Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá công tác cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ địa lý từ 21000 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 km về phía Bắc, có vị trí tiếp giáp như sau: Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ; Phía Nam giáp thị xã Sông Công; Phía Tây giáp huyện Đại Từ;

Phía Đông giáp huyện Phú Bình.

Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Thái Nguyên

Thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Thành phố Thái Nguyên có 32 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 21 phường và 11 xã. Dân số trung bình của thành phố năm 2019 có 367.134 người (trong đó dân số khu vực đô thị có 295.544 người, chiếm 80,50%; dân số khu vực nông thôn có 71.590 người, chiếm 19,50%). Tổng diện tích tự nhiên năm 2019 của thành phố là 22.294,4ha, mật độ dân số chung của toàn thành phố là 1.647 người/km2, trong đó: Mật độ dân số khu vực đô thị 3.837 người/km2, cao gấp 7,81 lần so với mật độ dân số khu vực nông thôn (491 người/km2).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đất Đai

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Khu vực trung tâm thành phố tương đối bằng phẳng, địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp, càng về phía Tây bắc thành phố càng có nhiều đồi núi cao.

Nhìn chung, địa hình thành phố khá đa dạng phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặt khác tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt.

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh.

Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

3.1.1.4. Thuỷ văn Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 – 100 m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3.500 m³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây.

Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô hạn

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng năm 2005 tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ 1:50.000 cho thấy thành phố có các loại đất chính sau:

  • Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu.
  • Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit thích hợp với trồng lúa – màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
  • Đất xám feralit: diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm các loại đất: đất xám feralit trên đá cát; đất xám feralit trên đá sét; đất xám feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ. Đất này thích hợp trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây trồng hàng năm.

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố phân bố không đều theo các vùng lãnh thổ và theo thời gian. Lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng nước trong năm. Hiện nay nguồn nước mặt mới chỉ cung cấp cho 85 – 90% diện tích đất canh tác.

Nguồn nước ngầm: nhìn chung thành phố có nguồn nước ngầm phong phú, hiện tại nhân dân đang khai thác sử dụng trong sinh hoạt dưới các hình thức là giếng khơi và giếng khoan.

Tài nguyên khoáng sản

Thành phố Thái Nguyên có hai tuyến sông lớn chảy qua là sông Cầu và sông Công. Hàng năm, cung cấp cho thành phố một lượng cát sỏi xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Ngoài ra, thành phố còn nằm trong vùng sinh khoáng Đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương có mỏ than Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than khá lớn.

3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội của thành phố Thái NguyênLuận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế – xã hội

Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thành phố Thái Nguyên được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng trung du miền núi phía Bắc. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

Thành phố đã triển khai có hiệu quả các chương trình, mục tiêu của Chính phủ và của tỉnh, tạo thế và lực mới cho việc phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ các năm. Hệ thống văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời. Các đề án của thành phố được ban hành và thực hiện đồng bộ tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng. Thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư, nhất là khu vực kinh tế tư nhân.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu:

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn thành phố năm 2019 đạt 14,71% (chỉ tiêu kế hoạch là 15,5%).
  • Tổng sản phẩm trong thành phố (GDP) năm 2019 (theo giá so sánh năm 2018) ước đạt 13.917 tỷ đồng, tăng 11,72% so với cùng kỳ năm 2018.
  • Cơ cấu kinh tế: GDP (giá thực tế) đạt 14.086 tỷ đồng, trong đó: ngành
  • Dịch vụ – Thương mại đạt 6.802 tỷ đồng, chiếm 48,42%; ngành Công nghiệp – xây dựng đạt 6.731 tỷ đồng, chiếm 47,78%; ngành Nông – Lâm nghiệp đạt 534 tỷ đồng, chiếm 3,8%.
  • Giá trị sản xuất CN-TTCN địa phương năm 2019 đạt 6.175 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch (chỉ tiêu kế hoạch là 6.500 tỷ đồng), tăng 7,46% so với cùng kỳ năm 2018.
  • Thu ngân sách năm 2019 đạt 1.203,78 tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch tỉnh, bằng 103,78% kế hoạch thành phố. Trong đó: Thu thuế, phí, thu khác đạt 628,75 tỷ đồng, bằng 116% kế hoạch tỉnh, bằng 102,57% kế hoạch thành phố; thu tiền sử dụng đất đạt 474,47 tỷ đồng, bằng 109,3% kế hoạch tỉnh, bằng 105,44% kế hoạch thành phố (trong đó: thu tiền sử dụng đất của thành phố quản lý đạt 190,64 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất do tỉnh quản lý đạt 10,1 tỷ đồng; ghi thu, ghi chi từ các dự án đạt 273,73 tỷ đồng).

Chi ngân sách cả năm đạt 1.059,24 tỷ đồng, bằng 96,51% kế hoạch điều chỉnh thành phố.

Về cơ cấu tổng sản phẩm của thành phố Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Sự phát triển của 3 nhóm ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng hiện đại cho thấy thành phố Thái Nguyên đang từng bước khai thác lợi thế của một đô thị, trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng lên và khối nông nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 95,17% (năm 2018) lên 95,38% (năm 2019) trong khi tỷ trong khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 5,09% (năm 2018) xuống 4,62% (năm 2019).

Bảng 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm của TP Thái Nguyêngiai đoạn 2017 -2019

Xét theo 3 nhóm ngành kinh tế lớn, tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng tuy không ổn định qua các năm nhưng vẫn luôn đóng góp nhiều nhất cho tổng sản phẩm tỉnh. Trong giai đoạn 2017 – 2019 thì năm 2017 tỷ trọng công nghiệp, xây dựng thấp nhất 48,24% và năm 2019 là cao nhất 48,81 %. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng lên trong giai đoạn 2017 – 2019; thấp nhất là năm 2017 chiếm 47,70% và cao nhất là năm 2019 chiếm 47,84%. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng sản phẩm thành phố đã giảm đi đáng kể, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại của cả nước cũng như tỉnh và thành phố.

Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số: Tính đến 01/01/2019, dân số (bao gồm cả thường trú và quy đổi) toàn Thành phố là 330.707 người; trong đó, dân số nội thị là 288.077 người chiếm 77,43% tổng dân số toàn thành phố (bao gồm dân số thường trú là 201.277 người và dân số quy đổi là 86.800 người, dân số ngoại thị là 83.973 người chiếm 22,57% tổng dân số toàn thành phố (bao gồm dân số thường trú là 78.433 người và dân số quy đổi là 5.540 người);

Lao động, việc làm: Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm trung ương, địa phương và hành chính sự nghiệp) là 37.610 người, chiếm tỷ lệ 26,73% và lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước là 103.090 người, chiếm tỷ lệ 73,27%. Lao động qua đào tạo gồm công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng chiếm 55%; lao động chưa qua đào tạo chiếm 45%. Lao động có tay nghề khá phổ biến ở các ngành xây dựng, khai khoáng, sửa chữa, khí đốt… Tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm 4,46% 3.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Giao thông

Về giao thông đường bộ: hiện có 3 tuyến quốc lộ chạy qua thành phố (QL 3, QL1B và QL37). Thành phố với tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, con đường này sẽ tạo điều kiện cho thành phố trở thành đầu mối vận chuyển hàng hoá, vật tư rất quan trọng đối với tỉnh và vùng trung du miền núi Bắc bộ. Ngoài bến xe khách hiện có, thành phố đang xây dựng Bến xe khách Trung tâm và Bến xe phía Nam, phía Bắc thành phố. Hệ thống đường nội thị được thành phố quan tâm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.

Cơ sở văn hóa, thể thao

Tại khu vực trung tâm thành phố là quần thể các công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa thể thao tiêu biểu: Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Đền Đội Cấn, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Vườn hoa sông Cầu, Trung tâm thi đấu thể dục thể thao, Trung tâm Hội nghị và Văn hóa, quảng trường 20-8, Chợ Thái – một trong những công trình thương mại dịch vụ lớn của thành phố.

Nằm ở phía đông bắc trung tâm hành chính là quần thể các công trình văn hoá thể thao của tỉnh và thành phố. Bao gồm rạp chiếu bóng, thư viện, bảo tàng, các câu lạc bộ, trung tâm huấn luyện thể dục thể thao với các phòng luyện tập, phòng thi đấu gắn với sân vận động, hình thành một quần thể kiến trúc hiện đại tiêu biểu của thành phố Thái Nguyên.

Giáo dục, đào tạo

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 cả nước sau thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống trường lớp được sắp xếp và đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn với tổng diện tích khoảng 295,7 ha, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường. Cơ cấu các ngành học được nâng cấp bổ sung. Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, đã hình thành nhiều loại hình đào tạo như các lớp dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ, tin học, các lớp kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp…phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho ngành giáo dục đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trườngLuận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Thuận lợi

  • Vị trí địa lý và kinh tế – chính trị của Thành phố Thái Nguyên là một trong những lợi thế quan trọng nhất trong phát triển kinh tế – xã hội. Với đầy đủ phương thức vận tải bằng đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, có quốc lộ 3, 1B và quốc lộ 37 đi qua và đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu với Hà Nội và các địa phương khác.
  • Nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo rất cao là một lợi thế phát triển hơn hẳn của thành phố so với nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước.
  • Thành phố có truyền thống phát triển công nghiệp từ rất sớm và là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
  • Vai trò trung tâm của thành phố đối với tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc được khẳng định qua thực tiễn phát triển và được thể chế hoá bằng các văn bản pháp lý. Đây là cơ hội lớn cho việc phát triển thành phố trong tương lai.
  • Nhu cầu thị trường trong nước đối với nhiều sản phẩm của thành phố Thái Nguyên (hàng công nghiệp, nông sản chế biến, dịch vụ giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá…) đang tăng nhanh là cơ hội rất lớn cho phát triển thành phố.
  • Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại và hợp tác phát triển cho thành phố.
  • Điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, nên có thể phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp kết hợp làm tiền đề để phát triển công nghiệp chế biến nhất là sản phẩm chè đặc sản, tạo cơ sở thúc đẩy quá trình CNH – HĐH.
  • Địa bàn thành phố với nhiều di tích danh thắng nếu được đầu tư sẽ thu hút được lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng gấp nhiều lần so với hiện nay.

Khó khăn, hạn chế

  • Tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng đô thị chưa đồng bộ; nguồn vốn đầu tư còn hạn chế; khu đô thị cũ tập trung đông dân cư, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường sinh thái.
  • Các khu công nghiệp tập trung đã và đang được đầu tư nhưng chưa đồng bộ; một số cụm công nghiệp hiện nay xen kẽ trong khu dân cư.
  • Kinh tế phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố; khả năng tích lũy cho ngân sách chưa cao; nguồn lực đầu tư cho đầu tư và phát triển còn hạn chế.
  • Tài nguyên khoáng sản tuy có nhưng trữ lượng nhỏ, rải rác không thuận lợi cho đầu tư khai thác và chế biến quy mô lớn.

3.2. Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất đai tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Thái Nguyên năm 2019 Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên năm 2019

(Nguồn số liệu: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2019) Theo kết quả thống kê đất đai năm 2019tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 22.294,4 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp có 14.215,5 ha, chiếm 63,76% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp có 7.997,7 ha, chiếm 35,87 % tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng có 81,2 ha, chiếm 0,37% tổng diện tích tự nhiên.

