Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2010 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thái Nguyên là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng, giàu tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Ngày nay, cùng với sự đổi thay của đất nước, Thái Nguyên cũng đang chuyển mình và phát huy những giá trị tiềm tàng vốn có để góp phần vào sự phát triển chung ấy. Là một người con của đất “Thép”, của những đồi chè bao la, xanh mượt, em rất mong sau này có thể đem một phần công sức nhỏ bé của mình giúp ích cho sự phát triển của quê hương.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi có tiềm năng trong phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có kinh tế du lịch với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú. Nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên, đa dạng về hệ sinh thái động thực vật, nhiều sông hồ, hang động đẹp với trung tâm du lịch của tỉnh là TP.Thái Nguyên và phụ cận là khu du lịch hồ Núi Cốc, chùa Hang, đền Đuổm, hang Phượng Hoàng-suối Mỏ Gà… Đó là những đặc điểm quan trọng hấp dẫn du khách trong tương lai, đặc biệt là du khách quốc tế. Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, du lịch tỉnh Thái Nguyên đã từng bước có những chuyển biến mới, tích cực với nhiều mô hình hoạt động phong phú phục vụ khách du lịch nội địa và quốc tế. Với cơ chế chính sách mở cửa, tỉnh đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh thuộc mọi thành phần kinh tế vào hợp tác khai thác các tiềm năng du lịch. Kết quả, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trong lĩnh vực du lịch, nhiều công trình dịch vụ mới được mọc lên, nhiều cơ sở hạ tầng, kỹ thuật được đầu tư phát triển, một lực lượng lớn lao động được tạo thêm công ăn việc làm. Sự phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, làm thay đổi diện mạo của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên còn một số bất cập sau: công tác quy hoạch đầu tư, nâng cấp các khu, điểm du lịch, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế; sản phẩm du lịch còn ít, chất lượng chưa cao và chưa thực sự hấp dẫn, thu hút du khách; tiềm năng và lợi thế du lịch của địa phương chưa được khai thác tốt để góp phần cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Những bất cập trên đây là những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của du lịch tỉnh Thái Nguyên. Đề tài này được thực hiện với mục đích nghiên cứu sự phát triển và những giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên hiện tại và trong tương lai.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu các phương thức tổ chức hoạt động du lịch, chỉ ra những kết quả đạt được, những bất cập hiện nay trong hoạt động du lịch của tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trong thời gian hiện tại và tương lai.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Thu thập các tư liệu phục vụ đề tài.
  • Phân tích các tư liệu để làm rõ đề tài cần nghiên cứu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

  • Các tổ chức và các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi không gian: tỉnh Thái Nguyên. Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.
  • Phạm vi thời gian: giai đoạn 2000-2010, đây là giai đoạn du lịch tỉnh Thái Nguyên có những chuyển biến mạnh mẽ, từ lúc chưa phát triển, hoạt động nhỏ lẻ và manh mún đến giai đoạn được sự đầu tư quan tâm của các cấp, các ngành và có những bước phát triển vượt bậc.

4. Phương pháp nghiên cứu

Bài Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

  • Phương pháp chủ yếu là điền dã, thu thập tư liệu (thu thập các tư liệu tại các cơ sở du lịch, sách, báo, các báo cáo tổng kết…tham dự các hoạt động du lịch (Tuần Văn hóa Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2010).
  • Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh…

5. Bố cục

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, bài Khóa luận bao gồm 3 chương.

  • Chương 1: Thái Nguyên-mảnh đất giàu tiềm năng du lịch.
  • Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2010.
  • Chương 3: Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2015, phương hướng và một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trong tương lai.

Chương 1 THÁI NGUYÊN-MẢNH ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG DU LỊCH

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng trung du-miền núi Đông Bắc nước ta, có diện tích tự nhiên 3.541 km2 và giáp các tỉnh sau: phía bắc giáp tỉnh Bắc Cạn; phía tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía nam giáp thủ đô Hà Nội. Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên là địa phương nổi tiếng không chỉ bởi đã đi vào lịch sử đấu tranh rạng rỡ của dân tộc mà còn bởi những danh lam, thắng cảnh, những di tích lịch sử cách mạng và sự đa dạng của các dân tộc cư trú trên địa bàn.

Đến với Thái Nguyên, bạn sẽ được tìm hiểu về dấu tích của người xưa có niên đại cách đây 2-3 vạn năm, một nền văn hóa cổ đại nhất của vùng Đông Nam Á tại khu di tích khảo cổ Thần Sa huyện Võ Nhai. Thái Nguyên là quê hương của anh hùng Dương Tự Minh với chiến công lẫy lừng trong cuộc kháng chiến bảo vệ biên cương phía bắc Tổ quốc. Nơi đây cũng là nơi có di tích Núi Văn-Núi Võ gắn liền với danh tướng nghĩa quân Lam Sơn: Lưu Nhân Chú trong chiến thắng ải Chi Lăng khiến Liễu Thăng thất thế. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 đến nay vẫn còn lưu danh người thủ lĩnh yêu nước Trịnh Văn Cấn, với ngôi đền Đội Cấn uy nghi giữa trung tâm TP.Thái Nguyên.

Về với Thái Nguyên là về với cội nguồn vinh quang lịch sử cách mạng ATK với bao địa danh: Phú Đình, Điềm Mạc, Tỉn Keo, Thanh Định… nơi Bác Hồ đã cùng Trung ương Đảng, Chính phủ hoạt động, lãnh đạo các cuộc kháng chiến của dân tộc đến chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5/1954. Tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng như: đình Phương Độ, chùa Úc Kỳ, chùa Phủ Liễn, chùa Hang, đền Xương Rồng… Đặc sắc hơn nữa là bản sắc văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam được phản ánh sâu đậm trong Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại trung tâm thành phố.

Thiên nhiên còn ưu đãi ban tặng cho tỉnh Thái Nguyên nhiều phong cảnh, hang động, sông hồ… một tài nguyên du lịch sinh thái hấp dẫn du khách như: hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ); chùa Hang, suối Tiên (huyện Đồng Hỷ), hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, thắng cảnh thiên nhiên Nậm Rứt (huyện Võ Nhai)…

Về Thái Nguyên du khách được trở về thăm lại chiến khu xưa, được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên, rừng nguyên sinh, hang động thiên tạo hóa và những nếp nhà sàn xinh xắn, được tham gia vào các lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc thiếu số vùng Đông Bắc như: hội Lồng Tồng (xuống đồng), hội Đền Đuổm… được thưởng thức những món ăn đặc sản đậm nét vùng rừng núi như: cơm lam, trám rừng, măng đắng… và hương chè thơm ngát ở xã Tân Cương, Trại Cài nổi tiếng bao đời nay.

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

  • Khí hậu Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng ôn hòa, ấm, ẩm, mát nhiều hơn nóng, nhiệt độ trung bình năm là 250C (thường mùa khô kéo dài 7-8 tháng, rất thuận lợi cho hoạt động du lịch).

  • Địa hình

Thái Nguyên có địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp, rừng núi chiếm tới 2/3 diện tích lãnh thổ.

