Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Giới thiệu khái quát huyện Giao Thủy
Vùng đất Giao Thủy được hình thành vào khoảng từ cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, thuộc Phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam Hạ, gồm 4 tổng: Hoành Thụ, Hà Cát, Quất Lâm, Lạc Thiện. Do phù sa sông Hồng bồi tụ, đất đai của huyện ngày càng được mở rộng hướng ra phía biển Đông. Hơn 500 năm qua, các thế hệ người Giao Thủy cùng với các cư dân đến từ Xuân Trường nối tiếp nhau quai đê lấn biển, khai hoang lập ấp hình thành nên những miền quê phì nhiêu trù phú, có những xã lịch sử hình thành chưa đầy 200 năm nhưng các xã thuộc tổng Lạc Thiện chỉ mới được hình thành từ cuối thế kỷ XIX.
Năm 1967, Giao Thủy được sáp nhập với Xuân Trường và được mang tên là huyện Xuân Thủy. Ngày 01/04/1997, huyện Giao Thủy được tái lập theo Nghị định 19/1997/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện nay, huyện có 20 xã và 2 thị trấn?: Giao Hà, Giao Xuân, Giao Thiện, Giao Hương, Hồng Thuận, Hoành Sơn, Giao Thanh, Giao Nhân, Giao Châu, Giao Tiến, Giao Yến, Giao Tân, Bạch Long, Giao Long, Giao Phong, Giao Thịnh, Giao Lạc, Giao An, Bình Hòa, Giao Hải. Thị trấn Ngô Đồng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa. Thị trấn Quất Lâm là trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch biển.
Trong 5 năm trở lại đây (2005 – 2010) mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình an ninh nông thôn có thời kỳ diễn biến phức tạp, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Giao Thủy luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt lên khó khăn, thử thách, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, phát huy nội lực, khai thác các tiềm năng thế mạnh của huyện để phát triển kinh tế – xã hội và đã thu được những thành tựu quan trọng. Nền kinh tế của huyện phát triển tương đối toàn diện và vững chắc. Nhịp độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2001 – 2005) là 7,42%/ năm. Bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, đời sống nhân dân từng bước cải thiện và nâng cao. Lĩnh vực văn hóa – xã hội liên tục có nhiều khởi sắc. Hệ thống giáo dục – đào tạo phát triển mạnh có thể đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có trình độ học vấn, kỹ thuật và tay nghề dần đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được xây dựng và củng cố vững chắc, quốc phòng – an ninh được bảo đảm là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2.2. Các điều kiện phát triển cung du lịch ở huyện Giao Thủy
2.2.1. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Giao Thủy là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định, diện tích tự nhiên 328,18 km2 , là khu vực đồng bằng tương đối bằng phẳng, nằm trong hành lang trọng điểm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cạnh hai cửa sông lớn là cửa Ba Lạt và Hà Lạn. Giao Thủy nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, có tọa độ địa lý từ 20010’ đến 20021’ vĩ độ Bắc và từ 106021’ đến 106035’ kinh độ Đông. Cách thành phố Nam Định 45km, với trục giao thông chính là quốc lộ 21 và đường tỉnh lộ 489, 481 chạy qua. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Phía Đông – Bắc giáp với tỉnh Thái Bình Phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường Phía Tây giáp với huyện Hải Hậu
Phía Nam – Đông Nam giáp với biển Đông.
Huyện Giao Thủy có đầy đủ giao thông thủy và bộ đảm bảo cho phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – kỹ thuật trong tỉnh và cả nước.
Địa hình: Huyện Giao Thủy có địa hình tương đối bằng phẳng có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, có thể chia thành hai vùng chính là vùng nội đồng và vùng bãi bồi ven biển, đất đai của huyện nhìn chung màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, với 32 km bờ biển, ngư trường rộng lớn, sinh vật đa dạng, bãi biển đẹp tạo điều liện thuận lợi cho ngành thủy sản và ngành du lich. Địa tầng khu vực khảo sát nằm trong vùng có cấu trúc địa chất đơn giản bao gồm các trầm tích sông, hồ, đầm lầy, trầm tích biển.
Khí hậu huyện Giao Thủy mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản của khí hậu miền Bắc. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có mùa đông khá lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, nhiều mưa, có 4 mùa rõ rệt. Đặc điểm khí hậu khu vực là sự khác biệt giữa hai mùa (mùa hè và mùa đông) trong năm, nhiệt độ trung bình mùa hè: 27,80C, mùa đông là: 19,50C. Nhiệt độ trung bình năm 2008 là 24,2 0C, tháng nóng nhất là tháng 7 và lạnh nhất là tháng Giêng. Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ tương đối nhỏ.
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Thiên nhiên đã ban tặng cho Giao Thủy một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn với các loại hình du lịch có thể khai thác như: tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái… bờ biển trải dài 32km với bãi tắm Quất Lâm nổi tiếng được nhiều du khách biết đến. Khu du lịch biển Quất Lâm thuộc thị trấn Quất Lâm huyện Giao Thủy có quy hoạch rộng 58ha, chính thức được khai thác từ năm 1999. Tại đây có bãi tắm đẹp và khu khách sạn, có các dịch vụ hồ bơi, ao cá, khu bơi thuyền,… So sánh các chỉ tiêu về độ mịn bãi cát, chiều cao của sóng, độ dốc của bờ biển cho thấy những bãi cát này có chất lượng rất tốt. Lợi thế hơn hẳn các bãi tắm của Giao Thủy là rất hoang sơ, môi trường trong sạch lại nằm cạnh một vùng cảnh quan đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, tham gia Công ước Ramsar. Bãi tắm Quất Lâm – Giao Phong cùng với khu vực, bãi bồi và đồng muối rộng lớn thuộc thị trấn Quất Lâm và xã Giao Phong tạo điều kiện để phát triển thành một khu du lịch biển quy mô lớn. Không những thế, vùng biển này còn có nhiều tôm, nghêu, và các hải sản khác. Đến đây, không chỉ được tắm biển mà du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản từ biển với giá thật hấp dẫn. Bên cạnh đó, ở Quất Lâm hiện nay đã phát triển nhiều loại hình dịch vụ giải trí và dần có chỗ đứng trong hệ thống các bãi biển ở khu vực phía Bắc. Ngày càng nhiều du khách tìm đến Quất Lâm cho những ngày cuối tuần và các kỳ nghỉ. Sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên là một thuận lợi lớn để tạo ra tính đặc trưng độc đáo cho du lịch Giao Thủy. Quất Lâm đã thu hút nhiều thành phần kinh tế đến đầu tư xây dựng. Trong tương lai, Quất Lâm sẽ trở thành khu đô thị biển sầm uất của tỉnh Nam Định. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Hệ sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy: nằm ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định cách Hà Nội khoảng 150km về hướng Đông Nam. Tháng 01/1989, khu bãi bồi ở phía Nam cửa sông Hồng thuộc huyện Xuân Thủy (tỉnh Nam Định) được UNESCO công nhận chính thức gia nhập công ước Ramsar (Công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước Ramsar, Iran, 1971). Đây là khu Ramsar thứ 50 của thế giới, đầu tiên của khu vực Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam suốt 16 năm (đến năm 2005, Việt Nam mới có khu Ramsar thứ 2 là khu Bàu Sấu của Vườn Quốc gia Cát Tiên). Năm 1992, Ủy ban nhân dân huyện Xuân Thủy thành lập Trung tâm tài nguyên môi trường thuộc huyện, nhằm giúp Chính phủ thực hiện tốt cam kết quốc tế về quản lý bảo tồn Khu Ramsar Xuân Thủy. Năm 1993, ngành Lâm nghiệp đã đề xuất xây dựng Khu Ramsar Xuân Thủy trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy, thuộc hệ thống các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam. Ngày 19/01/1995, Bộ Lâm nghiệp đã quyết định phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy. Từ đó trở đi Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy chính thức được thành lập, Khu bảo tồn trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Nam Hà (nay là tỉnh Nam Định). Ngày 02/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy. Tháng 10/2004, UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới liên tỉnh đồng bằng ven biển châu thổ sông Hồng. Trong đó, Vườn quốc gia Xuân Thủy là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của Khu dự trữ sinh quyển thế giới này. Ngay từ ngày bắt đầu tham gia các Công ước quốc tế Ramsar, cộng đồng quốc tế đã có sự quan tâm đặc biệt nhằm trợ giúp cho sự nghiệp bảo tồn và phát triển tài nguyên môi trường ở khu vực.
