Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: Thực trạng quản lý, sử dụng sim di động trả trước hiện nay của các nhà mạng viễn thông dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Giới thiệu tổng quan về dịch vụ di động
Ngày 18/5/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 05/2012/TT-BTTTT phân loại dịch vụ viễn thông. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông và các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.
Theo đó, dịch vụ viễn thông di động mặt đất là một trong những khái niệm trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT.
Cụ thể như sau:
Dịch vụ viễn thông di động mặt đất là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông di động mặt đất (mạng thông tin di động, mạng trung kế vô tuyến, mạng nhắn tin), bao gồm:
- a) Dịch vụ thông tin di động mặt đất;
- b) Dịch vụ trung kế vô tuyến;
- c) Dịch vụ nhắn tin.
Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập gửi đến bạn thông tin về một số loại hình dịch vụ viễn thông di động khác như sau:
Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông di động vệ tinh.
Dịch vụ viễn thông di động hàng hải là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài bờ, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên tàu, thuyền.
Dịch vụ viễn thông di động hàng không là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài mặt đất, đài máy bay để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên máy bay. Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
Ngoài ra, tại thông tư 05/2012/TT-BTTTT của Bộ thông tin Truyền thông cúng nêu rất rõ ràng về dịch vụ di động trả tiền mặt đất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2.2. Lĩnh vực kinh doanh di động trả trước của các nhà mạng viễn thông hiện nay
Theo số liệu của Cục viễn thông – Bộ thông tin và Truyền thông công bố tháng 1 năm 2022 trên công thông tin của Bộ thông đều chung một mô hình cung cấp như sau:
- Nhà mạng: cung cấp dịch vụ viễn thông cụ thể là sim di động bao gồm sim vật lý, sim ảo, thẻ cào vật, thẻ toup, mã thẻ Kênh Đại lý/ĐUQ/ĐBL: Hiện các nhà mạng đang uỷ quyền cho các cửa hàng, doanh nghiệp tư nhân, điểm bán lẻ để thay mặt nhà mạng cung cấp sim thẻ cho khách hàng. Đây là kênh chủ lực hiện nay và cũng là điểm mấu chốt trong vấn đề sim rác.
- Kênh chuỗi: Hiện nay các nhà mạng liên kết với các doanh nghiệp có quy mô lớn về chuỗi các cửa hàng, siêu thị điện máy như: Thế giới di động, Điện máy xanh, FPT…., nhằm bán chéo dịch vụ, hiện nay đây là kênh xu hướng
- Khách hàng: Khách hàng có thể qua các cửa hàng của nhà mạng hoặc ra các điểm kênh để mua sim di động.
Có thể nói với việc tổ chức kênh bán sim di động như vậy, việc quản lý là gặp rất nhiều khó khan trong việc kiểm tra, giám sát, hệ thống thì độc lập.
Theo số liệu của Cục viễn thông – Bộ thông tin và Truyền thông công bố tháng 1 năm 2022 trên công thông tin của Bộ về chỉ số doanh thu.
2.2.1. Chính sách giá của các nhà mạng hiện nay
Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng đặc biệt là ở những thị trường mà thu nhập của dân cư còn thấp. Trong việc phát triển sản phẩm mới doanh nghiệp phải có chính sách giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Trong chính sách giá đối với sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể theo đuổi những mục tiêu cơ bản sau đây:
- Để tồn tại (giá cao hơn chi phí)
- Để tối đa hoá lợi nhuận trước mắt
- Để tăng thị phần
- Để thu hồi vốn nhanh
- Để dẫn đầu về chất lượng
Các mục tiêu khác: một doanh nghiệp có thể dùng giá để phục vụ cho một số mục tiêu cụ thể hơn. Doanh nghiệp có thể đặt giá ở mức thấp để ngăn chăn cạnh tranh hay đặt giá bằng giá của đối thủ cạnh tranh để giữ ổn đinh thị trường. Giá có thể được quyết đinh ở mức giữ uy tín cũng như hỗ trợ các hãng buôn hay để tránh sự can thiệp của Chính phủ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể dựa vào ý muốn chủ quan của mình để định giá. Bạn cần phải tuân thủ những ràng buộc nhất định. Hãy tham khảo .. Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
Chính sách giá hớt váng (Skimming) và giá thâm nhập thị trường (Penetration):
Khi xác định giá cho một sản phẩm, nhất là sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xem xét nên áp dụng chính sách giá hớt váng thị trường (skimming) hay giá thâm nhập thị trường (penetration pricing).
- Chính sách giá hớt váng thị trường (Market-Skimming Pricing):hớt váng thị trường liên quan đến việc định giá cao so với giá thị trường. Chính sách này đặc biệt thích hợp với các sản phẩm mới vì:
- Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của một sản phẩm, giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất;
- Thị trường sẽ được phân định theo thu nhập nhờ giá cao;
- Nó có thể là một yếu tố bảo vệ một khi giá cả xác định sai;
- Giá cao ban đầu sẽ hạn chế nhu cầu ở mức sản xuất ban đầu của doanh nghiệp.