  • Thủy văn, sông hồ

Thái Nguyên có hai con sông chính chảy qua địa phận là sông Cầu, sông Công và chịu ảnh hưởng rất lớn về chế độ thủy văn của hai con sông này. Thái Nguyên có nhiều hang động, hồ nước, suối, thác đẹp tao nên những điểm du lịch xanh kỳ thú như: hồ Núi Cốc, hồ Phú Xuyên, hồ Suối Lạnh, hồ Bảo Linh, hồ Vai Miếu, thác Cửa Tử, đát Ngao…

  • Đất đai

Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450 ha (năm 2010). Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng, cung cấp nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, làm giấy. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây trồng hàng năm chủ yếu là cây chè. Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh còn có diện tích tương đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa.

Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau tỉnh Lâm Đồng), trong đó có trên 12.000 ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp tươi. Tỉnh đã có quy hoạch phát triển cây chè lên 15.000 đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 105.000 tấn chè búp tươi/năm. Cây ăn quả của tỉnh hiện có trên 10.000 ha, đến năm 2010 đưa lên 15.000 ha, có thể phát triển các loại cây như vải, mơ, nhãn, cam, quýt…

  • Khoáng sản Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ 2 trong cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ và Phú Lương, tiềm năng than mỡ khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn; than đá có trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn. Khoáng sản kim loại có nhiều ở tỉnh Thái Nguyên như: quặng sắt, thiếc,chì, kẽm, vàng… ngoài ra còn có đồng, thủy ngân… Khoáng sản phi kim loại như: pyrit, barit, photphorit… tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn. Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng, trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng có trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn, đá Đôlomit, gần đây mới phát hiện mỏ sét Cao lanh ở xã Phú Lạc huyện Đại Từ, có trữ lượng dự kiến 20 triệu m3, đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại. Tiềm năng sắt tạo cho tỉnh một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.

1.1.2. Dân cư, dân tộc và tổ chức hành chính

  1. Dân cư, dân tộc

Vào thời điểm tổng điều tra dân số toàn quốc ngày 1/4/1999, tỉnh Thái Nguyên có 1.046.163 người (chiếm 1,41% dân số cả nước). Năm 2000, dân số trung bình của tỉnh đã tăng lên 1.067.481 người; năm 2005 là 1.108.775 người; năm 2006 là 1.127.170 người, mật độ dân số 319 người/km2, lớn nhất trong các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và đến năm 2009 là 1.124.786 người, mật độ 325 người/km2.

So với các tỉnh thành trong cả nước, Thái Nguyên là một trong số 38 tỉnh thành có số dân từ trên 1 triệu người trở lên. Vào năm 1991, tỉnh Thái Nguyên có số dân bằng 1,38% tổng số dân cả nước. Đến năm 1995, tỷ lệ này là 1,40% và đến năm 2003, số dân tỉnh Thái Nguyên bằng 1,34% tổng số dân của cả nước.

Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 9 dân tộc cùng sinh sống: Việt, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Hmông, Hoa, Ngái.

  • Người Việt

Người Việt chiếm tỷ trọng 75,38% số dân trong tỉnh. Thành phần cư dân này gồm nhiều bộ phận hợp thành: một bộ phận vốn là cư dân bản địa, có mặt từ lâu đời, sinh sống cùng các dân tộc khác; một bộ phận, những năm đầu thế kỷ XX, được tuyển mộ vào làm công trong các mỏ và đồn điền của bọn chủ thực dân Pháp và người Việt; có bộ phận di cư từ các vùng đồng bằng Bắc Bộ lên kiếm sống.

  • Người Tày Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Tại tỉnh Thái Nguyên, người Tày có tỷ trọng xếp thứ hai sau người Việt, tập trung chủ yếu ở các huyện Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ. Người Tày có một nền nông nghiệp khá phát triển, ngoài trồng lúa, đồng bào còn trồng ngô, khoai, sắn và các loại cây thực phẩm khác. Bên cạnh nghề trồng trọt và chăn nuôi, người Tày còn có truyền thống về một số nghề tiểu thủ công nghiệp. Họ tiếp thu nhanh nền văn hóa của người Việt và đạt trình độ kinh tế, văn hóa, đời sống cao trong số các tộc người.

  • Người Nùng

Người Nùng có 54.628 người, tập trung sinh sống ở địa bàn các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ. Người Nùng có nhiều chi tộc (Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Ình… ), họ có khả năng làm ruộng giỏi. Người Nùng thường cư trú thành từng dải ven đường ở các thung lũng, họ có vốn văn hóa dân gian phong phú.

  • Người Dao

Người Dao có 21.818 người, đông nhất ở huyện Đại Từ rồi đến Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai… Ở Thái Nguyên có bốn nhóm Dao chính là: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Lô Gang và Dao Quần Chẹt. Văn hóa Dao có nhiều nét độc đáo, nhất là hát lượn trong những ngày Tết Nguyên Đán, lễ hội, đám cưới… Người Dao có nhiều kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp ở vùng rừng núi.

  • Người Sán Dìu

Người Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên có 37.365 người, tập trung đông nhất ở huyện Đông Hỷ, rồi đến các huyện Phú Lương, Đại Từ, Phú Bình, thành phố Thái Nguyên, có truyền thống làm nghề ruộng nước do họ giàu kinh nghiệm và có những tri thức dân gian rất phong phú về trồng trọt. Trước đây, quan hệ hôn nhân của người Sán Dìu chỉ đóng khung trong nội bộ dân tộc mình. Ngày nay, do tình đoàn kết bình đẳng và sự hòa hợp giữa các dân tộc tăng lên cho nên quan hệ đó đã được mở rộng.

  • Người Sán Chay

Người Sán Chay ở tỉnh Thái Nguyên gồm hai nhóm địa phương: Cao Lan và Sán Chí được phân biệt qua tiếng nói. Theo tổng điều tra dân số năm 1999, Thái Nguyên có 29.229 người Sán Chay, đứng thứ hai trong cả nước (19,84%), chỉ sau tỉnh Tuyên Quang (54.095 người) và đứng thứ năm trong các dân tộc của tỉnh Thái Nguyên. Người Sán Chay tập trung đông ở các huyện Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ.

  • Người Hmông

Theo điều tra năm 1979, có 650 người Hmông trong phạm vi tỉnh Bắc Thái cũ. Sau 10 năm (1989), dân số người Hmông riêng tỉnh Thái Nguyên lên tới 2.264 người, đến năm 1999 đã tăng lên 4.831 người, trong đó phần lớn sống ở các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương. Người Hmông phần lớn di cư từ các tỉnh Hà Giang và Cao Bằng tới tỉnh Thái Nguyên.

  • Người Hoa Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Người Hoa đã có mặt ở tỉnh Thái Nguyên từ vài thế kỷ trước. Họ là lưu dân có nguồn gốc từ Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc). Năm 1979, ở Thái Nguyên có 3.964 người Hoa, đến năm 1989 do tách nhóm dân tộc Ngái ra nên người Hoa ở Thái Nguyên còn 2.845 người. Sau đó 10 năm (1999), số người Hoa ở Thái Nguyên còn 2.573 người (nguyên nhân do tách tộc người), tập trung đông nhất ở huyện Định Hóa (chiếm 48,49% số người Hoa ở tỉnh Thái Nguyên).