Sau khi thành lập Vườn quốc gia Xuân Thủy có nhiệm vụ như: bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa sông Hồng, các loài động, thực vật đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, đặc biệt là các loài thủy sinh và chim di trú, chim nước phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo công ăn việc làm và tích cực phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Vườn quốc gia Xuân Thủy được coi là điểm du lịch sinh thái độc đáo, đạt được 3 điều nhất đó là: “Đa dạng sinh học cao nhất, năng suất sinh học lớn nhất và cũng là hệ sinh thái nhạy cảm nhất”. Đây là điểm du lịch có sức hấp dẫn khách tham quan du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt là vào mùa đông – mùa chim di trú. Hàng năm khu du lịch này đã đón nhiều đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế (chủ yếu là các nhà khoa học, học sinh, sinh viên các trường đại học cao đẳng…) về tham quan nghiên cứu hệ sinh thái mang tính đặc trưng của vùng đất ngập nước cửa sông ven biển Bắc Bộ.
Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi ngập nước rộng lớn nằm ở phía Nam cửa sông Hồng; bao gồm một phần Cồn Ngạn (ở phía ngoài đê Vành Lược), toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có tổng diện tích tự nhiên là 7100 ha. Vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy bao gồm phần còn lại của Cồn Ngạn ( ở phía trong đe Vành Lược), toàn bộ Bãi Trong và diện tích tự nhiên của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Tổng diện tích của vùng đệm là 7300ha. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Địa hình: Vườn quốc gia Xuân Thủy có địa hình tự nhiên được kiến tạo bởi quy luật bồi lắng phù sa của vùng cửa sông ven biển. Các bãi sa bồi rộng lớn nằm xen kẽ với các dòng sông tạo nên cảnh quan tự nhiên đặc thù của khu vực. Vật liệu cấu thành nên các bãi bồi gồm cả sét lẫn cát, đã định hình nên các đầm lầy (là nơi sinh trưởng của rừng ngập mặn, cũng là nơi ăn nghỉ của những loài chim nước và chim di trú). Phù sa biển hình thành nên các giồng cát cao ở má ngoài Cồn Lu (là nơi quần tụ của rừng phi lao chắn sóng, đồng thời là nơi cư trú của nhiều loài chim bản địa). Phù sa màu mỡ của sông Hồng – con sông lớn nhất miền Bắc cùng với điều kiện tự nhiên trời phú đã tạo nên sự giàu có bậc nhất của tài nguyên môi trường ở khu vực về các giá trị sinh học và các loại hình dịch vụ kinh tế khác. Đây cũng chính là những tiềm năng phong phú đáp ứng hữu hiệu cho việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế – xã hội của vùng nhằm sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước, phát triển nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái…
Vườn quốc gia Xuân Thủy có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng , là tiềm năng to lớn và quý giá để phát triển du lịch.
- Thực vật:
Khu Ramsar có hệ thực vật khá phong phú và đa dạng. Thành phần thực vật bậc cao có mạch Vườn quốc gia Xuân Thủy có các ngành: Khuyết thực vật – Psilotophyta (6 loài); Thực vật hạt kín – Angiospermae (109 loại); Thực vật hai lá mầm – Dicotyledones (85 loài); Thực vật một lá mầm – Monocotyledones (34 loài). Tuy nhiên thành phần họ và chi thực vật rất đa dạng so với tổng số loài, với chỉ có 116 loài nhưng đó là sự đóng góp của 42 họ, 99 chi thực vật. Có tới 24 họ chỉ có 1 loài trong họ, 6 họ có 2 loài, 4 họ có 3 loài, 2 họ có 4 loài, 6 họ còn lại có từ 5 loài trở lên. Họ có số loài lớn nhất là Họ Cỏ (Poaceae) 18 loài, sau đó là Họ Cúc (Compocitae) 14 loài, họ Cói (Cyperaceae) 10 loài và họ Đậu (Leguminosae) loài. Đối với các loài cây gỗ ở rừng ngập mặn thường mọc tự nhiên thuần loài hoặc nếu được trồng thì cũng thuần loài nên chúng càng nghèo về tành phần loài.
Vườn quốc gia Xuân Thủy có 14 loài cây gỗ trong đó chỉ có 6 loài tham gia vào rừng ngập mặn và rừng phi lao, tập trung đó là các loài: Mắm biển, Sú, Vẹt dù, Trang, Đước và Phi lao.
Từ kết quả điều tra sơ bộ cho thấy ở đây có trên 120 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có gần 20 loài thích nghi với điều kiện sống ngập nước, cấu thành rừng ngập mặn rộng trên 3000ha. Có những loài thực vật chính tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ngập mặn như cây Trang (Kandelia obovata), Sú (Aegiceras corniculata), Bần chua (Sonneratia caseolairis), Mắm biển (Avicennia marina), Cóc kèn (Derris trifolia)…Ngoài những giá trị bảo tồn cao, rừng ngập mặn ở đây góp phần cố định phù sa để tạo nên các cồn bãi mới, còn là nơi ươm giống, cung cấp thức ăn và môi sinh yên lành cho các loài động vật thủy sinh tồn tại và phát triển bền vững.
Thực vật nổi có 57 giống với 111 loài, trong đó có nhiều loài rong tảo có giá trị kinh tế cao, đặc biệt có loài rong câu chỉ vàng (Gracilariabodgettii) dùng làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Các sinh cảnh chính thường gặp là: rừng ngập mặn (64,6%); bãi sậy và cói (67,4%); bãi bồi và cồn cát trống (55,1%), rừng phi lao (42,2%).rừng phi lao.
Trải dài trên các giồng cát ở Cồn Lu có gần 100ha. (Phụ lục 2) Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Động vật: Hệ động vật của vườn cũng rất phong phú và đa dạng bao gồm động vật nổi, động vật đáy và động vật rừng, vườn còn có trên 500 loài động vật thủy sinh. Trong đó, động vật nổi có 104 loài, gồm 46 loài cá, 23 loài giáp xác. Động vật đáy có trên 200 loài, nhiều loài gan tơ và nhuyễn thể, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế như tôm, cua bể, nghêu, ngao,… Động vật rừng có hai lớp chim và thú:
- Lớp chim:
Theo điều tra bước đầu của Birdlife international ở Vườn quốc gia Xuân Thủy đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ.
Trong 13 bộ chim ở khu vực, bộ Sẻ chiếm số lượng nhiều nhất tới 40% sau đó là bộ Rẽ, bộ Hạc, bộ Sếu và bộ Sả. Bộ Chim Lặn chỉ có hai loài. Nếu so sánh với danh lục các loài chim Việt Nam ở Vườn quốc gia Xuân Thủy có:
- 219 loài bằng 26,5% của tổng số loài chim cả nước 828 loài
- 41 họ bằng 50,61% tổng số họ chim cả nước 81 họ
- 13 bộ bằng 68,42% tổng số bộ chim cả nước 19 bộ.
Như vậy sự đa dạng của khu hệ chim ở Vườn quốc gia Xuân Thủy là tương đối cao nếu so sánh với Vườn quốc gia khác.
Những loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ quốc tế thường gặp là: Cò Thìa (Platalea minor, P.leucorodia); Bồ nông (Penecanus philippensis), Cò trắng Trung Quốc (Egretta eulophotes), Mòng bể mỏ thìa (Erynorhynchus pygmeus), Choắt chân màng lớn (Limodromus simepalmatus), Te vàng (Vanellus cinereus).