- Chính sách giá thâm nhập thị trường: Trong chiến lược này, một mức giá thấp ban đầu sẽ giúp sản phẩm có được thị phần lớn ngay lập tức. Tuy nhiên, để áp dụng chính sách này, nên có những điều kiện sau:
- Sản phẩm có mức cầu giãn lớn;
- Giá đơn vị của sản phẩm sẽ phải giảm đi đáng kể khi sản phẩm được sản xuất theo quy mô lớn;
- Doanh nghiệp cần dự tính trước là sản phẩm đó sẽ phải chịu cạnh tranh mạnh ngay khi nó xuất hiện trên thị trường;
Có thể nói giá cả trên thị trường các nhà mạng đã không kiểm soát dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí về kho số và tài nguyên.
2.2.2. Chiết khấu và hoa hồng của các nhà mạng viễn thông hiện nay
- Chiết khấu:
Chiết khấu số lượng: Các đơn đặt hàng có thể giảm chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hoá, đặc biệt đối với các sản phẩm của VNPT thì việc chiết khấu giá thành sản phẩm có nhiều đặc thu khác nhau VD: như di động….
- Chiết khấu thương mại
- Chiết khấu thanh toán
- Các khoản hoa hồng: đó là việc giảm giá để bồi hoàn lại những dịch vụ khuyến mại mà các đại lý đã thực hiện.
2.2.3. Chính sách phân phối sim của các nhà mạng Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
Nội dung cơ bản của chính sách phân phối trong marketing sản phẩm mới là thiết kế và quản lý mạng lưới bán hàng trong giai đoạn đầu doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường.
Mạng lưới bán hàng đó là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chủ thể khác nhau có sức mạnh và uy tín khác nhau để đưa hàng hoá từ doanh nghiệp sản xuất đến các khách hàng một cách thành công.Việc thiết kế và quản lý các kênh bán hàng hoá mới của doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Phù hợp với tính chất của sản phẩm.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm mua sản phẩm một cách dễ dàng.
- Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh.
- Các kênh phân phối cần đảm bảo tăng doanh số bán của công ty và thiết lập mối quan hệ bền vững với các trung gian.
2.2.4. Đại lý/Điểm uỷ quyền/ Điểm bán lẻ của các nhà mạng bán như thế nào?
Đó là một hãng bán buôn trung gian bán một phần hoặc tất cả dòng sản phẩm của doanh nghiệp ở một vùng lãnh thổ định trước. Một đại lý của nhà sản xuất rất có ích trong ba tình huống dưới đây:
Một doanh nghiệp nhỏ với một số loại sản phẩm nhất định và không có lực lượng bán hàng. Như vậy, đại lý là người đảm nhiệm công tác bán hàng.
Một doanh nghiệp muốn thêm một sản phẩm hoàn toàn mới hoặc có thể không có liên quan vào dòng sản phẩm sẵn có của mình. Nhưng đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm đối với sản phẩm mới hoặc đối với một phần thị trường mới. Phân phối sản phẩm mới này có thể giao cho đại lý đảm trách.
Một doanh nghiệp muốn thâm nhập vào một thị trường mới nhưng đội ngũ bán hàng của họ chưa đủ phát triển để có thể đảm nhiệm. Doanh nghiệp có thể sử dụng một nhà đại lý quen thuộc với mảng thị trường đó. Đối với VNPT HP hiện nay
Có ba loại kênh phân phối chính:
Phân phối đặc quyền: chỉ áp dụng cho sản phẩm dịch vụ của các nhà mạng hay còn gọi là Đại lý “Uỷ Quyền” trong cơ cấu kênh phân phối của kênh thì Đại lý bán sim thẻ phải có đầy đủ các tiêu chí để đáp ứng các nội dung công việc để bán sim di động trả trước ra thị trường, hiện nay Bộ thông tin và truyền thông đã quy định rất rõ về các tiêu chí của đối tượng này.
Các nhà mạng hy vọng khách hàng có đủ kiến thức và năng động để mua sản phẩm tại các đại lý ủy quyền.Tăng cường ấn tượng của sản phẩm và có lãi cao Doanh nghiệp viễn thông họ luôn lựa chọn những Đại lý có đầy đủ tiêu chí cũng như độ phủ của kênh này VD: Bình quân 2 ĐLUQ/ Phường, xã hoặc theo tiêu chí 1000 hộ dân, Điểm, tùy theo đặc thù vùng miền mà đề ra những quy định cho phù hợp.