Biểu đồ cơ cấu các loại đất

Hình 3.2: Cơ cấu các loại đất của thành phố Thái nguyên

Chi tiết hiện trạng sử dụng đất năm 2019 với từng nhóm đất như sau:

Đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2019 của Thành phố là 14.215,5 ha chiếm 63,76% tổng diện tích tự nhiên của thành phố.

Đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2019 của thành phố là 7.997,7ha chiếm 35,87% tổng diện tích tự nhiên của thành phố. Chi tiết các loại đất phi nông nghiệp của thành phố như sau:

Đất chưa sử dụng

Đến năm 2019, diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn thành phố còn 81,20 ha chiếm 0,37% tổng diện tích tự nhiên.Đây là diện tích đất chưa sử dụng của các khu bãi bồi ven sông và diện tích đất chưa sử dụng nhỏ lẻ ở các phường, xã, ven các tuyến đường giao thông…, trong đó:

Đất bằng chưa sử dụng: 73,5 ha, chiếm 90,52%

Đất đồi núi chưa sử dụng: 7,7 ha, chiếm     9,48%

Đất bằng chưa sử dụng có nhiều trên địa bàn các phường, xã: Quán Triều (6,7 ha); Gia Sàng (7,1 ha); Phúc Xuân (10,3 ha); Thịnh Đức (6,0 ha); Sơn Cẩm (9,8 ha)…

Đất đồi núi chưa sử dụng có nhiều trên địa bàn các phường, xã: Tân Long (0,9 ha); Phúc Xuân (3,5 ha); Tích Lương (1,3 ha).

3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Tổng diện tích theo đối tượng sử dụng là 18.103,8 ha, chiếm 81,20% UBND cấp xã; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; đơn vị quốc phòng, an ninh);

3.3. Đánh giá công tác cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018 Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

3.3.1. Đánh giá công tác cho thuê đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố Thái Nguyêngiai đoạn 2016 – 2018

3.1.1.1 Đánh kết quả công tác cho thuê đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018

Kết quả cho các tổ chức thuê đất năm 2016

Bảng 3.3: Kết quả cho các tổ chức thuê đất trong năm 2016

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2016) Trong năm 2016 đã có 15/32 phường, xã có tổ chức xin thuê với 47 tổ chức, doanh nghiệp tính theo đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được cho thuê đất với tổng sốkhu đất được thuê là 33 khu với tổng diện tích 261.784,2m2. Trong đó, phường Phú Xácó diện tích được cho thuê lớn nhất với diện tích 94.128,1m2 chiếm 35,96 % tổng diện tích cho thuê với4 tổ chức được cho thuê đất. Trong năm 2016 các phường Chùa Hang, P. Hương Sơn, P. Tân Long, P. Tân Thành, P. Thịnh Đán, P. Trưng Vương, P. Túc Duyên, xã Cao Ngạn, xã Đồng Liên, xã Huống Thượng, xã Linh Sơn, xã Phúc Hà, xã Phúc Trìu, xã Phúc Xuân, xã Quyết Thắng, xã Thịnh Đức, xã Sơn Cẩm, xã Tân Cương không có tổ chức, doanh nghiệp nào xin thuê đất. Nguyên nhân một phần do các phường, xã này hết quỹ đất trống. Mặt khắc một số xã, phường cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.

Các tổ chức, doanh nghiệp thuê đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, đất được thuê có thời hạn với hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Kết quả cho các tổ chức thuê đất năm 2017

Trong năm 2017 đã có 39 tổ chức, doanh nghiệp tính theo đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được cho thuê đất với tổng sốkhu đất được thuê là 89 khu với tổng diện tích 615.622,0m2. Trong đó P. Chùa Hang, P. Hoàng Văn Thụ, P. Hương Sơn, P. Phú Xá, P. Tân Long, P. Tân Thành, P. Trưng Vương, P. Túc Duyên, Xã Đồng Liên, Xã Huống Thượng, Xã Linh Sơn, Xã Phúc Hà, Xã Phúc Xuân, Xã Quyết Thắng không có tổ chức, doanh nghiệp nào đầu tư thuê đất. Nguyên nhân một phần do các phường, xã này hết quỹ đất trống. Mặt khắc một số xã cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.

Các tổ chức, doanh nghiệp thuê đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, đất được thuê có thời hạn với hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Bảng 3.4: Kết quả cho các tổ chức thuê đất năm 2017

Kết quả cho các tổ chức thuê đất năm 2018

Bảng 3.5: Kết quả cho các tổ chức thuê đất năm 2018

Trong năm 2018 đã có 30 tổ chức, doanh nghiệp tính theo đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được Nhà nước cho thuê đất với tổng sốkhu đất được thuê là 74 khu với tổng diện tích 4.908.179,8m2. Trong đó P, Đồng Bẩm, P. Hương Sơn, P. Quan Triều, P. Tân Long, P. Tân Lập, Xã Đồng Liên, xã Huống Thượng, xã Linh Sơn, xã Phúc Hà, xã Phúc Xuân, xã Quyết Thắng, xã Sơn Cẩm, xã Tân Cương, xã Thịnh Đức không có tổ chức, doanh nghiệp nào đầu tư thuê đất. Nguyên nhân một phần do các phường, xã này hết quỹ đất trống. Mặt khắc một số xã cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.