  • Người Ngái

Năm 1989, người Ngái được tách ra từ người Hoa và trở thành một dân tộc riêng, đây là dân tộc ít người nhất ở tỉnh Thái Nguyên.

  • Tổ chức hành chính

Thái Nguyên gồm 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện), Tỉnh lỵ là thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện: Đại Từ, Phổ Yên, Phú Bình, Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương.

1.1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội

Thái Nguyên là miền đất nối giữa vùng rừng núi Việt Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ kinh đô Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Vì vậy tỉnh được xác định là trung tâm kinh tế-văn hóa của vùng trung du và Đông Bắc Bắc Bộ. Thái Nguyên có nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, quốc phòng có tầm chiến lược của đất nước như: khu công nghiệp Gang Thép (Khu công nghiệp ra đời đầu tiên của tổ quốc vào năm 1963); khu công nghiệp Sông Công; 6 trường Đại học, gần 20 trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên có trục quốc lộ 3 và sông Cầu gần như trục đối xứng chạy dọc suốt từ phía Bắc xuống phía Nam của tỉnh, quốc lộ 3 nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng và với các tỉnh phía Bắc của Tổ quốc. Vị trí địa lý của tỉnh Thái Nguyên đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi mà nhiều tỉnh miền núi phía Bắc không có, giúp cho tỉnh có tiềm năng phát triển không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai.

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, là một trong những đô thị được coi là thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội, có đường giao thông thuận tiện Hà Nội-Thái Nguyên (80km), cách sân bay Nội Bài 50 km, cách khu chế xuất Sóc Sơn 45km, nằm cạnh vùng tam giác kinh tế mạnh Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Hồ Núi Cốc và TP.Thái Nguyên tương lai sẽ là nơi nghỉ cuối tuần của du khách thủ đô Hà Nội và các địa phương vùng Bắc Bộ.

Tuyến đường 18 là trục kinh tế công nghiệp sẽ được xây dựng nối Thái Nguyên-Kép-Phả Lại-Uông Bí-Cái Lân ra biển, thuận lợi cho giao lưu giữa tỉnh Thái Nguyên và vùng Đông Bắc Tổ quốc. Trục kinh tế phía bắc Hà Nội-Nội Bài-Sông Công-Thái Nguyên sầm uất, có lực lượng lao động công nghiệp dồi dào, số lượng khách du lịch đến tỉnh Thái Nguyên vì thế cũng rất lớn.

Thành phố Thái Nguyên, một đô thị đã được quy hoạch phát triển về phía tây nối với vùng hồ Núi Cốc, hình thành nên vùng du lịch đô thị-sinh thái tự nhiên, trung tâm thành phố và vùng hồ, là điều kiện thuận lợi cho khách đến làm kinh tế và du lịch.

1.2. TIỀM NĂNG DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

1.2.1. Tiềm năng tự nhiên

  • Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc được đánh giá là điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia thuộc tiểu vùng miền núi Đông Bắc, loại hình du lịch sinh thái với các sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch nghỉ dưỡng, giải trí; du lịch nghiên cứu sinh thái rừng, hồ; du lịch thể thao leo núi, thể thao mặt nước; du lịch văn hoá-lịch sử.

Hồ thuộc xã Tân Thái, huyện Đại Từ, cách trung tâm TP.Thái Nguyên 15 km về hướng Tây Nam. Hồ Núi Cốc là một hồ nhân tạo, chắn ngang dòng sông Công, nằm trên cao lưng chừng núi, có diện tích mặt hồ rộng 25km2, trên lòng hồ có 89 hòn đảo, có đảo là rừng xanh, có đảo là nơi cư trú của những đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê và có đảo là nơi dựng đền thờ bà chúa Thượng Ngàn… Hồ Núi Cốc là một danh lam thắng cảnh đẹp, đến với khu du lịch Hồ Núi Cốc du khách sẽ cảm thấy sự thoải mái và hài lòng với nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, có 6 điểm tham quan chính là: sân khấu nhạc nước, huyền thoại cung, động Thế giới cổ tích, động Ba cây thông, công viên cá sấu, công viên nước. Hệ thống khách sạn, nhà hàng với nhiều loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng. Từ nhiều năm nay, hồ Núi Cốc đã trở thành địa chỉ tham quan hấp dẫn du khách trong nước và ngoài nước.

  • Du lịch làng chè Tân Cương

Làng chè Tân Cương nằm cạnh khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng của tỉnh, thuộc xã Tân Cương (TP.Thái Nguyên), cách trung tâm TP.Thái Nguyên chừng 10 km theo tỉnh lộ Đán-Núi Cốc. Đất nước ta có nhiều vùng chè ngon, nhưng xưa nay chè Tân Cương-Thái Nguyên là ngon hơn cả, nổi tiếng hơn cả. Các hộ dân trong xã chủ yếu tập trung chuyên canh cây chè, toàn xã có 1200 hộ trồng chè với diện tích trên 400 ha, sản lượng chè của xã mỗi năm trên 1000 tấn búp khô.

Chè Tân Cương có hương thơm tự nhiên, đậm đà bởi vị ngọt chát mà chỉ có đất trời Tân Cương mới tạo nên được. Chưa rõ chính xác từ khi nào cây chè xuất hiện ở Thái Nguyên nhưng theo người dân vùng chè Tân Cương kể lại thì nghề chè đã tồn tại trong đời sống của cha ông họ từ hàng trăm năm về trước. Từ đầu thế kỷ XX, đã thấy ở Thái Nguyên, Hà thành và nhiều tỉnh thành trong cả nước những sản phẩm mang hiệu chè Tân Cương-Chè Thái với hương cốm thơm, vị ngọt thanh tao, đã trở thành món quà thơm thảo tình bạn bè khi gặp gỡ nhau.

  • Hang Phượng Hoàng-suối Mỏ Gà Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Di tích thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, nằm sát trục quốc lộ 1B (Thái Nguyên-Lạng Sơn), cách thành phố Thái Nguyên 42 km về phía Đông Bắc. Đây là một quần thể thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hang động đẹp, nhiều dáng vẻ kỳ thú, có suối nước, thác nước trong xanh, khí hậu ôn hoà mát mẻ.

Hang Phượng Hoàng nằm trên đỉnh núi, cửa hang có độ cao khoảng 100m từ chân núi leo lên miệng hang qua nhiều vách đá tai mèo, hang ăn sâu xuống lòng núi, trong hang có dòng suối mát, nhiều nhũ đá đẹp. Dưới chân núi là suối Mỏ Gà, nước ngầm từ trong lòng núi chảy ra quanh năm. Phía trước cửa hang có thác nước nhỏ được tạo nên bởi nhiều mô đá, bậc đá. Hang Phượng Hoàng-suối Mỏ Gà là một điểm du lịch xanh, leo núi, thám hiểm du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách. Năm 1994, thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng di tích thắng cảnh cấp Quốc gia.