- Phân phối có chọn lọc: Là phương thức trong đó số doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn số nhà phân phối và doanh nghiệp sản xuất không tốn nhiều chi phí để kiểm soát các địa điểm bán hàng. Hiện nay các nhà mạng đã ký kết với các đối tác có đủ năng lực để kết hợp bán các sản phẩm dịch vụ vd: Hệ thống siêu thị điện máy CPN, Thế giới di động, cửa hàng điện máy Trần Anh
- Phân phối rộng rãi: Kênh bán hàng online trên các trang mạng xã hội, kênh CTV… doanh nghiệp sẽ tìm nhiều địa điểm bán hàng tạo thuận lợi cho khách hàng tìm kiếm sản phẩm nhưng sẽ mất khả năng kiểm soát hệ thống bán hàng.
2.2.5. Chính sách truyền thống và xúc tiến bán hàng: Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
Khi một sản phẩm mới được giới thiệu trên thị trường, mục tiêu chính của chính sách truyền thông và xúc tiến bán hàng là:
Thông báo với khách hàng tiềm năng rằng hiện nay đã có một sản phẩm mới, sản phẩm mới được sử dụng thế nào và những lợi ích của sản phẩm mới.
Bán trực tiếp cần được tăng cường nhằm vào cả người phân phối và người tiêu dùng.
Thay vì gọi điện hay gặp gỡ từng khách hàng, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm mới tại hội chợ thu hút được các khách hàng có quan tâm.
2.3. Báo cáo kinh doanh của 1 đơn vị cụ thể kinh doanh dịch vụ di động trả trước là VNPT Hải Phòng
2.3.1. Chức năng nhiệm vụ của VNPT Hải Phòng
- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Tổ chức quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Sản xuất, kinh doanh, cung ứng đại lý vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu khách hàng .
- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông công nghệ thông tin.
- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông.
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.
- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên.
- Kinh doanh các nghành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu tại TP. Hải Phòng Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp Hải Dương, phía Tây Nam giáp Thái Bình và phía Đông là bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình. Là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới. Do có cảng biển, Hải Phòng giữ vai trò to lớn đối với xuất nhập khẩu của vùng Bắc Bộ, tiếp nhận nhanh các thành tựu khoa học – công nghệ từ nước ngoài để rồi lan toả chúng trên phạm vi rộng lớn từ bắc khu Bốn cũ trở ra. Cảng biển Hải Phòng cùng với sự xuất hiện của cảng Cái Lân (Quảng Ninh) với công suất vài chục triệu tấn tạo thành cụm cảng có quy mô ngày càng lớn góp phần đưa hàng hoá của Bắc bộ đến các vùng của cả nước, cũng như tham gia dịch vụ vận tải hàng hoá quá cảnh cho khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo). Dân số thành phố là trên 1.937.000 người, trong đó số dân thành thị là trên 947.000 người và số dân ở nông thôn là trên 990.000 người. (theo số liệu điều tra dân số năm 2013). Mật độ dân số 1.207 người/km2.
Dưới đây là một số phân tích các đặc thù dân cư, địa lý của người dân Hải Phòng có ảnh hưởng đến công tác truyền thông:
- Hải Phòng là 1 trong 5 tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên toàn quốc. Với 2 triệu dân trong đó 45% là thành thị và 55% là nông thôn, Hải Phòng được đánh giá là một tỉnh thành có tỷ lệ tiếp cận công nghệ thông tin cao.
- Xu hướng đời sống sinh hoạt tại Hải Phòng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến trong đời sống hàng ngày.
- Là một thành phố cảng và du lịch, Hải Phòng chịu tác động từ các tỉnh thành lẫn quốc gia khác cả về tài chính kinh tế lẫn đời sống văn hóa.
- Người dân Hải Phòng cũng như người dân tại các tỉnh miền Bắc nói chung, có tính cộng đồng cao cùng văn hóa truyền miệng ăn sâu vào thói quen truyền thông.
- Người dân Hải Phòng hiếu kỳ, tò mò, dễ bị thu hút bởi sự mới lạ, ảnh hưởng mạnh bởi hiệu ứng đám đông.
- Người Hải Phòng có cái tôi cao, thích thể hiện, chứng tỏ mình.
- Một bộ phận lớn qua tâm đến các hình thức khuyến mãi như: giảm giá, tặng, miễn phí…
- Có sự khác biệt rõ ràng giữa thói quen, hành vi, nhận thức giữa 2 vùng dân cư tại Hải Phòng. Cụ thể là tại vùng nội thành, người dân có tâm lý tìm hiểu, ít bị tác động từ phía nhà cung cấp và tự tìm đến nhà cung cấp. Còn vùng ngoại thành có tâm lý chờ đón thông tin, bị tác động mạnh từ phía nhà cung cấp và chấp nhận nhà cung cấp tìm đến mình.