Hai loài Cò thìa và Mòng bể mỏ ngắn được coi là đỉnh của chuỗi dinh dưỡng đã có mặt khá đông ở Vườn quốc gia Xuân Thủy. Có thời điểm loài Cò thìa đã chiếm tới 20% số cá thể còn lại của thế giới. Loài Choi choi mỏ thìa là loài cực hiếm hầu như chỉ có thể thấy ở Vườn quốc gia Xuân Thủy. Có lúc đã phát hiện trên 20 cá thể. Những năm gần đây chỉ còn thấy dăm ba cá thể vào mùa di trú.
Trong số 219 loài chim, có tới 150 loài di trú và gần 50 loài chim nước. Những loài chim nước và chim di cư có số lượng cá thể đông nhất, vào mùa di trú có thể gặp 30 đến 40 ngàn con (Tiêu chí của một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế chỉ là: 20.000 con).
Hàng năm vào mùa đông (từ tháng 11,12 năm trước đến tháng 3,4 năm sau) chim di trú từ Xiberi, Hàn Quốc, Bắc Trung Quốc di cư tránh rét xuống phía Nam, Vườn quốc gia Xuân Thủy là ga chim quan trọng trong chu trình di cư của nhiều loài chim. Đến Vườn quốc gia Xuân Thủy chim di trú dừng chân để nghỉ ngơi và tích lũy năng lượng cho hành trình di cư dài hàng ngàn km của mình. Khi mùa xuân ấm áp chim lại từ phía Nam (Australia, Malaysia, Indonexia) trở về nơi sinh sản (khoảng tháng 3,4) lại dừng chân ở Xuân Thủy. Có những loài đã trú đông ở Xuân Thủy khá dài, như Cò thìa (từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau). Vườn quốc gia Xuân Thủy cũng là địa điểm lý tưởng của nhiều loài chim định cư. Chính vì vậy Vườn quốc gia Xuân Thủy có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc bảo tồn các loài chim, bao gồm cả chim bản địa và đặc biệt quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
- Lớp thú:
Theo điều tra sơ bộ có khoảng chục loài thú ở trên cạn là các loài: Dơi, chuột, cầy, cáo…; ở dưới nước có 3 loài quý hiếm là: Rái cá (Lutra lutra), cá heo (Lipotes vexilifer) và cá đầu ông sư (Neophocaera phocaenoides). Cá heo thường gặp vào mùa mưa bão (từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm).
Ngoài ra Vườn quốc gia Xuân Thủy còn có hàng trăm loài bò sát và lưỡng cư, côn trùng cũng rất phong phú tạo nên bức tranh về đa dạng sinh học rất độc đáo và vô giá. Số liệu về đa dạng sinh học của các lớp Bò sát và Lưỡng cư được điều tra sơ bộ là 27 loài, côn trùng có 112 loài.
Tài nguyên thủy sản:
Thực vật thủy sinh:
Thành phần rong biển ở khu vực khác nhau về tình trạng phát triển. Các loài rong có giá trị kinh tế thuộc hai ngành rong đỏ và rong xanh , tiêu biểu là rong câu chỉ vàng (Gracilaria bodgettii). Trong các thủy vực của vùng cửa sông có lau sậy, cói và rong tảo. Đa số rong tảo là nguồn thức ăn quan trọng của tôm cá và các loài động vật thủy sinh khác.
Theo số liệu của Sở thủy sản, mùa khô 1996 có kết quả thu mẫu của 37 loài thuộc 4 ngành tảo như sau:
- Ngành tảo Silic (Bacillariophyta): 15 chi, 27 loài, chiếm 73%
- Ngành tảo Giáp (Pirophy): 2 chi, 4 loài, chiếm 10,8%
- Ngành tảo Lam (Cyanophyta): 2 chi, 3 loài, chiếm 8%
- Ngành tảo Lục ( Chlorophyta): 3 chi, 3 loài, chiếm 8%
- Hai chi có số loài cao thuộc ngành tảo Silic, các chi còn lại chỉ chiếm từ 1 đến 2 loài.
- Kết quả thu mẫu mùa mưa (1996) được 40 loài theo tỷ lệ:
- Ngành tảo Silic: 15 chi, 3 loài, chiếm 75%
- Ngành tảo Giáp: 1 chi, 5 loài, chiếm 12,5%
- Ngành tảo Lam: 2 chi, 2 loài, chiếm 2%
- Ngành tảo Lục: 3 chi, 3 loài, chiếm 7,5%
- Số tảo Giáp, Lục, Lam không có giá trị làm thức ăn cho thủy hải sản chiếm 25% tổng số loài.
Mặc dù số loài phát hiện ở trên còn thấp nhưng lại có mặt nhiều loài ưu thế ở vùng cửa sông ven biển, ngành tảo Silic chiếm tỷ lệ lớn tạo lên sinh khối lớn làm thức ăn phong phú cho các loài động vật thủy sinh.
Mật độ tế bào trung bình trong mùa mưa và mùa khô là: Mùa mưa: 140.370 tế bào/m3 nước, mùa khô: 2.275.644 tế bào/m3 nước. Như vậy có sự chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa mật độ tế bào cao gấp 16 lần mùa khô. Đặc biệt là tảo Thalassiothrix có mật độ cá thể cao và xuất hiện phổ biến ở tất cả các trạm thu mẫu.
- Động vật nổi:
Đóng vai trò quan trọng vùng cửa sông Hồng bao gồm 165 loài của 14 nhóm chính như: Copepoda, Cladocera, Siphonophora, Chaetognatha, Nauphius. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Tất cả các nhóm phù du động vật ở sông Hồng đều rộng muối và rộng nhiệt, bắt nguồn từ biển nhiệt đới thích nghi với dao động lớn của độ muối ở môi trường cửa sông và mật độ của chúng cũng dao động rất lớn tùy theo các điều kiện cụ thể của môi trường.
Định tính: (Kết quả của Sở thủy sản 1996)
- Về mùa khô: thu được 33 loài, thuộc 7 nhóm. Chiếm ưu thế là Copepoda với 19 loài, chiếm 57,5%.
- Về mùa mưa: thu được 42 loài, thuộc 7 nhóm, nhóm Copepoda chiếm ưu thế cso 27 loài, chiếm 64,3%.
Định lượng:
Sự phân bố cá thể động vật nổi chịu sự chi phối của độ muối là yếu tố giới hạn chủ yếu đối với sự xâm nhập của các loài động vật nổi vào vùng cửa sông và kiểm soát sự phát triển về số lượng của chúng. Về mùa khô mật độ cá thể đạt mức hàng chục ngàn con/m3 nước. Về mùa mưa mật độ cá thể giảm xuống dưới 1000con/m3. Nhìn chung mật độ cá thể giảm quá nửa. Riêng cửa Ba Lạt giảm chỉ còn 6%. Dù là mùa mưa hay mùa khô, giáp xác chân chèo vẫn là nhóm có lượng cá thể cao nhất, tạo nên sinh khối lớn, làm nguồn thức ăn phong phú cho các loài động vật khác trong vùng.
- Động vật đáy:
Thành phần động vật đáy tương đối phong phú, đã phát hiện 154 loài, thuộc các nhóm phổ biến như Polychaeta, Mollusca và Crustacea. Mùa khô chiếm 78%, mùa mưa chiếm 59% số loài đã gặp. Trong đó có một số loài có giá trị kinh tế cao như: Ngao (Meretrix Iusoria), Vọp (Mactra quadrangularis), Cua rèm (Scylla serrata), Ghẹ (Portunus penaeus), Tôm he (Penaeus Merguiensis), Tôm rảo (Metapennaus ensis), Tôm vàng (Metapenmus soyneri). Gần đây Tôm sú (Pennaeus monodon) đã được đưa vào nuôi có giá trị kinh tế khá cao, bổ sung cho cơ cấu loài hải sản đặc sản của vùng.