  • Thác Khuôn Tát

Thác Khuôn Tát thuộc xóm Tỉn keo, xã Phú Đình. Từ trên đỉnh Đèo De cao vút, có thể nhìn dòng thác bảy tầng thiên tạo, như một bậc thang nhà sàn, nước trong vắt đổ ào ào quanh năm. Thác có độ cao trên 20m, tầng dưới cùng đẹp nhất, cao khoảng 12m, rộng 15m, các tầng còn lại cao chênh lệch nhau trên dưới 2 đến 3m và chiều rộng thu nhỏ dần lên đỉnh thác. Chân thác Khuôn Tát nước dội xuống thành bồn tắm thiên tạo, chỗ nước sâu nhất chừng 2-3m, nông dần ra phía ngoài tạo thành con suối róc rách trải dài qua khe đá, bờ cây thoáng đãng. Suối Khuôn Tát chảy ngoài thác độ 100m là bãi cát, sỏi nhỏ và đá tự nhiên nằm giữa dòng chảy với các hình thù như: hình cá voi, hình con rùa, con trâu đầm. Hai bên suối là bãi cỏ bằng phẳng xanh tươi, rất thuận lợi cho việc cắm trại, dựng lều lán nghỉ ngơi, vui chơi cho các đoàn khách du lịch đông người.

Thắng cảnh Thác Khuôn Tát, một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ, hữu tình không chỉ của tỉnh Thái Nguyên mà còn nổi tiếng khắp vùng Việt Bắc đã được xếp hạng danh thắng cấp quốc gia năm 2002.

  • Động Linh Sơn (hang Dơi) Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Động Linh Sơn thuộc xóm núi Hột, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 6 km về phía Đông Bắc và cách thị trấn chùa Hang 3 km về phía Đông Nam. Động là một trong những thắng cảnh đẹp của Thái Nguyên, được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích thắng cảnh-lịch sử. Lòng hang rộng có thể chứa được cả ngàn người, khí hậu mát mẻ, thiên nhiên trong lành. Ngày 25/10/1995, nhân đân địa phương đã phát hiện ra tấm bia đá có diện tích 1,2m x0,8 m trên vách đá trước cửa hang, bia có ghi sự ban chiếu của Lan Linh Nhân Hoàng Thái Hậu, cho lập đình chùa danh lam thắng cảnh sau khi quân ta đánh thắng giặc Tống xâm lược. Do bia không được rõ nên chỉ ước định bia có niên đại vào khoảng cuối đời nhà Lê (năm Ất mùi).

  • Khu di tích khảo cổ học Thần Sa

Theo quốc lộ 1B, di tích khảo cổ thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai cách TP.Thái Nguyên 40 km về phía Bắc. Nơi đây, những di chỉ khảo cổ đồ đá về con người sống cách chúng ta chừng 2-3 vạn năm được phát hiện ở hang Phiềng Tung (hang Miệng Hổ), Ngườm thuộc vùng Thần Sa, chứng minh tại đây đã tồn tại một nền văn hoá cổ gọi là văn hoá Thần Sa. Đây là nền văn hoá cổ nhất được biết đến cho tới nay ở Việt Nam và cả vùng lục địa Đông Nam Á.

Thần Sa là nơi con người nguyên thuỷ đã sống liên tục trong thời gian dài vài chục nghìn năm, từ thời đồ đá cũ đến hậu kỳ đá mơí; là nơi phát hiện các khảo cổ quan trọng, góp phần chứng minh sự xuất hiện và phát triển liên tục của con người thuộc các nền văn hoá khảo cổ trên đất nước Việt nam. Di tích khảo cổ học Thần Sa đã được Nhà nước xếp hạng bảo tồn Quốc gia.

1.2.2. Tiềm năng nhân văn

  • Các di tích văn hóa

Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam

Bảo tàng tọa lạc giữa trung tâm TP.Thái Nguyên, trên một vùng đất rộng 28.000 m2. Tại đây, vào thời Pháp thuộc từng là khuôn viên của tòa sứ, tòa phó sứ tỉnh Thái Nguyên, phía sau là một khuôn viên rộng nhiều cây cối cổ thụ, tạo phong cảnh râm mát. Bảo tàng là một công trình kiến trúc lớn được trang trí bởi nhiều đường nét hoa văn dân gian dân tộc Việt Nam. Có thể nói, đây là một công trình kiến trúc đẹp nhất và là niềm tự hào của mỗi người dân Thái Nguyên, với hơn 3.000m2 sử dụng cho trưng bày, kho bảo quản và các hoạt động khác. Bảo tàng được xây dựng thành 5 khối kiến trúc là 5 phòng trưng bày lớn: phòng Việt-Mường, phòng Tày-Thái, phòng Mông-Dao và nhóm Nam Á khác, phòng Môm-Khơ Me, phòng Hán-Hoa . Trước đây, bảo tàng chuyên giới thiệu về lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Việt Bắc. Ngày nay, bảo tàng lưu giữ và trưng bày hơn 10.000 hiện vật, tài liệu di sản văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam. Hiện nay, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan và tìm hiểu về bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

  • Đền thờ Đội Cấn Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Đền thờ Đội Cấn nằm trên đồi lịch sử cách mạng Đội Cấn tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, thuộc phố Phủ Liễn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên. Đội Cấn tên thật là Trịnh Văn Đạt (1881-1918). Ông sinh tại Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên. Tại đây vào đêm 30 rạng sáng ngày 31/8/1917, Trịnh Văn Cấn đã cùng Lương Ngọc Quyến lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử cận đại Việt Nam một cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp đã chiếm được tỉnh lỵ, không những làm vang dội cả nước Việt Nam, mà còn làm rung động nước Pháp và ảnh hưởng tới các sứ thuộc địa của Pháp. Khởi nghĩa Thái Nguyên cùng tên tuổi Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến đã thực sự là những nét vàng ghi trong trang sử hào hùng của đất Thái Nguyên, của lịch sử dân tộc, nhân dân Thái Nguyên đã dựng ngôi đền thờ để tưởng nhớ về người anh hùng dân tộc Đội Cấn, một di tích lịch sử cấp quốc gia đã được Nhà nước xếp hạng bảo tồn.

  • Đài tưởng niêm liệt sỹ TP.Thái Nguyên

Đài tưởng niệm ghi danh, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tỉnh Thái Nguyên được xây dựng trên một quả đồi ngay trung tâm TP.Thái Nguyên, gần đường tròn và Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây là một công trình kiến trúc hiện đại, trang nghiêm đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn du khách ngay từ khi đặt chân đến Thái Nguyên.

  • Chùa Phủ Liễn

Chùa Phủ liễn là điểm du lịch văn hoá tâm linh của nhân dân các địa phương lân cận, với diện tích 3500m2, nằm trên một địa thế đẹp, cao ráo, xung quanh là cánh đồng và hồ nước nhỏ. Chùa được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và được trùng tu nhiều lần. Chùa mang lối kiến trúc cổ, có Tam Bảo, Điện Mẫu, Nhà Tổ, Tháp Cổ và phía trước có bức tượng Quan Âm rất linh thiêng. Hàng tháng vào ngày rằm và mồng một các phật tử về đây tu học. Lễ hội chùa được tổ chức hàng năm từ mùng 10-15 tháng Giêng, mọi người đến đây để cầu phúc, cầu tài, sau phần lễ có các trò chơi dân gian như kéo co, chọi gà, cờ tướng…

  • Đền Đuổm Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Di tích nằm ngay chân núi Đuổm, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương, nằm cạnh quốc lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên 23 km về phía Tây Bắc. Đền được xây dựng từ thời nhà Lý để thờ phò mã Dương Tự Minh, mẫu hậu và hai người vợ của ông là Diên Bình công chúa và Thiều Dung công chúa (có tư liệu ghi đền xây dựng năm 1180). Dương Tự Minh là người Tày, ông sinh ở vùng Quán Triều, phủ Phú Lương. Ông là một người có tài, có đức và có trí thông minh nên đã được triều đình nhà Lý trọng dụng trở thành thủ lĩnh phủ Phú Lương. Ông có công lớn trong việc đánh giặc Tống sang xâm chiếm phía Bắc. Năm 1127, vua Lý Nhân Tông đã gả Công chúa Diên Bình cho ông và đến năm 1144 đời vua Lý Anh Tông ông lại được triều đình gả cho Công chúa Thiều Dung và được phong là Phò mã Lang.

