác định tỷ lệ sở hữu và xác định một doanh nghiệp có bị gia đình kiểm soát được thu thập bằng tay (hand collection), do vậy, nghiên cứu rất hạn chế trong việc mở rộng mẫu nghiên cứu. Do đó, với mẫu nghiên cứu chỉ với 83 doanh nghiệp niêm yết trên HSX là một con số thực sự hạn chế. Vì vậy cần có cỡ mẫu lớn hơn để có thể trả lời câu hỏi việc sở hữu tập trung, sự kiểm soát của gia đình quyết định sự lựa chọn công ty kiểm toán như thế nào? Ngoài ra, việc quản lý việc công bố thông tin còn yếu kém nên các dữ liệu công bố của doanh nghiệp chưa thực sự theo một chuẩn mực dẫn đến việc thu thập dữ liệu tại Việt Nam rất khó khăn và tính chính xác khó đảm bảo. Đặt biệt là các quy định về báo cáo thường niên không chặt chẽ, dẫn đến các có rất nhiều thông tin bị khuyết và không thể thu thập.
Hạn chế về giai đoạn nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ đi vào giai đoạn từ 2011 đến 2015, đây là giai đọan mà nền kinh tế vĩ mô Việt Nam cũng có nhiều biến động với các vấn đề nội tại của kinh tế nước nhà (lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế thấp)… Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động rất mạnh và chịu sự chi phối của các rủi ro mang tính chất hệ thống. Do đó, giá cổ phiếu, hay giá trị thị trường của doanh nghiệp không phản ánh thực sự chính xác các vấn đề nội tại cũng như triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp đó, có thể dẫn đến dữ liệu thu thập có nhiều biến động.
Hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ những hạn chế được nghiên cứu một theo như sau: trên, tác giả nhận thấy còn một số vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa cách toàn diện và sâu sắc. Những gợi ý cho nghiên cứu tiếp
- Nghiên cứu trên bộ dữ liệu đủ lớn, thời gian đủ dài để kết quả nghiên cứu có để đại diện cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Nghiên cứu thêm các yếu tố đặc thù tại Việt Nam làm biến kiểm soát trong mô hình hồi quy nhằm trả lời câu hỏi việc sở hữu tập trung, sự kiểm soát của gia đình quyết định sự lựa chọn công ty kiểm toán được chính xác hơn. Luận văn: Biện pháp tăng người lựa chọn của công ty kiểm toán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Ảnh hưởng của sự tập trung sở hữu đến Cty kiểm toán