Các tổ chức, doanh nghiệp thuê đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, đất được thuê có thời hạn với hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Tổng hợp kết quả cho các tổ chức thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018

Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả cho các tổ chức thuê đất giai đoạn 2016 – 2018

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2016, 2017, 2018) Qua bảng 3.6cho thấy trong giai đoạn 2016 – 2018 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã có 102 tổ chức, doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất với tổng số khu đất được thuê là 210 khu và tổng diện tích là 5.785.586,0 m2. Năm 2017có số tổ chức, doanh nghiệp được thuê đất nhiều nhất chiếm 38,24% với 39 doanh nghiệp. Năm 2018 có số tổ chức, doanh nghiệp được thuê đất ít nhất chiếm 29,41% với 30 doanh nghiệp. Số khu đất các tổ chức xin thuê có xu hướng tăng cả về số lượng và diện tích.

Có được kết quả đó là do, cơ sở hạ tầng của thành phố ngày càng được đầu tư đồng bộ đáp ứng với xu thế phát triển trung. Các công trình phụ trợ, các khu tái định cư và các chính sách về an sinh xã hội ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ hơn phục vụ công tác giải phóng mặt bằng thục hiện dự án đầu tư và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế địa phương từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác cho thuê đất cho các tổ chức nói riêng trong những năm gần đây đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp và các ngành quan tâm đúng mức, đặc biệt là công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về pháp luật đất đai rất đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú như: Thông qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình (đăng tin chuyên mục về TNMT); Các hội nghị chuyên đề, trợ giúp pháp lý đối với các đối tượng chính sách ở các vùng khó khăn; Mở các lớp tập huấn đến lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở cấp xã, phường. Đặc biệt tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới tận nhân dân ở tổ dân phố, thôn, xóm các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của nhân dân giúp nhân dân nắm vững quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời cũng tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát việc quản lý của các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên môi trường nói chung và lĩnh vực đất đai nói riêng.

Đối với các tổ chức được Nhà nước cho thuê đất ngoài việc tuyên truyền, phổ biến như trên hàng năm UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường còn tổ chức 02 đến 03 buổi gặp mặt, tổ chức tập huấn chuyên đề đối với các doanh nghiệp để truyền tải hướng dẫn các văn bản chính sách pháp luật mới; đồng thời lắng nghe ý kiến đóng góp, kiến nghị của doanh nghiệp để cùng nhau phối hợp tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển ổn định có hiệu quả. Bên cạnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả thì việc chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức được cho thuê đất cũng từng bước được nâng cao, đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật. Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Cơ bản các tổ chức đã nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng quỹ đất được cho thuê. Các tổ chức đã làm đầy đủ hồ sơ sử dụng đất theo quy định, sử dụng đất đúng diện tích, đúng mục đích, đúng tiến độ ghi trong dự án, có hiệu quả, nộp đầy đủ tiền thuê đất và các nghĩa vụ khác với nhà nước. Đã cơ bản khắc phục được tình trạng cho mượn đất để làm nhà ở, bỏ hoang hoá, hoặc sử dụng không có hiệu quả, không tiết kiệm…Đặc biệt đã hạn chế được tình trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai giữa các tổ chức với chính quyền sở tại và nhân dân địa phương. Hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo được mối quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân sở tại do đó đã giúp cho các tổ chức sản xuất ngày càng ổn định, có hiệu quả.

Hình 3.1: Tổng hợp kết quả các tổ chức thuê đất giai đoạn 2016 – 2018

Để nâng cao hiệu quả công tác thuê đất trong thời gian tới cần:

  • Cân đối ngân sách, bố trí ngân sách hơn nữa cho hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hơn nữa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
  • Xây dựng quy chế phối hợp hơn nữa giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan từ tỉnh đến xã nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác cho thuê đất cũng như công tác thanh tra, kiểm tra các vi phạm trong quá trình sử dụng đất của các đối tượng sử dụng đất; xác định rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan có liên quan; bảo đảm cho việc cho thuê đất đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

3.3.1.2. Kết quả phương thức nhận thuê đất của các doanh nghiệp được thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018

Bảng 3.7: Phương thức nhận thuê đất của các doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2018

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2016 – 2018 ) Trong giai đoạn 2016 – 2018 thành phố Thái Nguyên đã có 102 doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất với diện tích là 5.785.586,00m2. Trong doanh nghiệp được cho thuê đất có 34 doanh nghiệp được thuê đất thông qua đấu giá với diện tích là 1.958.127,03 m2 và 68 doanh nghiệp được thuê đất không thông qua đấu giá với diện tích là 3.827.458,97m2 chiếm 66,16 % tổng số doang nghiệp được thuê đất trong giai đoạn 2016 – 2018.

Hình thức cho thuê đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018

Bảng 3.8: Hình thức cho thuê đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2016 – 2018 ) Trong giai đoạn 2016 – 2018 thành phố Thái Nguyên đã có 102 doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất với diện tích là 5.785.586,00m2. Trong đó có 42 doanh nghiệp lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất một lần trong cả thời gian thuê chiếm 35,18% tổng số doanh nghiệp được thuê đất trong giai đoạn và doanh nghiệp lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất hàng năm chiếm 64,82% tổng số doanh nghiệp.

3.3.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Hiệu quả kinh tế:

Kết quả thu tiền thuê đất qua các năm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.9. Kết quả thu tiền thuê đất qua các năm

Trong giai đoạn 2016 – 2018 các doanh nghiệp được cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, góp phần tăng thu ngân sách cho thành phố cũng như cả tỉnh. Tổng số thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp là 270.875.405.600đồng.

Hiệu quả xã hội

Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố không chỉ đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của thành phố mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống lao động cho người địa phương cũng như lao động các huyện và thành phố khác.