Đền Đuổm được xây dựng trên một vùng có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức lễ hội Đền Đuổm vào ngày 6 tháng Giêng. Có thể nói, đền Đuổm vừa là di tích lịch sử vừa là thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên thu hút nhiều khách thập phương đến tham quan, dự hội.

  • Chùa Hang

Chùa Hang thuộc thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm TP.Thái Nguyên 2km về phía Tây Bắc, qua cầu Gia Bảy, theo hướng quốc lộ 1 (Thái Nguyên-Lạng Sơn).

Chùa Hang nằm trong hệ thống núi đá vôi tự nhiên có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có động ăn sâu vào trong lòng núi. Nơi đây có tấm bia đá khắc chữ Hán-Nôm và gọi hang là “Tiên nữ Động”, bia có niên hiệu Hồng Đức Đinh Tỵ năm thứ 27 (1487) thế kỷ XV, tấm bia này là hiện vật lịch sử ghi dấu một thời vua sáng tôi hiền

  • Các lễ hội

Từ mùng 5 đến mùng 10 tháng Giêng

  • Lễ hội đền Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú lương)

Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng niệm, tôn vinh danh nhân lịch sử Dương Tự Minh thủ lĩnh phủ Phú Lương, người có công xây dựng vùng đất Phú Lương phồn thịnh, chống giặc Tống giữ yên vùng đất phía Bắc Đại việt ở thế kỷ XII.

Lễ hội có rước kiệu, tế thần, hát chầu văn, ném còn, chọi gà, hát ví, hát lượn…Hội xuân đền Đuổm là hội lớn nhất tỉnh Thái Nguyên kéo dài từ 5,6,7,8 tháng giêng thu hút hàng triệu người đi hội.

  • Lễ hội đền Giá (xã Đông Cao, huyện phổ Yên) Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Lễ hội tưởng niệm Thánh Gióng và Mạnh Điện quốc vương, có công đánh đuổi giặc Ân thời vua Hùng thứ 6. Lễ hội dâng hương, rước các “dò” bằng tre tươi tượng trưng cho roi sắt của Thánh Gióng, chọi gà, cờ tướng, đấu võ, đấu vật, kéo co, hát đu, hát trống quân…

  • Lễ hội Lồng Tồng (huyện Định Hóa)

Lồng Tồng là một lễ hội truyền thống đặc trưng của đồng bào Tày, được tổ chức trong các bản làng để cầu cúng thần nông-vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản, xin thần cho cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người no ấm, bản làng yên lành. Theo nghĩa tiếng dân tộc Tày, lễ hội Lồng Tồng có nghĩa là lễ hội “xuống đồng”. Lễ hội diễn ra trên những thửa ruộng, cánh đồng, bãi rộng, có các trò chơi cổ truyền dân gian như: tung còn, đánh Yến, bịt mắt bắt Dê, hát giao duyên, thi sản vật địa phương…

Từ ngày 12 đến ngày 15 tháng Giêng

  • Hội đình Phương Độ (xã Xuân Phương, huyện Phú Bình)

Hội có rước kiệu thành hoàng Dương Tự minh, diễn trò, tế Thánh mừng dân, cầu phúc, cầu tài, lễ vật: bánh dầy, hoa quả tươi, có các trò chơi: đánh cờ, đấu vật, chọi gà…

  • Hội Hích (xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ)

Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 15 tháng Giêng. Trong lễ hội có dâng hương tưởng niệm đức Thánh Trần, lễ mẫu Liễu Hạnh, mẫu Tứ Phủ, có các trò chơi dân gian như: ném còn, đấu cờ, hát lượn, hát then của các dân tộc Tày, Nùng.

  • Hội chùa Phủ Liễn (phường Hoàng Văn Thụ, TP.Thái Nguyên)

Lễ hội diễn ra hàng năm từ 10-15 tháng Giêng. Lễ phật cầu phúc, cầu tài, các chò chơi chọi gà, đánh đu, cờ tướng, bình đọc thơ văn…

  • Hội chùa Hang (thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá)

Lễ hội cầu phúc, cầu tài, chiêm ngưỡng thắng cảnh, chơi hang, leo núi, có các trò chơi: ném còn, chọi gà và kéo co, thi hát…

Từ ngày 18 đến ngày 24 tháng Giêng

  • Hội chùa Hang (huyện Đồng Hỷ) Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Đây là một lễ hội lớn, hàng năm đón tới hàng chục vạn lượt khách tham quan, dự hội. Lễ hội có rước kiệu, lễ phật cầu phúc, cầu tài, hái lộc, leo núi, chơi hang, ném còn, hát quan họ, kéo co…

Ngày 15 tháng 2 (Âm lịch)

  • Hội Núi Văn-Núi Võ (xã Văn Yên, xã Ký Phú, huyện Đại Từ)

Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 15 tháng 2 (Âm lịch). Lễ hội tưởng niệm tướng quân Lưu Nhân Chú đã có công cùng với Lê Lợi đánh gịăc Minh ở thế kỷ thứ XV. Lễ hội có rước kiệu, nhiều trò chơi dân gian và hiện đại.

Ngày 15 tháng 3 (Âm lịch)

  • Hội đền Lục Giáp (xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên)

Hội đền Lục Giáp (Miếu vật) tưởng niệm các danh nhân: Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú, Đỗ Cận. Lễ hội có dâng hương, tế lễ, rước kiệu, hát ví, đấu cờ, đấu vật…

Ngày 20 tháng 8 (Âm lịch)

  • Hội đền Xương Rồng (phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên)

Lễ hội có rước kiệu, trò tế thánh, tưởng niệm đức thánh Trần Hưng Đạo, mẫu Liễu Hạnh, Tứ Phủ, hội có nhiều trò chơi truyền thống, hiện đại.

Mùng 10 tháng 10 (Âm lịch)

  • Hội đình Xuân La (xã Xuân Phương, huyện Phú Bình)

Đình thờ thành hoàng Dương Tự Minh. Lễ hội có rước kiệu, rước bánh dầy, ăn mừng cơm mới sau vụ gặt.