Về định lượng của động vật đáy cỡ nhỏ thuộc nhóm giun nhiều tơ, ấu trùng, nhuyễn thể ở giai đoạn bám, ấu trùng giáp xác sống đáy với kết quả như sau:
Mùa khô: 2.400 cá thể/m3 nước (trung bình)
Mùa mưa: 450 cá thể/m3 nước (trung bình)
Cá: vào những năm 1980 đã thống kê được 156 loài, năm 2002 điều tra sơ bộ thấy 107 loài thuộc 12 bộ, 44 họ, có trên 40 loài cá có giá trị kinh tế, sản lượng cá đạt khoảng 4000 tấn/ năm. Một số loài có giá trị cao như: Cá Vược (Lates calcarifer), Cá Bớp (Bostrichthys sinensis), Cá Đối (Mugil nepalensiseus), Cá Dưa (Muraenesox cinereus), Cá Nhệch (Pisoodonophifboro), Cá Tráp (Taius tumifrons).
Về mặt số lượng các loài cá trên chiếm tỷ lệ khá lớn. Tuy nhiên thời gian gần đây bị suy giảm do bị khai thác quá mức.
Các đặc sản của địa phương:
Hải sản: Đối với du lịch biển, ngoài việc tắm biển thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, hít thở không khí trong lành thì việc thưởng thức các món ăn chế biến từ hải sản cũng là nhu cầu và mục tiêu của chuyến đi. Giao Thủy có nhiều món ăn ngon nổi tiếng được chế biến từ hải sản như: Ngao, cua biển, tôm sú, mực, sò huyết, cá thu, cá vược,…và nhiều món ăn mang hương vị của biển đó là: Nồm sứa, nem hải sản,… Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Các đặc sản khác từ nông nghiệp như: gạo nếp, gạo tám thơm, rượu Thức Hóa, nước mắm Sa Châu,…
2.2.2. Các điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.2.1. Điều kiện kinh tế – xã hội:
Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở 01/04/2009, dân số huyện Giao Thủy 188.903 người (trong đó, nam 93.613 người, nữ 95.290 người). Đại bộ phận người dân sống ở nông thôn 174.312 người, chiếm 92,27% dân số toàn huyện. Dân thành thị 14.591 người, chiếm 7,73% dân số toàn huyện. Mật độ dân số toàn huyện khá cao so với nhiều địa phương trong tỉnh ( 842 người/km2). Năm 2009, toàn huyện có khoảng 96.003 lao động, chiếm 50,82% tổng dân số. Đây là lực lượng lao động dồi dào tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất kinh tế của huyện.
Những năm qua, nhờ có sự đổi mới về cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nước, cùng với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, kinh tế huyện Giao Thủy ngày một phát triển, duy trì nhịp độ tăng trưởng cao. Trong 4 năm (2006-2009) kinh tế phát triển khá, giá trị tổng sản phẩm tăng bình quân 10,56%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng giá trị và thu nhập, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp; năm 2009 tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm 51,32%, tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn 48,68%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 8,5 triệu đồng/người/năm.
Kết cấu hạ tầng: Hoàn thành việc bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý, 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng qua nhiều năm đang phát huy tác dụng: trên địa bàn huyện có 46,4km tỉnh lộ, 19km huyện lộ, 761km đường trục xã, liên xã, đường thôn xóm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Hiện tại chỉ còn 5% đường thôn xóm chưa được nâng cấp. Bưu chính viễn thông thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ. Mạng lưới viễn thông phủ sóng toàn huyện với chất lượng sóng tốt, 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã, 32,7% số hộ sử dụng điện thoại cố định và hàng vạn điện thoại di động, đáp ứng yêu cầu về thông tin liên lạc của xã hội.
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo được quan tâm, giữ vững thành tích đơn vị tiên tiến xuất sắc đứng trong tốp đầu của ngành giáo dục – đào tọa tỉnh Nam Định. Phong trào xây dựng nhà văn hóa xóm, xây dựng cơ quan, gia đình văn hóa phát triển mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực: 38% số xóm, tổ dân phố có nhà văn hóa; 36% số xóm (tổ dân phố) đạt tiêu chuẩn “Làng văn hóa”; 61 trường học, 28 cơ quan, 20 trạm y tế được công nhận có nếp sống văn hóa; số gia đình văn hóa năm 2009 chiếm 61,83% tổng số hộ gia đình toàn huyện. Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng :18/22 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Bệnh viện đa khoa trung tâm huyện được đầu tư nâng cấp với số kinh phí hàng chục tỷ đồng, số giường bệnh năm 2009 đạt 190 giường, tăng 40 giường so với năm 2005. Bình quân có 4,2 bác sỹ/1vạn dân (tăng 2,1 bác sỹ/1vạn dân so với năm 2005). 100% số xóm và tổ dân phố có cán bộ y tế.
Tích cực giải quyết việc làm cho người lao động. Tạo việc làm mới bình quân 4.000 lao động/ năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2009 còn 5,93%. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Phát triển du lịch huyện Giao Thủy bên cạnh việc tạo hiệu quả to lớn về kinh tế như tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân địa phương cũng cần quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của khu vực.
Có thể khẳng định rằng đối với xã hội, du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho người dân. Đối với cộng đồng dân cư địa phương, du lịch có tác dụng tạo điều kiện cho họ được tiếp xúc với các nền văn hóa mới, giúp họ thu hẹp khoảng cách giữa các cộng đồng người khiến họ trở nên gần gũi, thân thiện với nhau hơn. Qua hoạt động du lịch để tăng cường tình đoàn kết cộng đồng, nâng cao dân trí, phát huy những đức tính tốt đẹp mang bản chất người như giúp đỡ, tương trợ, chân thành với nhau.
Phát triển du lịch cũng góp phần nâng cao dân trí cho cộng đồng địa phương thông qua việc trích nguồn thu từ hoạt động du lịch để cải thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục cho địa phương. Nguồn thu ngân sách đã góp phần quan trọng trong việc cải tạo và nâng cấp hệ thống trường học , lớp học và các trang thiết bị cơ bản phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa phương.
Mức sống của cộng đồng dân cư sẽ được nâng cao hơn: Trong những năm tới hoạt động du lịch của huyện Giao Thủy sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân ở đây, cơ cấu lao động của vùng đang chuyển đổi dần theo hướng tăng nhanh số lượng lao động tham gia phục vụ du lịch, chất lượng của đội ngũ này cũng đang từng bước được cải thiện.
Về công tác đảm bảo an ninh – trật tự an toàn xã hội: trong những năm qua tại địa bàn huyện Giao Thủy hầu như không xảy ra điểm nóng, tình hình trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các vụ tranh chấp đều được nhanh chóng giải quyết kịp thời. Trật tự an toàn luôn được đảm bảo. Đây là một chuyển biến tích cực của chính quyền địa phương nhằm từng bước loại bỏ những vấn đề xã hội tiêu cực nảy sinh từ hoạt động phát triển du lịch như mại dâm, ăn xin, trẻ em lang thang chèo kéo khách du lịch,…
Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch cũng đã có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến môi trường xã hội của vùng. Trước hết, du lịch đã làm tăng dần khoảng cách về mức sống của người dân trong vùng. Theo số liệu điều tra, thu nhập trung bình của người dân trong vùng chỉ bằng khoảng 1/7 thu nhập trung bình của nhóm người dân được tham gia dịch vụ du lịch ở khu vực thị trấn Quất Lâm. Đây là vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển du lịch tại các điểm du lịch trong địa bàn huyện.
Tình trạng cò mồi, chèo kéo khách hiện nay, đặc biệt ở khu vực bãi tắm cũng đang là nguyên nhân gây nên những xung đột trong bản thân cộng đồng sống trong vùng. Nếu vấn đề này không được giải quyết sẽ tạo nguy cơ tiềm ẩn tạo nên sự rạn nứt trong cộng đồng vốn rất gắn kết trước đây khi du lịch còn ít phát triển.