- Độ tuổi trung bình của người dân tại Hải Phòng trẻ, thuận lợi cho việc tiếp cận các trào lưu và xu hướng hiện đại.
- Với xu hướng công công nghệ hóa toàn cầu và sự bùng nổ về VT và công nghệ thông tin “ cuộc cách mạng cộng nghệ số thứ 4” đã và đang là cơ hội cũng như thách thức lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm dịch vụ VT& công nghệ thông tin. Qua phân tích về thị trường địa bàn Thành Phố Hải Phòng các nhà mạng viễn thông có thể coi đây là mảnh đất màu mỡ để kinh doanh dịch vụ. Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
- Do tính chất đặc thù các nhà mạng thi nhau tung sim di động tràn nan ra thị trường bởi ở Hải Phòng cầu nhiều hơn cung.
2.3.3. Số liệu kinh doanh di động trả trước của VNPT Hải Phòng năm 2021
Được công bố trên cổng thông tin của doanh nghiệp: http//www.vnpthaiphong, số liệu kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ di động trả trước VinaPhone trên đia bàn Hải Phòng như sau:
Qua bảng báo cáo kinh doanh dịch vụ di động của 1 nhà mạng trên địa bàn Hải Phòng cho chúng ta thấy chỉ số sim tiêu dùng tài khoản chính <3k là rất lớn, chứng tỏ sim di động được kích hoạt và không dùng với số lượng là trên 120 ngàn thuê bao, việc tổ chức kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước tại địa bàn như thế nào.
Việc khai thác cung cấp sim di động vẫn còn nhiều bất cập, trên thị trường nhiều điểm bán sim tràn nan, sim không hoạt động còn tồn rất nhiều, việc kiểm tra giám sát hầu như không được chú trọng, mặc dù nhiều lần các cơ quan quản lý tổ chức kiểm tra giám sát các hoạt động việc cung cấp sim đúng quy định hay không? Trên thực tế khảo sát cho thấy việc này vẫn diến ra bình thường, tình trạng mua bán sim thẻ di động trả trước không chính chủ còn tồn tại và bất cập
2.4. Quản lý sim di động trả trước hiện nay của các cơ quan quản lý Nhà nước hiện nay. Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
2.4.1. Cơ quan quản lý tại địa phương (sở thông tin và truyền thông)
Hằng năm Sở thông tin và truyền thông Hải Phòng Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010; Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/04/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra; Định hướng chương trình công tác thanh tra của Thanh tra thành phố.
Đối với dịch vụ viễn thông – Công nghệ thông tin thì Sở thông tin và Truyền thông căn cứ chương trình và kế hoạch hành động của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngày 15/12/2020, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 288/QĐ-STTTT phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2021.
Trong năm 2021, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hải Phòng sẽ triển khai 03 cuộc thanh tra đối với 02 doanh nghiệp viễn thông (VNPT Hải Phòng, Trung tâm mạng lưới Mobifone miền Bắc – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông Mobifone), 01 cơ quan báo chí (Tạp chí Cửa Biển), 70 cuộc kiểm tra đối với 70 tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Đặc biệt, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đối với 23 cơ quan nhà nước (quận, huyện, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và các đơn vị trực thuộc).
Trong quá trình triển khai Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2021 trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, Thanh tra Sở là đơn vị được giao chủ trì sẽ tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để đảm bảo thực hiện tốt Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 14/6/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; tránh trùng lặp, chồng chéo và tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố có chức năng thanh tra, kiểm tra nhằm góp phần giảm phiền hà, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trên thực tế việc thanh tra di động trả trước tại địa bàn còn nhiều bất cập cụ thể.
2.4.1.1. Căn cứ pháp lý:
Sở thông tin và Truyền thông căn cứ vào văn bản chỉ đạo của Bộ thông tin và Truyền thông về thanh kiểm tra toàn diện thuê bao di động trả trước của các nhà mạng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Ngoài ra, Sở thông tin và Truyền thông căn cứ vào các kế hoạch của các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiếm tra thông tin thuê bao. Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
2.4.1.2. Nội dung kiểm tra:
Căn cứ vào các quy định pháp lý cụ thể Luật viễn thông và các nghị định được coi là trọng tâm, trong đó có Nghị định 49/2017 về việc chấp hành các quy định về hợp đồng cung cấp dịch vụ di động trả trước trong đó có thông tin thuê bao. Nghị định 49/2017/NĐ-CP hướng dẫn quy định về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông di động, quy định về giao kết hợp đồng theo mẫu đối với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông. Theo đó:
Nghị định 49/2017/NĐ-CP quy định thẻ SIM điện thoại chỉ được cung cấp cho các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông. Sau đó, cửa hàng viễn thông sẽ được phép cung cấp dịch vụ thuê bao di động cho các cá nhân, tổ chức sau khi đã kiểm tra thông tin thuê bao.