  • Các di tích cách mạng

Di tích văn hoá lịch sử Núi Văn-Núi Võ Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Núi Văn-Núi Võ nằm dưới chân núi Tam Đảo thuộc 2 xã Văn Yên và Ký Phú, huyện Đại Từ, cách thành phố Thái Nguyên 30km về phía Tây. Đây là di tích gắn liền với tên tuổi và quê hương của danh tướng Lưu Nhân Chú với những đóng góp kiệt xuất cho cuộc kháng chiến chống giặc Minh thế kỷ 15 và triều đại nhà Lê. Ông đã từng dự hội thề Lũng Nhai năm 1416, kết nghĩa anh em với Lê Lợi. Những năm 1425-1426, Lưu Nhân Chú chỉ huy nhiều cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh, chiến tích năm 1427 tại ải Chi Lăng, chém tướng giặc Liễu Thăng đánh tan 10 vạn quân viện binh. Ông cùng hoàng tử Từ Tế (con trai cả của vua Lê Lợi) xây thành Đông Quan và cũng chính bản thân ông đã làm sứ giả đàm phán buộc Vương Thông rút quân về nước để nước Đại Việt được thái bình. Năm 1485, Lê Thánh Tông đã truy phong ông tước “Thái phó vinh quốc công”. Khu di tích Núi Văn-Núi Võ được Nhà nước xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

  • Địa điểm công bố ngày Thương binh liệt sỹ toàn quốc 27/7/1947

Khu di tích nằm cách trung tâm thành phố Thái nguyên 30 km về phía Tây Bắc, tại xã Hùng sơn, huyện Đại Từ, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 17/7/1997. Di tích có diện tích 3000m2, gồm: Nhà lưu niệm, Bia ghi sự kiện. Bia là tảng đá vân mây trắng hình trụ, chóp nhọn, cao hơn 3m, rộng gần 3m, nặng gần 7 tấn, ghi: ” Nơi đây ngày 27/7/1947, 300 cán bộ, bộ đội và đại diện các tầng lớp nhân dân địa phương họp mặt nghe công bố thư Bác Hồ, ghi nhận sự ra đời ngày Thương binh liệt sỹ ở nước ta”. Hàng năm, đến ngày 27/7 là dịp cho đồng bào ta bày tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh liệt sỹ.

  • Địa điểm thành lập cơ quan chỉ huy chiến khu Nguyễn Huệ

Ngày 10/10/1944, hội nghị cán bộ thành lập khu uỷ chiến khu Nguyễn Huệ họp tại ngôi nhà sàn gia đình ông Lâm Vạn Đại, dân tộc Sán Chí, xóm Khuôn Nanh, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, dưới sự chủ trì của đồng chí Tân Hồng (Chu Văn Tấn) và Song Hào, 12 đảng viên vượt ngục chợ Chu, cán bộ đội Cứu quốc quân và cán bộ địa phương đi đến thành lập chiến khu.

Địa điểm thành lập cơ quan chỉ huy chiến khu Nguyễn Huệ được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 22/2/1999. Tại đây, đã lập bia di tích ghi dấu sự kiện lịch sử, là nơi giáo dục truyền thống, tham quan du lịch, hành hương về nguồn của các thế hệ.

  • Nơi thành lập cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

Tháng 9/1936, tại địa điểm nhà ông Đường Văn Hon (tức Nhất Quý), xã La Bằng (huyện Đại Từ), cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên được thành lập.

Khu di tích này đã được tôn tạo, lập bia di tích, biển ghi dấu sự kiện, xây dựng hệ thống chỉ dẫn và được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia ngày 12/2/1999, thu hút đông đảo thế hệ trẻ hành hương về cội nguồn cách mạng. Hàng năm, vào ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2) có lễ dâng hương tưởng niệm, tổ chức kết nạp Đảng, giáo dục truyền thống cách mạng…

  • Di tích đồi Khau Tý Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Di tích nằm trên đồi Khau Tý thuộc xóm Nà Tra, xã Điềm Mạc, huyện Định Hóa. Đây là địa điểm làm việc đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về ATK Định Hoá vào ngày 20/5/1947 để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bác Hồ đã ở và làm việc tại đây trong thời gian từ 20/5 đến 10/11/1947. Bác đã chọn địa điểm này vì từ nơi đây có con đường mòn đi huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), xuống huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên), lên huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), ra huyên Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) và nhiều đường tắt đi lại kín đáo, thuận tiện. Tại di tích này có lán ở của Bác, trong thời gian ở đây Bác đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” và bài thơ ” Cảnh khuya” dùng làm tài liệu tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong cho cán bộ Đảng viên.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã đến thắp hương tại di tích ngày 6/2/2002 và tại đây đồng chí đã trồng 2 cây kim giao lưu niệm. Ngày nay, di tích này là điểm tham quan thu hút nhiều du khách hành hương về với cuội nguồn vinh quang của lịch sử .

  • Nhà trưng bày ATK Định Hoá

Nhà trưng bày ATK Định Hoá được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại ATK-Định Hoá (20/05/1947-20/05/1997) và đã vinh dự được Thủ tướng Võ Văn Kiệt cắt băng khánh thành. Kiến trúc nhà trưng bày được phỏng theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào Tày-Nùng vùng chiến khu Việt Bắc. Nội dung trưng bày:

  • Gian long trọng: có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tư thế đang ngồi làm việc dưới bầu trời của Thủ đô kháng chiến.
  • Nội dung thứ 2: giới thiệu lịch sử và nhân văn đất và người huyện Định Hoá, với những sưu tập đặc trưng của đồng bào nơi đây.
  • Nội dung thứ 3: tổ hợp trưng bày về huyện Định Hoá trong thời kỳ tiền khởi nghĩa: hình ảnh 7 trong 12 chiến sỹ đã tổ chức vượt ngục nhà tù Chợ Chu, cùng những hình ảnh giới thiệu tội ác của thực dân Pháp đã bị quân và dân ta chống trả quyết liệt…
  • Tổ hợp trưng bày, giới thiệu những hiện vật của cơ quan đầu não Việt Nam: những hiện vật vũ khi đơn sơ; những hình ảnh đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người sống và làm việc tại ATK: Bác tập thể dục, tăng gia sản xuất, thăm hỏi chiến sỹ, đồng bào… , những bức ảnh ghi dấu quan hệ quốc tế tại ATK: Chủ tịch Hồ Chí Minh đón các đoàn đại biểu quốc tế tới giúp đỡ Việt Nam và thăm hỏi sức khoẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ tịch nước bạn Lào (Suvanuvông), Đảng cộng sản Pháp (Lêôphighe), đoàn đại biểu Liên Xô Rônan Cácmen. Đặc biệt là bức ảnh ghi dấu sự kiện lịch sử tại đồi Tỉn Keo: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Bộ chính trị để thông qua kế hoạch tác chiến, chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954 và hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
  • Nội dung cuối: những thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới: Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên thi đua lao động sản xuất, vững bước tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội.

Lán Tỉn Keo Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Lán nằm trên đồi Tỉn Keo thuộc xóm Nà Lọm, xã Phú Đình. Đồi Tỉn Keo còn có tên gọi là chân Đèo De hoặc Khuôn Tát ngoài. Nơi đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc nhiều lần: lần thứ nhất (từ ngày 5/4/1948 đến ngày 1/5/1948); lần thứ hai (từ ngày 25/5/1948 đến ngày 12/9/1948); lần thứ ba (cuối năm 1953).