2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Giao Thủy là vùng đất mới, có lịch sử hình thành khoảng 500 năm, mang đặc trưng của văn hóa lúa nước đồng bằng sông Hồng. Người dân Giao Thủy từ bao đời nay kiên cường trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, vật lộn với biển khơi, miệt mài quai đê lấn biển, khai hoang lập ấp hình thành nên những làng quê trù phú. Tinh thần cố kết cộng đồng, tình làng nghĩa xóm rất bền chặt. Giao Thủy có 3 tôn giáo chính là đạo Phật, đạo Thiên Chúa và đạo Tin lành. Trên địa bàn huyện có hàng chục di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng cùng nhiều công trình tôn giáo có kiến trúc độc đáo sẽ là những địa chỉ thú vị đối với khách tham quan. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Với truyền thống canh tác “lúa lấn cói, cói lấn vẹt, vẹt lấn biển”, những nét sinh hoạt văn hóa mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước như chèo cổ, chầu văn, bơi chải. múa lân, chọi gà hay đấu vật,…trong các dịp lễ hội cùng với sinh hoạt thường nhật của cộng đồng. Đặc biệt du khách đến đây sẽ được nghe những làn điệu dân ca do chính người dân địa phương biểu diễn như “Sắp cổ phong”, “Hát mời trầu”, “Hát giã bạn”,…
Văn hóa phi vật thể ở đây bao gồm hệ thống kiến trúc truyền thống đan xen hòa quyện với các công trình kiến trúc hiện đại như nhà Bổi, nhà thờ, cảng cá, chợ chiều, khu thị tứ sầm uất, các điểm sản xuất nước mắm truyền thống, các sản phẩm du lịch độc đáo,…cùng với tấm lòng rộng mở của người dân miền biển quen đối diện với biển trời bao la…
Nhà Bổi: xã Giao Xuân huyện Giao Thủy còn có những ngôi nhà bổi – nhà đặc trưng của vùng đất ven biển ngập nước, cũng là điểm đến thu hút du khách. Nhà bổi là những căn nhà khung gỗ, nền đất, được lợp bằng cói và rạ, mỗi mái nhà nặng hơn hai tấn, dày từ 1m – 1,2m, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Qua thời gian, mái bổi xẹp dần xuống, nhưng vẫn rất bền, chịu đựng được sức tàn phá của gió biển. Những căn nhà mái bổi ở Giao Xuân có tuổi thọ hàng trăm năm và được người dân rất gìn giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Người Giao Xuân cung cấp dịch vụ lưu trú cho du khách, khách ăn ngủ ngay tại nhà dân, nếu may mắn, bạn có thể được nghỉ tại một trong những căn nhà bổi này.
Đặc biệt, ở Giao Thủy còn có làng nghề nước mắm Sa Châu – xã Giao Châu nổi tiếng với các loại mắm ngon với trên 100 hộ tham gia sản xuất, chế biến, sản lượng bình quân đạt 450.000 – 500.000 lít nước mắm/năm.
Cùng với sự phong phú của tài nguyên du lịch tự nhiên, khu vực phụ cận của huyện Giao Thủy có rất nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị có thể kết hợp trong các Tour du lịch. Trước hết, trên đường đi đến thành phố Nam Định du khách có thể ghé thăm Phủ Dầy (Một di tích lịch sử nổi tiếng – nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh ở huyện Vụ Bản – cách thành phố Nam Định khoảng 15km). Đến thành phố Nam Định du khách tham quan cụm di tích lịch sử: Đền Trần, Chùa Tháp, Đền Bảo Lộc – là nơi lưu giữ những chứng tích hào hùng về một triều đại hưng thịnh vào loại bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Du khách cũng có thể ghé thăm tượng đồng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn uy nghi bên hồ Vị Xuyên. Trước khi rời thành phố Nam Định đến với mảnh đất Giao Thủy để có dịp tìm hiểu thêm về đất và người của mảnh đất ngàn năm văn hiến này, du khách hãy ghé thăm làng trồng hoa cây cảnh Vị Khê – Nam Điền (ở ngoại thành thành phố Nam Định). Đến đây du khách sẽ gặp những bất ngờ hết sức thú vị khi chứng kiến những cỏ cây hoa lá tự nhiên vô tri vô giác nhưng dưới những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành những sinh vật có hồn, đẹp mắt và sống động lạ thường. Xuôi tiếp xuống phía nam du khách có thể ghé thăm chùa Keo – Cổ Lễ, nơi gắn liền với các truyền thuyết về Thánh sư Khổng Minh Không và những điển tích của Phật giáo kỳ thú, cùng với lối kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp huyền bí, chùa Keo như đưa con người về với cội nguồn của tiêu chí “ Chân, Thiện, Mỹ”. Đi xuôi xuống đất Xuân Trường du khách có thể ghé thăm một điểm văn hóa – lịch sử khác cũng rất có ý nghĩa, đó là Tượng đài bằng đồng và Nhà lưu niệm của Cố Tổng bí thư Trường Chinh tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng. Cách làng Hành Thiện không xa là tòa thành Phú Nhai và Trường dòng Bùi Chu. Đây còn là một trung tâm lớn của Đạo Thiên Chúa giáo. Trường dòng Bùi Chu cùng với nhà thờ Phát Diệm là hai cái nôi đầu tiên của Thiên Chúa giáo ở miền Bắc Việt Nam và cũng là nơi cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quát về lịch sử phát triển và ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo ở khu vực. Trên đường đến với Giao Thủy, du khách có thể ghé thăm Tòa thánh Phú Nhai – là nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng từ những năm 30 của thế kỷ trước. Giao Thủy là khu vực giao thoa của nhiều văn hóa, nhiều tập tục sinh hoạt khác nhau (đi theo đạo Thiên Chúa có xã chiếm 80% dân số. Trên địa bàn huyện có rất nhiều nhà thờ Thiên Chúa giáo trong đó có 15 nhà thờ lớn nằm rải rác ở các khu vực trong huyện (phụ lục 3). Điều này vừa tạo nên những khó khăn cho công tác quản lý, song đồng thời cũng tạo nên một đặc điểm hấp dẫn đối với việc phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Giá trị văn hóa bao trùm của huyện Giao Thủy là văn hóa vùng biển. Thời gian gần đây, chính quyền địa phương rất chú trọng việc đầu tư nâng cấp lễ hội truyền thống của cư dân. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Với những tiềm năng và thế mạnh trên cho thấy Giao Thủy là một vùng đất có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch đặc biệt khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy với hệ sinh thái nguyên sơ rất thích hợp với việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển.( phụ lục 4)
2.2.3. Chủ trương chính sách phát triển du lịch
Chủ trương, chính sách của tỉnh Nam Định:
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVIII đã xác định: “Khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, hình thành và ổn định các tour du lịch trong tỉnh và liên tỉnh có lợi thế về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh, văn hóa,… Đẩy mạnh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu du lịch trọng điểm: Khu du lịch văn hóa Trần, Phủ Dầy, các khu du lịch biển Quất Lâm, Thịnh Long,… Đào tạo nguồn nhận lực du lịch có chất lượng”.
Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của huyện Giao Thủy:
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã xác định: “Tập trung mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở hạ tầng khu du lịch Quất Lâm phù hợp với nhu cầu và quy hoạch. Đổi mới quản lý, đảm bảo các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch văn minh, lịch sự, đúng pháp luật. Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách. Đưa việc xây dựng dự án khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy thành nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực du lịch trong nhiệm kỳ. Phấn đấu xây dựng du lịch tại đây trở thành một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Nam Định và vùng đồng bằng sông Hồng”.
2.3 So sánh các lợi thế và hạn chế chủ yếu trên con đường phát triển du lịch huyện Giao Thuỷ
2.3.1. Các lợi thế:
Giao Thuỷ có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên trên mặt đất và ngoài biển khơi phong phú thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế đa dạng nhất là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá (lúa đặc sản, rau sạch, hoa quả, các sản phẩm thuỷ sản…) gắn với chế biến, cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào, có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu khách du lịch.
Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, kết hợp với khí hậu trong lành, mát mẻ là lợi thế để phát triển mạnh du lịch, dịch vụ phục vụ khách trong và ngoài nước. Các bãi tắm của Giao Thủy còn hoang sơ, môi trường trong sạch lại nằm cạnh một vùng cảnh quan đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, tham gia Công ướất Lâm- Giao Phong (228 ha) cùng với vùng đồng muối rộng lớn thuộc thị trấn Quất Lâm và xã Giao Phong (365 ha) là điều kiện thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch sinh thái biển quy mô lớn.
2.3.2. Những hạn chế và khó khăn: Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Huyện Giao Thủy là huyện đồng bằng ven biển, dân cư làm nghề sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, bên cạnh những thuận lợi thì có những khó khăn về thiên tai bão lụt hàng năm, khắc phục hậu quả sau thiên tai. Đất vùng ven biển nhiễm mặn hàng năm ảnh hưởng đến sản xuất.
Du lịch Giao Thủy gặp nhiều khó khăn do chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu toàn cầu, thường xuyên phải hứng chịu thiên tai, bão lũ đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng. Du lịch biển mang tính mùa vụ, sức cạnh tranh thấp do các bãi tắm nằm giữa 2 cửa sông, chịu ảnh hưởng của phù sa nên chất lượng nước bị hạn chế.
- Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, chưa tích luỹ được nhiều, công nghiệp chưa phát triển.
- Khả năng thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài còn hạn chế.
- Kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập, do vậy chưa đủ đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch hiện tại và tương lai.
- Trong quá trình phát triển kinh tế còn tạo mâu thuẫn giữa việc phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.
Vì vậy, huyện Giao Thủy cần khai thác, phát huy tốt các lợi thế đồng thời có biện pháp khắc phục những hạn chế, tạo điều kiện cho kinh tế – xã hội nói chung và ngành du lịch của huyện nói riêng phát triển mạnh.
2.4. Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Giao Thủy
2.4.1. Khái quát thực trạng phát triển du lịch của huyện Giao Thủy
Giao Thủy là một vùng đất có nhiều lợi thế về tự nhiên, văn hóa, cảnh quan bên cạnh đó cũng có nhiều thuận lợi trong việc kết hợp với các điểm, các khu du lịch trong địa bàn tỉnh Nam Định cũng như các tỉnh lân cận để xây dựng các tour tuyến du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch tại huyện nhà. Trong những năm gần đây, du lịch Giao Thủy đã có nhiều khởi sắc với sự phát triển của các loại hình du lịch mới như du lịch dựa vào cộng đồng được triển khai trên địa bàn xã Giao Xuân, du lịch biển kết hợp nghỉ dưỡng,… đã tạo cơ hội thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.
Trên địa bàn huyện Giao Thủy hoạt động du lịch ngày càng trở nên sống động và hấp dẫn hơn, làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phong phú hóa sự lựa chọn của du khách khi đến với Giao Thủy, đặc biệt là giảm thiểu lượng thời gian rỗi của du khách và kéo dài thêm thời gian thăm viếng trong vùng. Hoạt động du lịch trong vùng trở nên hấp dẫn hơn, chất lượng dịch vụ được nâng cao sẽ tạo điều kiện kích cầu du lịch địa phương từ đó góp phần quảng bá hữu hiệu hình ảnh và thương hiệu điểm đến trong mắt du khách với chi phí thấp nhất.
Do đặc điểm là sự phụ thuộc vào đối tượng khách tham quan, không nên đặt quá nhiều tham vọng trong việc xây dựng các mô hình du lịch, cần xây dựng thí điểm mô hình du lịch với quy mô nhỏ mang tính khả thi.
Người dân khá chủ động và mong muốn phát triển du lịch tại địa phương. Nhân lực của huyện Giao Thủy khá tốt, có thời gian và đủ năng lực để tham gia hoạt động du lịch cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quản lý và chính quyền địa phương sẽ hứa hẹn sự thành công trong qua trình xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện.
2.4.2. Sản phẩm du lịch Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
2.4.2.1. Loại hình du lịch sinh thái:
Bộ phận làm dịch vụ phục vụ khách tham quan VQG Xuân Thủy bao gồm 01 cán bộ phụ trách cùng với các cán bộ khác của VQG thay nhau làm nhiệm vụ lái xuồng máy, hướng dẫn viên, phục vụ khách ăn uống. Hiện VQG Xuân Thủy có phòng nghỉ chủ yếu phục vụ khách tới VQG công tác, nghiên cứu khoa học. Trung bình mỗi năm VQG Xuân Thủy đón từ 30- 40 đoàn khách đến tham quan với khoảng 5.000 lượt khách/năm, trong đó bình quân có trên 100 lượt khách quốc tế/năm.
Từ 2007 đến nay, dưới sự hỗ trợ giúp đỡ của Trung tâm Bảo tồn biển và phát triển cộng đồng (MCD), huyện đã xây dựng mô hình thí điểm du lịch sinh thái cộng đồng Vườn Quốc gia Xuân Thủy tại xã Giao Xuân với Ban quản lý gồm 7 người do 01 đ/c Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, đ/c Hội trưởng Hội LHPN xã làm Phó ban phụ trách điều hành và các ủy viên thuộc các ban ngành, đoàn thể khác có liên quan đảm nhiệm hướng dẫn viên và quản lý khách lưu trú. Có 4 tổ: tổ nhà nghỉ, tổ hướng dẫn viên, tổ văn nghệ và tổ chuyên chở. Cơ sở lưu trú gồm 12 hộ nông dân với 12 phòng nghỉ, mỗi năm đón khoảng trên 100 lượt khách chủ yếu là khách quốc tế. Tuy nhiên loại hình du lịch sinh thái cộng đồng mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng mô hình thí điểm, quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao.
2.4.2.2. Loại hình du lịch biển kết hợp với nghỉ dưỡng:
Là loại hình du lịch chủ yếu ở huyện Giao Thủy hiện nay, tập trung tại khu du lich nghỉ mát- tắm biển Quất Lâm. Khu du lịch này được hình thành từ năm 1997, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang. Trung bình mỗi năm khu du lịch Quất Lâm đón khoảng 130.000 lượt khách tham quan, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 30 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
2.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản:
Những năm qua, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện đã được đầu tư tập trung vào một số lĩnh vực đáp ứng cho nhu cầu du lịch và phát triển dịch vụ như hệ thống giao thông trên địa bàn được đầu tư nâng cấp . Nhiều dự án hạ tầng du lịch đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng như: tuyến đường tỉnh lộ 51B từ ngã ba Hải Hậu đến khu du lịch Quất Lâm được nâng cấp, hoàn thành, các tuyến đường bộ phục vụ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy như đường 489, đường Bình Xuân đang được gấp rút thi công. Năm 2008 tuyến xe buýt Nam Định – Quất Lâm đưa vào sử dụng liên tục trong ngày đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách từ thành phố Nam Định đến Quất Lâm và ngược lại. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với du lịch Giao Thủy và cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Giao Thủy trong tương lai.