Nếu cá nhân sử dụng thuê bao di động trả trước, thì phải xuất trình giấy tờ rõ ràng và ký vào bản xác nhận thông tin thuê bao đối với 3 số thuê bao di động đầu tiên. Trong trường hợp số thuê bao thứ 4 trở lên, cá nhân sẽ ký hợp đồng theo mẫu với doanh nghiệp viễn thông theo quy định tại Nghị định 49/CP/2017.
Ví dụ cụ thể: Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Giả mạo; sử dụng giấy tờ của các cá nhân, tổ chức khác để thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
- Không thực hiện việc giao kết lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sử dụng số thuê bao với doanh nghiệp viễn thông khi chuyển quyền sử dụng số thuê bao theo quy định.
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng trên mỗi số thuê bao đối với doanh nghiệp viễn thông di động nhưng tổng số tiền phạt không vượt quá 200.000.000 đồng đối với mỗi hành vi do vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Cung cấp dịch vụ cho thuê bao có thông tin thuê bao không đúng quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này;
- b) Thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không đúng quy định tại một trong các khoản 4, 6, 7 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trên mỗi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đối với doanh nghiệp viễn thông di động nhưng tổng số tiền phạt không vượt quá 200.000.000 đồng đối với mỗi hành vi khi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông vi phạm một trong các hành vi sau đây:
- Không thực hiện đúng quy định tại một trong các điểm quy định tại một trong các điểm a, b, c, d khoản 4 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này;
- Bản giấy hoặc bản số hóa hoặc bản điện tử xác nhận thông tin thuê bao không có chữ ký của chủ thuê bao hoặc của người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc của người được ủy quyền;
- Thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung bên ngoài điểm cung cấp dịch vụ viễn thông; d) Không có biển hiệu hoặc biển hiệu không có đầy đủ thông tin theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này; Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
- đ) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này;
- e) Không có đầy đủ trang thiết bị theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này;
- g) Bản số hóa giấy tờ, ảnh chụp không rõ ràng hoặc ảnh chụp không có thông tin về ngày giờ chụp.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trên mỗi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đối với doanh nghiệp viễn thông di động nhưng tổng số tiền phạt không vượt quá 200.000.000 đồng đối với mỗi hành vi khi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông vi phạm một trong các hành vi sau đây:
- Chấp nhận giấy tờ không đúng quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này khi thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
- Không thực hiện đúng quy định tại điểm đ hoặc điểm e khoản 4 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này;
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc không chứng minh thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
- Bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước;
- Bán, lưu thông trên thị trường thiết bị đầu cuối không dùng SIM đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước;
- Mua bán, trao đổi hoặc sử dụng SIM đa năng, thiết bị có chức năng kích hoạt sẵn dịch vụ cho SIM thuê bao không cần phải bẻ SIM để nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước cho SIM thuê bao;
- đ) Không đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp danh sách các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc đăng tải danh sách không đầy đủ thông tin theo quy định.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi không được ủy quyền theo quy định.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông di động khi vi phạm một trong các hành vi sau: Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
- Thực hiện ủy quyền việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không đúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này;
- Chấp nhận thông tin thuê bao do điểm cung cấp dịch vụ viễn thông không được ủy quyền;
- Không thông báo hoặc không yêu cầu các thuê bao thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi phát hiện thông tin thuê bao không đúng quy định;
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định tại điểm e khoản 8 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này đối với các thuê bao có thông tin thuê bao không đúng quy định;
- đ) Không thông báo hoặc không yêu cầu thuê bao thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu đối với cá nhân sử dụng nhiều hơn 3 số thuê bao di động trả trước;
- Không cung cấp thông tin thuê bao theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không cung cấp phương thức tự kiểm tra thông tin thuê bao hoặc cung cấp thông tin thuê bao cho chủ thuê bao tự kiểm tra nhưng không đầy đủ theo quy định;
- Không thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc rà soát, kiểm tra thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu tập trung của doanh nghiệp nhằm đảm bảo thông tin thuê bao tuân thủ đúng các quy định.
- Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông di động khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:
- Không xây dựng hệ thống kỹ thuật, cơ sở dữ liệu tập trung để nhập, lưu giữ, quản lý thông tin thuê bao theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này;
- Cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung không có đầy đủ các trường thông tin thuê bao và các trường thông tin được quy định tại điểm b khoản 8 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này;
- Không lưu giữ hoặc lưu giữ không đầy đủ thông tin thuê bao theo quy định; d) Không thực hiện rà soát, kiểm tra thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu theo quy trình nội bộ;
- đ) Không kết nối cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của doanh nghiệp với cơ sở dữ liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc của Bộ Công an.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông di động do không thực hiện:
- Bố trí nhân sự, phương tiện kỹ thuật nhằm bảo đảm khả năng truy nhập cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của doanh nghiệp để kiểm tra thông tin thuê bao khi nhận được yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Xây dựng quy trình nội bộ để phục vụ công tác rà soát, kiểm tra thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để giả mạo thông tin, ảnh chụp giấy tờ của cá nhân, tổ chức, ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng để thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này nhưng không tịch thu giấy tờ của cá nhân, tổ chức.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
- Buộc doanh nghiệp viễn thông di động nộp lại tổng số tiền tương đương tổng số tiền đã được nạp vào tài khoản chính của SIM đối với các thuê bao bắt đầu được cung cấp dịch vụ từ sau ngày Nghị định này có hiệu lực và vi phạm quy định tại khoản 2; điểm a, b, c khoản 5; điểm đ khoản 7 và khoản 10 Điều này. Trường hợp không thể xác định chính xác, số tiền phải nộp lại được áp dụng theo công thức: 100.000 đồng nhân với số tháng vi phạm;
- Buộc doanh nghiệp viễn thông di động nộp lại tổng số tiền tương đương tổng số tiền đã được nạp sau thời điểm 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực vào tài khoản chính của SIM đối với các thuê bao được cung cấp dịch vụ từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực và vi phạm quy định tại khoản 2; điểm a, b, c khoản 5; điểm đ khoản 7 và khoản 10 Điều này. Trường hợp không thể xác định chính xác, số tiền phải nộp lại được áp dụng theo công thức: 100.000 đồng nhân với số tháng vi phạm.”
2.4.2. Cơ quan quản quản lý tại Trung ương (Bộ thông tin và truyền thông)
2.4.2.1. Căn cứ pháp lý:
Bộ thông tin và Truyền thông căn cứ vào văn bản chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác như: Quốc hội, cơ quan Tư pháp…
Bộ thông tin và Truyền thông sẽ có kế hoạch chương trình về thanh kiểm tra toàn diện thuê bao di động trả trước của các nhà mạng trên địa bàn toàn quốc
Đối với dịch vụ di động trả trước, Bộ thông tin và Truyền thông áp dụng thanh kiểm tra căn cứ các Văn bản quy phạm pháp luật sau:
Căn cứ vào các quy định pháp lý cụ thể Luật viễn thông, luật an ninh mạng và thông tư, Nghị định liên quan đến dịch vụ di động trả trước có thể nói trong đó có Nghị định 49/2017 về việc chấp hành các quy định về hợp đồng cung cấp dịch vụ di động trả trước trong đó có thông tin thuê bao được coi là trọng tâm, trọng điểm.
Nghị định 49/2017/NĐ-CP hướng dẫn quy định về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông di động, quy định về giao kết hợp đồng theo mẫu đối với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.
2.4.3. Đánh giá thực trạng vấn đề như ưu điểm, nhược điểm, khó khăn tồn tại dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế theo các chỉ tiêu đã nói bên trên.
2.4.3.1 Thuận lợi Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
Trên thực tế cho thấy pháp luật quy định về dịch vụ viễn thông trong đó có dịch vụ di động rất đầy đủ và toàn diện, cụ thể là luật viến thông và Nghị định 49/2017 đã chỉ ra rất rõ việc thực thi pháp luật về lĩnh vực này.
Hiện nay số liệu quản lý của các nhà mạng viễn thông đã được Cục Viễn thông – Bộ thông tin và Truyền thông kiếm soát toàn bộ cơ sở dữ liệu đến thừng user/ Eload/App nhân viên của các nhà mạng.
Các cơ quan Nhà nước đã rất quyết liệt trong việc chỉ đạo điều hành liên quan đến vấn đề an ninh an toàn thông tin đặc biệt là trên không gian mạng
2.4.3.2. Khó khăn và bất cập
Hiện tại các nhà mạng viễn thông đang quyền cho các Đại lý/Điểm uỷ quyền/ Doanh nghiệp pháp nhân để thực hiện việc đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt sim mới, việc đăng ký thông tin thuê bao rất đơn giản, chỉ sử dụng giấy tờ tuỳ thân như CMTND, CCCD.
Kích hoạt sim tại các điểm này rất khó kiểm soát, bơi khi đã kích hoạt sim thì coi như sim đã được hoạt động chính thống theo quy định
Việc tổ chức khuyến mại tràn nan, không kiểm soát, kể cả băng thông của sim cũng như giá thành gói cước cũng không kiểm soát chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước, các nhà mạng khi khuyến mại thường xin giấy phép tập trung nơi đóng trụ sở chính còn chi nhánh tại các địa bàn tỉnh thành phố thì không cần và chỉ thông báo cho các cơ quan sở tại
Việc các nhà mạng ký kết với các doanh nghiệp có chuỗi cửa hàng quy mô lớn, do đó các doanh nghiệp này khi bán hàng thiết bị đầu cuối thì đã bao gồm cả sim di động đã được lắp đặt ngay trong thiết bị của khách hàng, dẫn đến cơ quan quản lý khó phát hiện và kiểm tra.