Tại đây, các đồng chí lãnh đạo cao cấp thường xuyên đến làm việc với Bác Hồ, ở đây cũng diễn ra nhiều cuộc họp của thường vụ Trung ương Đảng. Đặc biệt vào đêm 6/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng để thông qua kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Nhà tưởng niệm Bác Hồ

Nhà tưởng niệm Bác Hồ được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 115 ngày sinh nhật Bác (19/05/1890-19/05/2005). Đây là quà tặng của Đảng bộ và nhân dân thủ đô Hà Nội tặng Tỉnh uỷ-UBND và đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên với tổng số vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. Toàn bộ công trình được xây dựng trên diện tích 16.000m2, giữa đồi cao thoáng đãng, mặt hướng về phía Đông Bắc, bốn bên đều có núi bao bọc.

Nhìn một cách tổng quát, toàn bộ công trình Nhà tưởng niệm trên tổng thể mặt bằng là một toà nhà chính được toạ lạc trên mai một con rùa, một loài vật quý trong bộ Tứ linh (Long-Ly-Quy-Phượng). Từ Tứ trụ lên tới Tam quan là 115 bậc gắn với 115 năm ngày sinh của Bác. Từ Tam quan lên tới Nhà tưởng niệm là 79 bậc gắn với 79 mùa xuân của Người. Hai bên là 2 hàng tùng với tổng số 31 cây. Người ta vẫn thường nói vững vàng hiên ngang như cây tùng, cây bách. Toàn bộ toà nhà được nâng bởi 9 cánh sen cách điệu (cửu trùng thiên), xung quanh 9 cánh sen được trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng 79 tuổi của Bác.

Về nội thất Nhà trưng bày: nổi bật là tượng Bác Hồ đúc bằng đồng nặng 150kg, cao 99cm do các nghệ nhân xưởng đúc đồng Mai Hoa, làng Ngũ Xá huyện Gia Lâm-Hà Nội chế tác. Bên cạnh hệ thống đồ thờ là các hoành phi, câu đối. Nhà tưởng niệm cũng trưng bày 8 tủ ảnh tư liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở ATK-Định Hoá-Thái Nguyên trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Di tích Khuôn Tát Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Di tích bao gồm lán Khuôn Tát, hầm Khuôn Tát và những địa điểm gần gũi thân thuộc với Bác Hồ trong những năm 1947-1954.

Lán Khuôn Tát nằm trên đồi cọ thuộc xóm Khuôn Tát, xã Phú Đình. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây 3 lần: lần thứ nhất (từ ngày 20/11 đến ngày 28/11/1947); lần thứ hai (từ ngày 11/11 đến ngày 7/3/1948); lần thứ 3 (từ ngày 5/4 đến ngày 1/5/1948).

Những ngày ở đây, Người đã viết rất nhiều tài liệu nhằm củng cố chính quyền, củng cố hậu phương, động viên quân và dân ta quyết tâm kháng chiến.

Cách lán Khuôn Tát không xa là căn hầm Khuôn Tát, tuy nhỏ nhưng tương đối chắc chắn, thoáng mát, tiện lợi, là nơi tránh bom, tránh đạn và máy bay trinh thám của địch.

Di tích Nà Mòn

Đầu năm 1947, sau khi rời khỏi thủ đô Hà Nội, hầu hết các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ đều lần lượt chuyển lên ATK Việt Bắc, trong đó có ATK Định Hoá và một số địa phương khác của tỉnh Thái Nguyên. Cơ quan Trung ương Đảng và Tổng bí thư Trường Chinh chuyển đến ở và làm việc tại Nà Mòn, xã Phú Đình, huyện Định Hoá. Đồng chí Trường Chinh đã ở và làm việc ở đây trong những năm 1949, 1952-1953.

Để giữ gìn an toàn tuyệt đối cho ATK, tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể không bao giờ ở một địa điểm cố định và lâu dài mà phải thường xuyên di chuyển và mỗi lần di chuyển không được phép để lại dấu ấn theo tinh thần “lai vô ảnh, khứ vô hình”. Do vậy, cùng với năm tháng chiến tranh toàn bộ các di tích về ATK chỉ còn là những địa danh, còn trong kí ức của các nhân chứng lịch sử, hiện nay lán Nà Mòn được phục hồi tôn tạo trên nền móng cũ.

Di tích cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam

Địa điểm đi tích cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1949-1954) thuộc xóm Bảo Biên, xã Bảo Linh, huyện Định Hoá. Di tích gồm 2 điểm chính là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiêm văn phòng Quân uỷ và văn phòng Bộ Tổng tư lệnh.

Cùng với thời gian và những năm tháng chiến tranh di tích không còn nguyên vẹn, di tích hiện nay được khôi phục trên nền móng cũ. Phía trước di tích có dựng bia, trên đó có đề “Di tích kháng chiến, cơ quan Quân uỷ, Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam…”. Bia được hoàn thành vào ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/2004.

Bảo Biên là trung tâm đầu não quân sự của Đảng ta. Tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh xây dựng các kế hoạch quân sự quan trọng trình lên Thường vụ Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh phê duyệt, chỉ huy và chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Di tích làng Quặng-nơi thành lập Việt Nam Giải phóng quân Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Điểm di tích nơi thành lập Việt Nam Giải phóng quân ngày 15/5/1945 tại làng Quặng, xã Định Biên, huyện Định Hoá. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngôi đình làng Quặng là chỗ đi lại họp hành của các cán bộ Việt Minh.

Sáng 15/5/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp trong tư thế nghiêm trang, dõng dạc tuyên bố sáp nhập 2 đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân thành Việt nam giải phóng quân. Sau đó, đồng chí còn dặn bộ đội Việt Nam giải phóng quân thực hiện 10 lời thề danh dự và 12 điều kỷ luật tiếp tục sự nghiệp giải phóng đất nước.

Sau buổi lễ, các đồng chí cán bộ chỉ huy trở về ngôi đình họp bàn, tại đây Bộ tư lệnh giải phóng quân đã được thành lập gồm các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Trần Đăng Ninh.

Nhà tù Chợ Chu

Nhà tù Chợ Chu được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia tại Quyết định số 253-Bộ VHTT, ngày 25/2/1998.

Di tích nhà tù Chợ Chu nằm trên đồi cao ở xóm Vườn Rau, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá. Năm 1889, thực dân Pháp chiếm đóng đã xây dựng đồn bốt tại đây. Năm 1894, chúng đặt cơ quan đại lý cai trị vùng này. Đến năm 1916, tiến hành xây dựng nhà tù.

Nhà tù Chợ Chu ban đầu được làm bằng tre, gỗ, đơn sơ, chủ yếu giam tù thường phạm, về sau là nơi giam giữ các chiến sỹ yêu nước tham gia cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917) và khởi nghĩa Yên Bái (1930). Năm 1940, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ, bị thực dân Pháp đàn áp dã man, nhiều chiến sỹ cách mạng và thân nhân bị bắt và đem về giam giữ tại đây. Đến năm 1942, nhà tù được xây dựng lại kiên cố, bằng gạch ngói, xi măng, có thể giam giữ 200 người một lúc.