Riêng Khu du lịch Quất Lâm đã được đầu tư xây dựng 3 km kè, 3 trục đường nhựa với tổng chiều dài 3,1 km và 1 km đường bê tông; 2 trạm cấp nước sạch phục vụ khu kiốt với công suất 220 m3 /ngày, đêm; 2 trạm biến áp điện công suất 250KVA. Tổng nguồn vốn đã đầu tư trên 120 tỷ đồng. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Đối với Vườn quốc gia Xuân Thủy, hệ thống giao thông cũng khá thuận tiện:
Giao thông đường bộ: giao thông đường bộ từ tất cả các nơi đến đê quốc gia, tiếp giáp với ranh giới Vườn quốc gia khá thuận lợi. Từ trung tâm Hà Nội du khách đến đây khoảng 150km, thời gian đi mất khoảng 4,0-4,5 giờ. Tuy nhiên từ ranh giới đê quốc gia đi ra vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thủy thì đường còn xấu, chỉ có một đường trục Cồn Ngạn dài khoảng 4km là con đường giao thông huyết mạch của Ban quản lý vườn quốc gia. Con đường này đã được cải tạo nâng cấp, gặp thời tiết xấu xe máy, xe thô sơ và xe ô tô loại nhỏ có thể đi được. Tuy vậy, đây là con đường độc đạo, 2 xe ô tô không thể tránh nhau. Ranh giới giữa vùng lõi và vùng đệm ở phía Tây Bắc là hệ thống đê bao bằng đất, hiện nay nếu đi vào các đầm tôm chỉ có xe máy và xe thô sơ có thể đi lại được. Đây là tuyến đường bộ duy nhất có trong khu vực dùng để tuần tra bảo vệ và phục vụ khách tham quan du lịch, nhưng do ảnh hưởng của những cống tháo nước nên xe ô tô không thể đi được và vào những ngày trời mưa việc đi lại cũng rất khó khăn.
Giao thông đường thủy: có thể nói giao thông đường thủy trong vùng cũng khá thuận tiện, từ Hà Nội du khách có thể đi tàu thủy thẳng xuống vườn quốc gia. Tuy nhiên tuyến đường này chưa thực sự đi vào hoạt động. Trong Vườn quốc gia có sông Vọp, sông Trà và nhiều sông lạch nhỏ khác, du khách có thể đi thuyền nhỏ len lỏi theo các dòng chảy để quan sát chim và thưởng ngoạn cảnh đẹp của một trong những khu vực rừng ngập mặn còn lại tốt nhất vùng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên giao thông đường thủy ở Vườn quốc gia còn phụ thuộc vào thủy triều, vào những ngày triều kiệt việc đi lại thăm thú của du khách bằng đường thủy gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, nếu muốn đi thăm quan Vườn quốc gia bằng xuống, du khách phải liên hệ trước với Ban quản lý du lịch để chủ động hơn trong chuyến đi của mình.
Hệ thống khách sạn nhà nghỉ: Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có 167 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó có 44 nhà nghỉ, khách sạn; 12 hộ dân phục vụ khách du lịch lưu trú và 111 kiốt phục vụ khách tắm biển với tổng số: 1.093 phòng nghỉ.
Bảng 1: Số cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn huyện Giao Thủy từ năm 2006 đến 2010
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, mặc dù số lượng cơ sở lưu trú ở Giao Thủy trong thời gian qua đã được cải thiện, tuy nhiên việc cải thiện này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, đó là cơ sở lưu trú chủ yếu là nhà nghỉ và cả ki ốt, chưa có khách sạn nào được xếp hạng sao, thậm chí cả các ki ốt phục vụ tắm biển cũng tham gia kinh doanh phòng nghỉ.
Riêng Vườn quốc gia Xuân Thủy đã có khu nhà nghỉ với 15 phòng trong đó có 4 phòng đôi và 2 phòng ba khép kín được trang bị khá đầy đủ, còn lại là những phòng nghỉ trung bình (dùng chung công trình phụ). Ngoài những trang thiết bị cơ bản như giường ngủ, chăn, ga, gối, đệm, tủ, bàn làm việc,… còn có tivi, điều hòa nhiệt độ, nước nóng. Hệ thống phong nghỉ tại Vườn quốc gia Xuân Thủy có thể phục vụ được khoảng 30 – 40 khách/ đêm. Vào mùa du lịch, khi số lượng khách đông Vườn quốc gia Xuân Thủy sẽ bố trí thêm các phòng nhân viên cho khách nghỉ. Trong chuyến tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy, du khách có thể nghỉ tại nhà dân nếu muốn tận hưởng không khí trong lành, yên ả của một làng quê. Tại xã Giao Xuân có 8 -12 phòng nghỉ với trang thiết bị khá đầy đủ, đảm bảo có thể phục vụ cùng một lúc tối thiểu là 16 khách và cao nhất là 30 khách.
Khu du lịch biển Quất Lâm có tới 42 nhà nghỉ, khách sạn phục vụ khách du lịch.
Nhìn chung, số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên qua các năm nhưng số cơ sở lưu trú chất lượng cao chưa nhiều, do du lịch tắm biển có tính mùa vụ nên vào mùa đông công suất phòng đạt rất thấp trong khi đó vào mùa hè, những đợt cao điểm hầu như không đủ cơ số phòng để phục vụ khách du lịch lưu trú nhất là các dịp lễ 30/4, 1/5 và các ngày thứ 7, chủ nhật cuối tuần. Vì vậy, lượng khách hiện tại lưu lại Giao Thủy còn ít mà chủ yếu họ đi về trong ngày, chính vì vậy dẫn đến tình trạng lượng khách đông nhưng doanh thu du lịch đạt thấp.
Cơ sở ăn uống:
Cùng với sự gia tăng của các cơ sở kinh doanh lưu trú thì hệ thống cơ sở phục vụ ăn uống cũng gia tăng nhanh chóng về số lượng. Tất cả các nhà nghỉ đều có quầy Bar, phòng ăn; các ki- ốt cũng đều tham gia kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nhìn chung các cơ sở ăn uống hiện nay còn nhỏ lẻ, chưa đủ khả năng phục vụ cho lượng lớn du khách; chất lượng phục vụ và khả năng chế biến món ăn phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ, chưa được quản lý chặt chẽ về chất lượng phục vụ, giá cả và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dịch vụ vui chơi giải trí: Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động vui chơi giải trí tại khu vực còn rất nghèo nàn. Hiện tại khu du lịch Quất Lâm mới chỉ có 01 sân tennis, 01 sân cầu lông, 02 bàn bóng bàn, 01 bể bơi, 15 phòng masage và một số phòng hát karaoke trong các nhà nghỉ và ki-ốt. Với nhu cầu du lịch tại đây rất lớn, cần thiết phải phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, để tạo sức hấp dẫn cho các Tuor du lịch và kéo theo thời gian lưu trú, tăng chi phí chi trả của du khách.
2.4.4. Nguồn nhân lực của du lịch
Tổng số lao động trong ngành Du lịch Giao Thuỷ năm 2010 là 1382 người, trong đó lao động trực tiếp 432 người, lao động gián tiếp 950 người, lao động qua đào tạo 102 người, đạt tỷ lệ 23,6%, chủ yếu là qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.
Bảng 2: Nguồn nhân lực của du lịch Giao Thủy (2006 – 2010).
Nguồn nhân lực của Du lịch Giao Thuỷ hiện nay còn một số bất cập như sau:
- Số lượng lao động trong du lịch còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động hiện có của huyện.
- Thu nhập thực tế của lao động trong ngành du lịch còn quá thấp, chưa đủ sức hấp dẫn để người lao động gắn bó với nghề (mức thu nhập của lao động không chuyên nghiệp dao động từ 1.000.000 đến 1.500.000đ).
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý du lịch, công nhân kỹ thuật phần lớn chưa được đào tạo cơ bản, chủ yếu mới chỉ qua các khoá đào tạo ngắn hạn, vì vậy năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế.
Như vậy, có thể nói lực lượng lao động trong ngành du lịch Giao Thủy những năm qua tuy đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, số lao động tăng lên song thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy những người làm công tác quy hoạch và quản lý du lịch cần có hướng bồi dưỡng, đào tạo cho lực lượng lao động du lịch nhất là đối với những lao động chuyên nghiệp.
2.4.5. Kết quả kinh doanh du lịch 2006-2010:
2.4.5.1. Khách du lịch
Lượng khách hàng năm đến với Giao Thủy tăng khá mạnh, bình quân tăng 15- 20%/năm. Tuy nhiên số lượt khách lưu trú ít, chỉ chiếm khoảng 35- 40% tổng số lượt khách đến tham quan. Trong khoảng thời gian từ 2006 trở lại đây lượng khách đến Giao Thủy chủ yếu là khách du lịch nội địa, một lượng nhỏ khách nước ngoài. Năm 2010, du lịch Giao Thuỷ đón 172.000 lượt khách tham quan, trong đó khách lưu trú: 69.925 người, đạt tỷ lệ: 40,6%.