Chính sách giá cả cũng không được kiểm soát chặt chẽ để các nhà mạng đua nhau khuyến mại, cạch tranh không lành mạnh
Ví dụ: Đối với vinaphone hiện nay đang bán gói VD149 giá 1050k/ 12 tháng, gia trị ưu đãi 4G/ ngày, giá thành này đã được Bộ công thương và Bộ thông tin cho phép. Nhưng trên thị trường Mobiphone lại bán sim 5FD giá 600k/ 12 tháng, giá ưu đãi 5G/ ngày.
Qua đây cho chúng ta thấy sự bất cập về giá cả và băng thông không được các cơ quan nhà nước kiểm soát gây lãng phí tài nguyên kho số và kinh tế của xã hội Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
Cơ sở dữ liệu đều do nhà mạng tự quản lý và vận hành khai thác, cơ quan của Sở thông tin và Truyền thông không có, gây khó khăn cho công tác truy nhập và kiểm tra dữ liệu khách hàng
Trình trạng sim rác tràn nan trên thị trường, không tuân thủ các quy định.
Hiện nay rất nhiều người đã phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng tình trạng thông tin bi đánh cắp. Ai cũng cho rằng toàn bộ thông tin cá nhân nằm trong tay nhà mạng và đã xảy ra rò rỉ thông tin của người dùng khiến cho kẻ xấu lợi dụng để tạo ra sim rác, tin nhắn rác.
Theo báo cáo của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), từ ngày 28-10-2016, 5 doanh nghiệp (DN) viễn thông đã thỏa thuận, thống nhất ký bản cam kết thu hồi sim kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối của các DN viễn thông di động dưới sự chứng kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau gần 1 năm triển khai bản cam kết này, tổng số thuê bao có dấu hiệu nghi vấn là hơn 28 triệu. Sau đó có khoảng 4 triệu sim thuê bao đã đi đăng ký lại thông tin (sau khi nhận được thông báo từ DN viễn thông) hoặc đã bị hủy, khóa (do hết hạn sử dụng).
Sim rác là từ nhà mạng
Người dùng đã cung cấp thông tin về CMND là đã đủ. Trên CMND đã có đầy đủ hình ảnh, các thông tin khác và đã được lưu trữ bên công an là đã bảo đảm chuẩn xác. Thêm hình chân dung không phải là giải pháp để kiểm soát thông tin cá nhân hay để chặn sim rác. Nguyên nhân chính của nạn sim rác là do các đại lý, nhà mạng đã sử dụng thông tin cá nhân của người dùng để đi kích hoạt thêm hàng loạt sim khác (sim kích hoạt sẵn). Những sim kích hoạt sẵn này được kẻ xấu sử dụng để phát tán tin nhắn rác khắp nơi. Nên nếu muốn trị tin nhắn rác thì phải ngăn chặn được sim rác kích hoạt sẵn và bảo đảm thông tin của người dùng được bảo mật, không bị sử dụng tràn lan. Các đại lý, nhà mạng vì lợi nhuận, chạy theo doanh số đã trục lợi thông tin cá nhân của người dùng khiến sim rác xuất hiện tràn lan, gây nên hậu họa cho người dùng.
Nhà mạng thông báo không rõ ràng
Tại khoản 7, điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 49/2017/NĐ-CP quy định rõ: “Việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các cá nhân sử dụng số thuê bao di động trả trước của mỗi mạng viễn thông di động thực hiện như sau: a. Đối với 3 số thuê bao đầu tiên, cá nhân xuất trình giấy tờ và ký vào bản giấy hoặc bản điện tử xác nhận thông tin thuê bao. Bản xác nhận thông tin thuê bao bao gồm toàn bộ các thông tin thuê bao được quy định tại điểm a và điểm b hoặc điểm c, khoản 5 điều này; b. Đối với số thuê bao thứ tư trở lên, thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu với DN viễn thông di động. DN viễn thông di động phải kiểm tra, giám sát, bảo đảm các số thuê bao đó được sử dụng theo đúng quy định tại điểm b, điểm d khoản 9 điều này”.