Giai đoạn 2016 – 2018, đã giải quyết việc làm cho 28.091 lao động; bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 7.283 lao động.

Nguồn thu ngân sách nhà nước từ các doanh nghiệp trên địa bàn trong những năm qua lớn, đây là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội công (y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo,…).

Các doanh nghiệp trên địa bàn cũng tích cực đóng góp, ủng hộ và tài trợ cho nhiều dự án đầu tư các công trình phúc lợi công cộng và các hoạt động văn hóa xã hội trên địa bàn. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhiệt tình vận động lao động tham gia ủng hộ các quỹ từ thiện như: Quỹ vì biển đảo, Quỹ chất độc màu da cam, Quỹ nhân đao, Quỹ bảo trẻ em,….

Hiệu quả môi trường

Trong những năm qua, trên địa bàn thành phố tất cả các doanh nghiệp được cho thuê đất cơ bản thực hiện đầy đủ các thủ tục về môi trường: lập báo cáo tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động và các thủ tục theo quy định của pháp luật; Hiệu quả môi trường trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Theo kết quả điều tra người dân về vấn đề môi trường một số dự án lớn trên địa bàn cho thấy việc gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Chủ yếu các ý kiến phản ánh của người dân về ô nhiễm môi trường (khói bụi, tiếng ồn, nước thải).

Phần lớn các đơn vị đã có ý thức tuân thủ các quy định pháp luật bảo vệ môi trường, tình trạng cố tình đối phó cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã giảm đáng kể. Phần lớn các đơn vị đều đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải; một số cơ sở đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc thường xuyên vận hành đúng quy trình hệ thống xử lý chất thải còn hạn chế, vẫn còn tình trạng xả thải gây phản ánh, bức xúc trong nhân dân.

Tuy nhiên qua kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy cơ bản các thông số về môi trường của các doanh nghiệp đều đảm bảo quy chuẩn cho phép.

3.3.2. Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức năm 2016

Bảng 3.11: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức năm 2016

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên 2016) Qua bảng 3.11 cho thấy, trong năm  2016 đã có 76 tổ chức xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã cấp được GCN cho 61 trường hợp, đạt tỷ lệ 81,26% so với tổng số trường hợp đã đăng ký kê khai, với tổng diện tích đã được cấp GCNQSDĐ là 879.971 m2   đạt 95,96 % so với tổng diện tích đã kê khai đăng ký đề nghị cấp giấy chứng nhận. Trong đó: P. Chùa Hang, P. Hương Sơn, P. Quang Trung, P. Quang Vinh, P. Trưng Vương, Xã Cao Ngạn, Xã Đồng Liên, Xã Huống Thượng, Xã Linh Sơn, Xã Phúc Hà, Xã Phúc Trìu, Xã Sơn Cẩm, Xã Tân Cương trong năm 2016 không có tổ chức nào làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận. Trong năm 2016  P. Quan Triều có số tổ chức xin cấp giấy chứng nhận nhiều nhất với 9 hồ sơ và đã có 7 hồ sơ được cấp.

Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức năm 2017

Bảng 3.12: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức năm 2017

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên 2017) Qua bảng 3.12 cho thấy, trong năm  2017 đã có 73 tổ chức xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã cấp được GCN cho 65 trường hợp, đạt tỷ lệ 89,04% so với tổng số trường hợp đã đăng ký kê khai, với tổng diện tích đã được cấp GCNQSDĐ là 758.703,00 m2   đạt 99,28 % so với tổng diện tích đã kê khai đăng ký đề nghị cấp giấy chứng nhận. Trong đó: P. Chùa Hang, P. Hương Sơn, P. Phú Xá, . Tân Thành, Xã Đồng Liên, Xã Huống Thượng, Xã Linh Sơn, Xã Phúc Xuân, trong năm 2017 không có tổ chức nào làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận. Trong năm 2017 phường Thịnh Đán có số tổ chức xin cấp giấy chứng nhận nhiều nhất với 9 hồ sơ và đã có 7 hồ sơ được cấp.

Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức năm 2018 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức năm 2018 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.13: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức năm 2018

Qua bảng 3.13 cho thấy, trong năm  2018 đã có 51 tổ chức xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã cấp được GCN cho 46 trường hợp, đạt tỷ lệ 90,20% so với tổng số trường hợp đã đăng ký kê khai, với tổng diện tích đã được cấp GCNQSDĐ là 1.279.454,90 m2 đạt 99,52% so với tổng diện tích đã kê khai đăng ký đề nghị cấp giấy chứng nhận. Trong đó: P. Hương Sơn, P. Quan Triều, P. Tân Long Xã Đồng Liên, Xã Huống Thượng, Xã Phúc Xuân, xã Quyết Thắng, xã Tân Cương, Xã Thịnh Đức trong năm 2018 không có tổ chức nào làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận. Trong năm 2018 phường Thịnh Đán có số tổ chức xin cấp giấy chứng nhận nhiều nhất với 7 hồ sơ và đã có 7 hồ sơ được cấp. Xã Phúc Hà, xã Sơn Cẩm mỗi xã có một hồ sơ xin cấp GCN nhưng hồ sơ không đủ điều kiện cấp nên chưa được cấp.

Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trong giai đoạn 2016 – 2018 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức giai đoạn 2016 -2018

Qua bảng 3.14 cho thấy trong giai đoạn 2016 – 2018 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã có 200 tổ chức được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, năm 2016có nhiều tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhiều nhất với tổng 76 tổ chức chiếm 38,00% tổng số tổ chức được cấp giấy chứng nhận giai đoạn 2016 – 2018. Năm 2017 số tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giảm còn 73 tổ chức. Năm 2018 có số tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ít nhất chiếm với tổng 51 tổ chức chiếm25,50% tổng số tổ chức được cấp giấy chứng nhận giai đoạn 2016 – 2018. Cả giai đoạn 2016 -2018, còn 28 trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN chiếm 14,00% so với tổng số trường hợp kê khai đăng ký đề nghị cấp GCN. Các trường hợp này chưa được cấp GCN nguyên nhân chính do không đủ điều kiện pháp lý (như: nguồn gốc sử dụng đất không rõ ràng, chưa đóng thuế…).

Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của tổ chức, người sử dụng đất và được đông đảo người dân đồng tình hưởng ứng thực hiện;

Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính được thực hiện sẽ góp phần hạn chế các vi phạm pháp luật liên quan đến đất đai, đảm bảo tính công khai, công bằng, dân chủ trong sử dụng đất; Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Công tác này ngày càng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể và sự ủng hộ của nhân dân. Có sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao từ Trung ương đến cơ sở về chuyên môn nghiệp vụ trong từng khâu của công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện, tỉnh. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì có thể xin ý kiến chỉ đạo kịp thời từ cấp trên;

Chính phủ và các bộ ngành ở Trung ương và UBND tỉnh Thái Nguyên thường xuyên tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa các nội dung về đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ của địa phương, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, thiếu sót, hạn chế đang tồn tại, tạo diều kiện thuận lợi cho quá trình tiến hành công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ.

Đội ngũ cán bộ, công viên chức của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường nói chung và Văn phòng đăng ký QSDĐ nói riêng cũng như các cán bộ địa chính xã, phường luôn tích cực học hỏi, nhiệt tình, hết lòng vì công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực chuyên môn đáp ứng được các kỹ năng thực tiễn, có phẩm chất đạo đức tốt;

Hệ thống trang thiết bị ngày càng phát triển phục vụ cho công tác quản lý, đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ đã góp phần tích cực vào việc quản lý và cập nhật các thông tin về đất đai, phục vụ có hiệu quả cho hoạt động lưu trữ hồ sơ, giấy tờ và công tác bảo mật;

Ý thức của tổ chức, người sử dụng đất trong việc nắm bắt các đường lối, chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật về đất đai, các thủ tục về đăng ký, cấp GCNQSDĐ có hiệu quả hơn thông qua các hoạt động phổ biến, tuyên truyền qua các phương tiện đại chúng, từ đó làm cho trình độ hiểu biết của người dân được nâng lên, việc tiến hành các thủ tục kê khai đăng ký, cấp GCNQSDĐ được thực hiện nhanh chóng, theo đúng quy định.

Kết quả cấp giấy chứng nhận QSD cho các tổ chức giai đoạn 2016 – 2018

Hình 3.2.Tổng hợp kết quả cấp giây chứng nhận QSD đất của các tổ chức giai đoạn 2016 – 2018 trên địa bàn thành phố Thái nguyên

Như vậy, kết quả cấp giấy chứng nhận có xu hướng tăng dần nguyên nhân do các đối tượng sử dụng đất đã thấy được vai trò quan trọng của công tác cấp giấy chứng nhận; Bên cạnh đó công tác cấp GCN ngày càng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể và sự ủng hộ của nhân dân. Có sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao từ Trung ương đến cơ sở về chuyên môn nghiệp vụ trong từng khâu của công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng xin cấp giấy chứng nhận.

3.3.3. Đánh giá công tác cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên theo ý kiến tổ chức và cán bộ quản lý

3.3.3.1. Đánh giá công tác cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên theo ý kiến tổ chức. Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Việc nghiên cứu thực tiễn các vấn đề về công tác cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được thực hiện bằng mẫu phiếu điều tra đối với80 tổ chức (40 tổ chức thuê đất; 40 tổ chức xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Theo kết quả điều tra, phỏng vấn các tổ chức cho thấy một số vấn đề về việc thủ tục hành chính đối với hồ sơ giao đất, cho thuê đất được đánh giá như sau:

Giai đoạn từ 2016 – 2018 các hồ sơ thủ tục về cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện tại thành phố Thái Nguyên theo đúng tinh thần Nghị Quyết của tỉnh Thái Nguyên về cải thiện môi trường đầu tư và cải cách thủ tục hành chính theo “cơ chế một cửa” “một cửa liên thông”. Các tổ chức đầu tư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thực hiện thủ tục hành chính rất thuận tiện cho việc thẩm định, phê duyệt quyết định thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức cũng như với cơ quan quản lý.

Kết quả thực hiện điều tra phỏng vấn theo phiếu như sau:

Bảng 3.15: Tổng hợp ý kiến các tổ chức đánh giá công tác thuê đất, cấp giấy chứng nhận tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Giai đoạn 2016 đến nay, việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “Bộ phận một cửa” của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Các hồ sơ được tiếp nhận và trả kết quả đúng quy định và có cán bộ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ chu đáo, nhiệt tình.

3.3.3.2. Đánh giá công tác cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên theo ý của cán bộ làm công cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtLuận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Việc nghiên cứu thực tiễn các vấn đề về việc cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên được thực hiện bằng mẫu phiếu điều tra đối với 50 cán bộ quản lý đất đai. Cụ thể: Kết quả thực hiện điều tra phỏng vấn theo phiếu như sau:

Bảng 3.16: Tổng hợp ý kiến của cán bộ làm công tác cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Theo kết quả điều tra, phỏng vấn cán bộ chuyên môn cho thấy một số tiêu chí về việc cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đánh giá như sau:

Trong quá trình sử dụng đất, các đối tượng sử dụng đất cơ bản đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật đất đai, sử dụng đất theo đúng quy hoạch chi tiết, đúng vị trí đất được thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả sử dụng đất, nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo đúng quy định, đúng tiến độ, thời gian. Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân, đóng góp một nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước.