Di tích nhà tù Chợ Chu là biểu tượng sinh động của người chiến sỹ cách mạng nguyện hiến dâng cuộc sống, chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc. Trong nhà tù Chợ Chu, nhiều đồng chí đã nêu cao tấm gương sáng về tinh thần học tập, trưởng thành qua thực tiễn đấu tranh bất khuất, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Di tích Rừng Khuôn Mánh Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Rừng Khuôn Mánh thuộc xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Đông Bắc. Tại đây, ngày 15/9/1941 đồng chí Hoàng Quốc Việt đã thay mặt thường vụ Trung ương Đảng chứng kiến lễ thành lập và trao nhiệm vụ cho đội Cứu quốc quân II, là một trong những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.

  • Các khu, tuyến du lịch

Từ sự đa dạng của các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, tỉnh Thái Nguyên đã hình thành các khu và tuyến du lịch trọng điểm:

  • Khu du lịch trung tâm TP.Thái Nguyên.
  • Tuyến du lịch trung tâm TP.Thái Nguyên-Hồ Núi Cốc.
  • Tuyến du lịch trung tâm TP.Thái Nguyên-ATK Định Hóa.
  • Tuyến du lịch trung tâm TP.Thái Nguyên-Đồng Hỷ, Võ Nhai.

Ẩm thực và một số làn điệu dân ca

Ẩm thực

Thái Nguyên là tỉnh miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, các món ăn ở mỗi vùng và mỗi dân tộc đã tạo nên nét ẩm thực đa dạng, đặc sắc của tỉnh. Một số món ăn địa phương:

  • Bánh chưng Bờ Đậu.
  • Cơm Lam.
  • Xôi Trám đen.
  • Trám đen kho thịt, kho cá..
  • Măng chua.
  • Măng đắng.
  • Măng ngâm dấm ớt, mắc mật.
  • Canh Gà nấu gừng.

Một số làn điệu dân ca

Hát then

  • Khoai Hoàng Phố hầm xương.
  • Thịt lợn sữa quay.
  • Khâu nhục.
  • Rau Ngót rừng.
  • Rau Bò khai.
  • Rau Rớn.
  • Rượu nếp cất.
  • Ba Ba rang muối, Ba Ba nướng, Ba Ba nấu lẩu …

Trong các cuộc thi đàn Tính, hát Then toàn quốc những năm gần đây, các nghệ nhân hát Then của Thái Nguyên đã tham gia và giành nhiều giải vàng, bạc. Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên, hiện có 7 nghệ nhân đàn Tính, hát Then, tập trung đông nhất ở huyện Định Hóa (6 nghệ nhân).

Tháng 1 năm 2007, câu lạc bộ hát Then của tỉnh được thành lập, thu hút 8 nghệ nhân đàn Tính, hát Then (1 nghệ nhân đã qua đời) và trên 20 thành viên tham gia sinh hoạt. Từ khi Câu lạc bộ thành lập, các nghệ nhân càng phát huy vai trò của mình, góp phần thành lập thêm nhiều Câu lạc bộ hát then ở cơ sở, giúp nhiều người, nhất là thế hệ trẻ yêu thích loại hình nghệ thuật này. Hiện nay, chủ nhiệm Câu lạc bộ là bà Nguyễn Thị Bích Hồng, một số nghệ nhân tiêu biểu: cao tuổi nhất là nghệ nhân Nguyễn Văn Lanh (xã Phú Tiến, huyện Định Hóa), hiện nay gần 70 tuổi, ông tham gia sáng tác lời mới dựa theo những điệu Then cổ; nghệ nhân Ma Văn Tào ở Thần Sa (huyện Võ Nhai); nghệ nhân Lưu Xuân Lai (xã Phúc Chu, huyện Định Hóa), ông là một nghệ nhân đàn Tính, hát Then đồng thời còn là nghệ nhân sản xuất đàn Tính nổi tiếng…và ít tuổi nhất là các cháu 7 tuổi, hiện đang tham gia Câu lạc bộ Tài năng trẻ của trung tâm Văn hóa tỉnh, trong đó có 3 cháu là Vân Anh, Nguyễn Thị Thùy Trang và Nguyễn Dương Nguyên đã tham gia nhiều chương trình lớn như: liên hoan hát Then đàn Tính toàn quốc; ngày hội xứ Trà; ngày giỗ tổ Hùng Vương…

Hát Tắc Xình

Điệu múa Tắc xình, người địa phương gọi là múa Tắc xịch được thể hiện trong lễ hội dân gian cầu mùa của người Sán Chay (nhóm Sán Chí) ở xã Tức Tranh và xã Phú Đô (huyện Phú Lương).

Theo ngôn ngữ của dân tộc Sán Chí, Tắc xịch có nghĩa là được ăn. Tham gia múa là hai, bốn hoặc 6 người đàn ông. Đạo cụ múa do người dân tự làm gồm một cây tre hoặc mai còn giữ lại một số cành nhỏ phía ngọn. Người ta chôn thẳng cây tre xuống đất và dùng một sợi dây se bằng những sợi nhỏ tước bằng vỏ cây tuva buộc ở đoạn giữa cây tre nối với một ống mai dài khoảng 0,5 m, đường kính 10 đến 15 cm, những thanh tre, mai già dài chừng 40 cm, rộng 3 cm đến 4 cm vót nhẵn cạnh, những ống mai nhỏ vừa cỡ tay cầm, rỗng hai đầu.

Khi tốp múa một tay dùng thanh tre già gõ vào ống mai tạo ra âm thanh rất đanh “tắc tắc” thì tay kia cũng gióng mạnh ống giang tạo nên tiếng xịch đục trầm “tắc tắc xịch; tắc tắc xịch; tắc tắc xịch-tắc xịch-tắc xịch…” , theo những âm thanh này người tham gia tốp múa thực hiện các động tác múa mô phỏng việc phát nương, vơ cỏ, tra hạt, gặt hái, đứng gõ chày tay và mô phỏng sự ngưỡng mộ thần linh.

Do những biến đổi của cuộc sống, trong điệu Tắc xình của người Sán Chí Thái nguyên có cả phụ nữ tham dự, một số động tác múa hiện đại cũng được đưa vào cho điệu múa thêm phong phú và đa dạng.

Hát Soọng Cô 

Hát Soọng Cô thuộc xã Nam Hòa, là xã trung du miền núi của huyện Đồng Hỷ, nơi có 66% dân cư là người dân tộc Sán Dìu sinh sống. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhiều nét văn hoá đặc trưng truyền thống, trong đó có hát Soọng Cô đang dần bị mai một. Người Sán Dìu đã và đang khôi phục nhằm bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. “Soọng Cô” phát âm theo tiếng Sán Dìu nghĩa là hát giao duyên, đã có từ rất lâu đời, là một thể loại dân ca trữ tình với lời hát đối đáp nam nữ gần giống với điệu hát Then, hát Lượn của dân tộc Tày, hát Sli của dân tộc Nùng, được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, do chính những người nông dân thật thà, chất phác sáng tạo nên, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng miệng hoặc được ghi chép lại bằng chữ Hán cổ. Soọng Cô bao gồm các hình thức hát ru, hát đối đáp, hát trao duyên, hát chào hỏi, hát mời khách, hát tiễn khách… Để khôi phục làn điệu dân ca này, xã Nam Hòa đã xây dựng Đề án “Khôi phục, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu”, trong đó có hát Soọng Cô. Khóa luận: Tìm hiểu hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x