Điểm đ khoản 5 điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 49/2017/NĐ-CP quy định: “Ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động); bản số hóa bản xác nhận thông tin thuê bao hoặc bản xác nhận thông tin thuê bao có chữ ký điện tử (đối với dịch vụ viễn thông di động trả trước). Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
Như vậy, đối với số thuê bao thứ tư trở lên thì chủ thuê bao phải thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu với DN viễn thông và phải cung cấp ảnh chụp. Việc DN yêu cầu người dùng chỉ có 1 sim phải bổ sung ảnh chụp cá nhân là không đúng quy định của Nghị định 49 vì họ không thuộc trường hợp phải ký hợp đồng mà chỉ phải ký vào bản xác nhận thông tin thuê bao. Vì vậy, chiếu theo những điều khoản khác của Nghị định 49 thì việc đăng ký hình ảnh đối với thuê bao trả sau các nhà mạng đã có sai phạm trong việc thực hiện, không đúng với quy định pháp luật mà cụ thể là Nghị định 49 chỉ áp dụng đối với sim thứ 4 mới phải đăng ký ảnh chụp. Nhà mạng thông báo không rõ, không minh bạch khiến cho người sử dụng gặp nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng về bí mật đời tư.
Việc đánh đồng sim 1 hay sim thứ 4 đều phải đăng ký ảnh chụp với nhà mạng là động thái của nhà mạng nhằm khắc phục tình trạng sim rác. Nghĩa là mọi người buộc phải đi đăng ký thì nhà mạng mới có cơ sở để cập nhật lại sim chính chủ. Những sim không đăng ký hình ảnh sẽ bị hủy. Tuy nhiên, nếu người sử dụng khiếu nại thì nhà mạng sẽ bị sai phạm, do vậy cần phải xem xét lại tránh trường hợp lừa dối người tiêu dùng trong việc không minh bạch và thiếu sót trong việc áp dụng quy định pháp luật.
Không cắt thuê bao vì chưa đăng ký
Thời điểm này không có chuyện cắt liên lạc của các thuê bao di động chưa đăng ký thông tin theo Nghị định 49″.
Theo Nghị định 49, ngày 24-4-2018 là thời điểm cuối cùng để người dùng di động bổ sung thông tin thuê bao và đăng ký sim chính chủ. Đây cũng là khoảng thời gian đánh dấu tròn 12 tháng kể từ ngày Nghị định 49 có hiệu lực. Theo đó, nhà mạng phải bảo đảm toàn bộ các thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu đúng theo quy định, trong đó có các yêu cầu nhằm bảo đảm tính xác thực của người chủ thuê bao.
Tuy nhiên, nhiều nhà mạng khẳng định sẽ chỉ khóa liên lạc nếu chủ thuê bao không bổ sung thông tin sau 5 ngày liên tiếp nhận được tin nhắn thông báo, ngoài ra các nhà mạng đều lấy lý do không được rõ ràng và không chấp hành nghiêm túc các quy định về khoá máy, phải 5 ngày liên tiếp như vậy thì sau đó thuê bao mới bị khóa một chiều. Điều này được thực hiện theo đúng quy trình được đưa ra của Nghị định 49. Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
Trước đó, theo thông tin từ Cục Viễn thông, trong trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu bổ sung thông tin thuê bao, nhà mạng sẽ khóa một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu gửi thông báo. Chủ thuê bao sẽ bị khóa 2 chiều nếu không bổ sung thông tin trong 15 ngày tiếp theo. Sau 30 ngày kể từ khi khóa 2 chiều, nếu chủ thuê bao vẫn không chấp hành, nhà mạng sẽ thanh lý hợp đồng và chấm dứt cung cấp dịch vụ.
Theo đại diện Cục Viễn thông, quy định như vậy không có nghĩa là sau ngày 24-4, toàn bộ các thuê bao chưa cập nhật thông tin sẽ bị khóa 1 chiều, 2 chiều hay bị chấm dứt cung cấp dịch vụ. Thuê bao sẽ chỉ bị khóa, chấm dứt cung cấp dịch vụ nếu chủ thuê bao cố tình không tuân thủ việc cập nhật, bổ sung thông tin thuê bao khi đã nhận được thông báo. Trong trường hợp thuê bao chưa nhận được thông báo, trách nhiệm bảo đảm thông tin thuê bao đã đúng quy định thuộc về DN và DN không có quyền khóa hay chấm dứt cung cấp dịch vụ của các thuê bao này.
Cục Viễn thông cho biết sau thời điểm quy định, bất kỳ lúc nào, cơ quan quản lý cũng có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử phạt nhà mạng nếu phát hiện có thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu không đúng quy định. DN sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những sai phạm có thể phát sinh liên quan đến thông tin thuê bao không tuân thủ đúng quy định.
Cục Viễn thông Bộ thông tin và Truyền thông đánh giá thời gian qua, các DN chưa thực sự nghiêm túc và cố gắng triển khai việc rà soát, cập nhật, hoàn thiện thông tin thuê bao theo quy định tại Nghị định 49 nên việc triển khai trong những ngày gần đây gây nhiều khó khăn cho người dân (quá tải, ùn tắc tại các điểm cung cấp dịch vụ). Do đó đây là một trong những khó khăn lớn nhất. Khóa luận: Thực trạng quản lý sử dụng sim trả trước của nhà mạng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Khóa luận: Giải pháp quản lý và sử dụng sim di động trả trước