Bảng 3: Số khách đến du lịch trên địa bàn huyện Giao Thủy năm 2006 – 2010
Trong khoảng thời gian từ 2006 trở lại đây lượng khách đến Giao Thủy chủ yếu là khách du lịch nội địa, một lượng nhỏ khách nước ngoài. Lượng khách này đi tự phát hoặc đi theo tour của các công ty du lịch tư nhân, quy mô đoàn từ 5 – 10 người, chủ yếu là về tham quan rừng ngập mặn và nghiên cứu khoa học. Đặc điểm và cơ cấu khách cụ thể như sau: Du khách nước ngoài chủ yếu là nhóm khách nhỏ lẻ và ngắn ngày, yêu thích thiên nhiên, tìm đến du lịch sinh thái dưới hình thức: thuê ca nô du lịch, thậm chí có khách đi bằng tàu thuyền đánh cá của ngư dân. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Khách du lịch nội địa hiện nay chủ yếu là các khách đi tự do theo nhóm hoặc hình thức tập trung theo hộ gia đình từ Hà Nội, Nam Định và các tỉnh lân cận. Lượng khách thuộc nhóm này rất đông, thường đi về trong ngày, thời gia lưu trú của các nhóm khách này thường vào những ngày nghỉ cuối tuần làm cho các cơ sở lưu trú không đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách.
Riêng khu du lịch biển Quất Lâm, Trong quý I năm 2011, tuy chưa phải là mùa du lịch song Du lịch Quất Lâm đã đón 21.000 lượt khách tham quan, doanh thu du lịch ước đạt 9 tỷ đồng tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2010 và đạt 16,7% kế hoạch năm 2011. Khu du lịch Quất Lâm đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy của khách du lịch, là cơ hội cho các nhà đầu tư khai thác tiềm năng kinh doanh dịch vụ du lịch. Sự phát triển của khu nghỉ mát, tắm biển Quất Lâm đã góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cảu địa phương, là động lực thúc đẩy chiến lược khai thác tiềm năng kinh tế biển để phát triển kinh tế, xã hội của thị trấn Quất Lâm và góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Từ một xã heo hút, dân cư chủ yếu sống bằng nghề làm muối và đánh bắt hải sản, Giao Lâm xưa đã trở thành thị trấn Quất Lâm- một đô thị ven biển với kết cấu hạ tầng được đầu tư khang trang, hiện đại, là một trong 2 trung tâm kinh tế- văn hoá của huyện Giao Thuỷ và là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch của cả nước và tỉnh Nam Định.
2.4.5.2. Doanh thu
Tổng doanh thu du lịch trên địa bàn huyện năm 2010 đạt 45 tỷ đồng tăng gấp 4 lần so với năm 2006. Tuy nhiên, xét theo thành phần kinh tế, doanh thu chủ chủ yếu thuộc về hộ cá thể (chiếm 93% tổng doanh thu), doanh thu các công ty tư nhân chỉ chiếm khoảng 7% tổng doanh thu du lịch trên địa bàn, không có doanh thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Phân loại doanh thu theo các loại hình dịch vụ có thể thấy: doanh thu từ dịch vụ ăn uống là chủ yếu, chiếm tới 81% tổng doanh thu còn doanh thu từ các loại hình dịch vụ khác như: thuê phòng, thương mại… chiếm tỷ trọng trất nhỏ, chưa có doanh thu từ dịch vụ lữ hành, vận chuyển khách.
2.5. Những tồn tại, hạn chế của du lịch Giao Thủy:
Ngành du lịch phát triển chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt tiềm năng du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy chưa được quan tâm khai thác để phát triển.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch trên một số lĩnh vực như quản lý đất đai, rừng, biển chưa theo kịp tốc độ và xu hướng phát triển chung. Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch về du lịch còn nhiều hạn chế. Chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch với quy mô lớn, chất lượng cao. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Lực lượng lao động trong ngành du lịch còn ít, mang tính thời vụ, thiếu chuyên nghiệp. Văn hoá ứng xử và trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu. Thiếu đội ngũ hướng dẫn viên hướng dẫn khách tham quan Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chưa theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế du lịch trong tình hình mới. Một số địa phương đang trong tình trạng phát triển “nóng”: nuôi trồng thuỷ sản manh mún nhỏ lẻ, khai thác và chế biến sứa gây ô nhiễm môi trường….. làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái tự nhiên.
Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng nhưng chưa có sản phẩm du lịch hấp dẫn. Việc nghiên cứu, khảo sát để tìm ra các hàng hoá đặc thù của địa phương chưa được chú trọng. Các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động vui chơi giải trí chưa được đầu tư nên du lịch Giao Thuỷ chưa có sức hút đối với khách tham quan.
Lượng khách tăng nhanh trong điều kiện kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch chưa đủ đáp ứng tạo ra nguy cơ phá vỡ môi trường sinh thái. Tốc độ đầu tư phát triển du lịch nhanh trong khi khả năng quản lý, khai thác lại rất hạn chế (chưa xây dựng được quy hoạch phát triển du lịch từ tổng thể đến chi tiết, chưa xây dựng được quy chế quản lý phù hợp).
2.6. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:
Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về du lịch chưa thật đầy đủ. Một vài địa phương trọng điểm về du lịch chưa chủ động tìm biện pháp phát triển du lịch một cách bền vững.
Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch và thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa có chính sách thu hút nhân tài trong ngành du lịch. Vai trò tham mưu của cơ quan chuyên môn còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để tập trung quản lý và hỗ trợ du lịch phát triển thiếu chặt chẽ.
Đội ngũ lao động đang làm việc phần lớn chưa được đào tạo cơ bản và chưa được cập nhật thông tin, kiến thức thường xuyên. Khi tuyển nhân viên, chủ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh muốn tiết kiệm chi phí nhân công nên chủ yếu thuê lao động phổ thông chưa qua đào tạo vì số này chấp nhận mức tiền công thấp. Mặt khác do bị ảnh hưởng bởi tính chất mùa vụ nên việc sử dụng lao động du lịch không thường xuyên dẫn tới một bộ phận lao động du lịch đã được đào tạo không có việc làm, phải tìm việc làm khác.
Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Giao Thủy chưa được chú trọng, chưa làm nổi bật được giá trị du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
Trong những năm gần đây cùng với sự lớn mạnh của du lịch cả nước cũng như du lịch tỉnh Nam Định nói chung, du lịch huyện Giao Thủy đã có những bước trưởng thành và đang khởi sắc từng ngày, góp phần vào thành tựu chung xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Chương 2 của khóa luận đã giới thiệu khái quát về tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch của huyện trong giai đoạn 2006 – 2010. Qua đó có thể thấy, Giao Thủy là một huyện có rất nhiều thế mạnh để phát triển du lịch và trên thực tế du lịch Giao Thủy đã và đang có những bước phát triển mới cả về chất cũng như về lượng. Có được sự đổi thay kỳ diệu đó, trước hết là do có sự quan tâm chỉ đạo về chiến lược phát triển, định hướng quy hoạch xây dựng, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch của Tỉnh uỷ, HĐND-UBND tỉnh, của Huyện uỷ- UBND huyện, các ngành chức năng từ tỉnh đến huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ thị địa phương khai thác tốt tài nguyên du lịch, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên một trong những yếu tố quyết định của thành công ngày hôm nay không thể không kể đến sự tích cực, chủ động, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của Đảng uỷ- UBND đã lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ và nhân dân địa phương tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp trên phát huy tốt nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển, phát triển mạnh du lịch- dịch vụ đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Giao Thủy ngày nay không chỉ là một vùng đất giầu truyền thống lịch sử cách mạng mà đã và đang trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế- xã hội của huyện Giao Thuỷ. Khóa luận: Thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Khóa luận: Giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch Nam Định