Theo tham vấn từ cán bộ sở Tài Nguyên và Môi trường các trung tâm, Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường, ban… liên quan cho biết: các loại thuế thu từ lĩnh vực đất đai đã số đã hoàn thành theo quy định; việc phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền, các phòng, ban liên quan với cơ quan thuế đã luôn được chú trọng và ngày một nâng cao.

Đa số các tổ chức được cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã chấp hành tương đối tốt việc kê khai, nộp các khoản thuế vào ngân sách nhà nước.

3.3.3.3. So sánh nhận xét của các tổ chức được cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với cán bộ làm công tác cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về việc thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Theo kết quả điều tra, phỏng vấn tổ chức và cán bộ chuyên môn lựa chọn một số tiêu chí để so sánh, đánh giá như sau:

Bảng 3.17:Tổng hợp kết quả phỏng vấn tổ chức về cán bộ tiếp nhận, thực hiện các thủ tục đất đai

Lựa chọn tiêu chí phỏng vấn tổ chức về cán bộ tiếp nhận, thực hiện các thủ tục đất đai và tiêu chí phỏng vấn cán bộ về sự phối hợp của tổ chức với cơ quan cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để so sánh; biên tập số liệu thành bảng sau:

Từ đó có Biểu đồ so sánh sau: Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Hình 3.3: Biểu đồ so sánh ý kiến đánh giá của tổ chức và cán bộ về sự phối hợp thực hiện thủ tục cho thuê đất, cấp giấy CNQSD đất

Từ Biểu đồ trên có thể đánh giá sự phối hợp giữa tổ chức và cơ quan có thẩm quyền về thực hiện hồ sơ thủ tục cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tương đối tốt; sự hài lòng của các tổ chức về thực hiện thủ tục hành chính cho thuê đất, cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấttrên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Tuy nhiên, đánh giá của cán bộ thực hiện công tác thuê đất, cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức trong công tác phối hợp đôi khi còn chưa được tốt; có thể nhận ra rằng, sự hiểu biết pháp luật về thuê đất, cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức đôi chỗ tổ chức còn chưa rõ.

Lựa chọn tiêu chí phỏng vấn tổ chức về thời gian để hoàn thành thủ tục hành chính và tiêu chí phỏng vấn cán bộ về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính của tổ chức có đúng quy định hay không để so sánh; biên tập số liệu thành bảng sau:

Bảng 3.18: Tổng hợp kết quả phỏng vấn tổ chức về thời gian để hoàn thành thủ tục hành chính

Từ đó có Biểu đồ so sánh sau:

Hình 3.4. Biểu đồ so sánh ý kiến đánh giá của tổ chức và cán bộ về thời gian thực hiện thủ tục cho thuê đất, cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Từ Biểu đồ trên có thể đánh giá về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về cho thuê đất, cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh trước hạn mới đạt trên 20% và đúng thời gian quy định đạt gần 70%.

Qua phỏng vấn thấy rằng, trình tự thủ tục nộp hồ sơ đã được cán bộ tiếp nhận hướng dẫn chu đáo và nhiệt tình trên cơ sở đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình đi làm hồ sơ. Ngoài ra, việc tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một  củavà một cửa liên thông có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ theo đầu mục phải nộp, việc nhìn nhận hồ sơ và hướng dẫn về mặt chuyên môn rất chu đáo nhiệt tình. Dẫn đến nhiều tổ chức đã hoàn thiện hồ sơ nhanh trong việc nộp hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ đúng quy định khi phải nhận lại để chỉnh sửa.

3.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.4.1. Thuận lợi Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói chung và công tác cho thuê đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức nói riêng trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật đất đai, có hiệu quả, tạo được niềm tin trong nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Công tác cho thuê đất và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm qua đã có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa UBND tỉnh, các ngành chức năng của tỉnh với UBND thành phố, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố. Các cấp, ngành đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các dự án trọng điểm. Công tác thu hồi đất đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các dự án, góp phần tích cực tạo môi trường thuận lợi trong việc thu hút đầu tư của các tổ chức trong nước đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội trên điạ bàn thành phố, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh năm sau cao hơn năm trước. Công tác cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được kết quả như trên phải nói đến sự thành công và hiệu quả của việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính (cơ chế một cửa và một cửa liên thông) của các cấp, các ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc làm thủ tục xin thuê đất và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp, có hiệu quả đã góp phần đảm bảo được an sinh xã hội trên địa bàn ngày càng ổn định, giải quyết được việc làm ổn định cho nhiều lao động ở thành thị cũng như nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức nói riêng những năm gần đây đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp và các ngành quan tâm đúng mức, đặc biệt là công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về pháp luật đất đai rất đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú như: Thông qua các trên phương tiện thông tin đại chúng bằng hình thức trên báo, đài tuyền hình (đăng tin chuyên mục về TNMT).

3.4.2. Khó khăn Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Bên cạnh những mặt ưu điểm đã nêu ở trên trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công táccho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng vẫn còn một số mặt tồn tại như:

Đối với cấp quản lý: Do cơ chế chính sách, pháp luật đất đai có nhiều lại thay đổi thường xuyên đã ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn, đặc biệt là tác động đến công tác cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức. Việc giao đất phải có sự phối hợp của nhiều ngành. Chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất liên tục thay đổi, nhiều nội dung chưa phù hợp thực tế, chưa cụ thể gây nhiều bất cập cho việc thực hiện. Do vậy, đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác cho thuê đất, cũng như tiến độ thực hiện các dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các tổ chức.

Đối với các tổ chức sử dụng đất: Bên cạnh những tồn tại của công tác quản lý như đã trình bày ở trên, thì cũng còn không ít những tồn tại của các tổ chức được thuê đất được thể hiện ở các dạng sau:

  • Một số tổ chức chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về chính sách pháp luật đất đai, về trách nhiệm của người sử dụng đất, còn mang tính hình thức, đối phó chưa thực sự chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật như:
  • Thành phần hồ sơ sử dụng đất còn thiếu theo quy định
  • Sử dụng đất chậm so với tiến độ ghi trong dự án hoặc đầu tư cầm chừng để giữ đất…

3.4.3. Giải pháp

Để khắc phục những tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển bền vững của Thành phố phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá thành phố Thái Nguyên nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung. Trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai của thành phố cũng như hiệu quả sử dụng đất của doang nghiệp, những giải pháp đó là:

  • Tăng cường hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất đai. Đây là nội dung quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nói chung, đất đai sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh nói riêng.
  • Tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai năm 2013 đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân trong tỉnh để bắt kịp với cơ chế chính sách, pháp luật đất đai thường xuyên thay đổi. Tăng cường vai trò của phát thanh, truyền hình, báo chí và các phương tiện truyền thông khác, khuyến khích tham gia mạnh mẽ, thiết thực trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai.

Đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa công tác cải cách thủ thục hành chính, vì đây là một nội dung quan trọng, là khâu đột phá của cải cách hành chính. Trên thực tế cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thời gian qua đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng, một số lớn các thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, không hợp lý, rễ bị lạm dụng đã được rà soát loại bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung theo hướng công khai, minh bạch hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý đất đai cho cán bộ công chức làm công tác quản lý. Cần phải kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý đất đai từ tỉnh đến cơ sở đủ cả về số lượng và chất lượng. Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, để vận hành thực hiện có hiệu quả cần chú trọng đến yếu tố con người, cụ thể ở đây bên cạnh việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ của cán bộ làm công tác quản lý, cần quan tâm đến đạo đức công vụ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, tạo mối quan hệ tốt, thân thiện với người sử dụng đất để tạo cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước.

Cần có Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý, gắn liền quy hoạch sử dụng đất với các ngành công nghiệp và dịch vụ như: du lịch, chế biến nông sản, phát triển ngành nghề mà thị trường đòi hỏi. Tiếp tục rà soát nắm chắc hiện trạng và nhu cầu sử dụng đất, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để quản lý có hiệu quả.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, rà soát toàn diện tiến độ, khả năng triển khai của các dự án đầu tư, đôn đốc nhà đầu tư đảm bảo đúng tiến độ, đồng thời xem xét năng lực tài chính, khả năng triển khai của các dự án để có biện pháp hỗ trợ. Kiên quyết thu hồi đất các dự án không có khả năng triển khai thực hiện.

Cần có các chương trình, dự án nghiên cứu và triển khai về quản lý, sử dụng đất lâu dài, gắn kết chặt chẽ với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở phạm vi vĩ mô (toàn tỉnh) và vi mô (từng vùng đặc thù).

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, đặc biệt kiểm tra tình hình sử dụng đất của dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố nhằm đánh giá sát, đúng tình hình xử lý rứt điểm tình trạng sử dụng đất chậm so với tiến độ ghi trong dự án hoặc đầu tư cầm chừng để giữ đất … Kiên quyết xử lý triệt để những vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường, giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, không để kéo dài, tạo niềm tin cho người sử dụng đất cũng như của các tổ chức, doanh nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên có 32 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó có 21 phường và 11 xã. Dân số trung bình của thành phố năm 2019 có 367.134 người (trong đó dân số khu vực đô thị có 295.544 người, chiếm 80,50%; dân số khu vực nông thôn có 71.590 người, chiếm 19,50%). Tổng diện tích tự nhiên năm 2019 của thành phố là 22.294,4 ha.Thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Trong giai đoạn 2016 – 2018 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã có 102 doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất với tổng số khu đất được thuê là 210 khu và tổng diện tích là 5.785.586,00 m2. Năm 2017 có số doanh nghiệp được thuê đất nhiều nhất chiếm 38,24% với 39 doanh nghiệp. Năm 2018 có số tổ chức, doanh nghiệp được thuê đất ít nhất chiếm 29,41% với 30 doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2016 – 2018 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã có 200 tổ chức được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó năm 2016 có nhiều tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhiều nhất với tổng 76 tổ chức chiếm 38,00% tổng số tổ chức được cấp giấy chứng nhận giai đoạn 2016 – 2018.

Trong quá trình sử dụng đất, các đối tượng sử dụng đất cơ bản đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật đất đai, sử dụng đất theo đúng quy hoạch chi tiết, đúng vị trí đất được thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả sử dụng đất, nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo đúng quy định, đúng tiến độ, thời gian. Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân, đóng góp một nguồn thu đáng kể cho ngân sách.

2. Kiến nghị

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi có một số kiến nghị như sau:

  • Cần cân đối ngân sách, bố trí ngân sách hơn nữa cho hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hơn nữa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
  • Cần xây dựng quy chế phối hợp hơn nữa giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan từ tỉnh đến xã nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như công tác thanh tra, kiểm tra các vi phạm trong quá trình sử dụng đất của các đối tượng sử dụng đất; xác định rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan có liên quan; bảo đảm cho việc cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Luận văn: Biện pháp tăng cường cho thuê đất tại Thái Nguyên

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Công tác thuê đất cho các tổ chức tại Tp Thái Nguyên

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x