Khóa luận: Thực trạng cải thiện hoạt động góp vốn thành lập C.ty

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng cải thiện hoạt động góp vốn thành lập C.ty hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: Thực trạng và kiến nghị giải pháp cải thiện hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

3.1. Thực trạng hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Thực tế hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam do hệ thống văn bản pháp luật còn chưa quy định chi tiết và đầy đủ nên các doanh nghiệp còn gặp một số khó khăn trong quá trình huy động vốn.

  • Vướng mắc về ghi nhận phần vốn góp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Vấn đề ghi nhận về góp vốn thành lập công ty tuy đối tượng góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ, một loại tài sản vô hình, mang những đặc thù riêng so với loại tài sản góp vốn như tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ hay vàng nhưng hình thức xác nhận góp vốn lại là hợp thương mại thông thường. Trong hợp đồng thương mại dạng này, phần vốn góp là giá trị quyền sở hữu trí tuệ được quy đổi hẳn thành giá trị tiền mặt hay “góp vốn bằng tiền” và điều này gây khó khăn cho hệ thống kế toán của doanh nghiệp; đồng thời, gây ra rất nhiều vướng mắc nếu chủ sở hữu quyền muốn rút vốn, hay khi bên nhận vốn góp không muốn tiếp tục hợp tác.

  • Ghi nhận nhưng không chuyển giao Khóa luận: Thực trạng cải thiện hoạt động góp vốn thành lập C.ty.

Yêu cầu về thủ tục góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm một bước rất quan trọng là chuyển quyền sở hữu tài sản là quyền sở hữu trí tuệ sang cho công ty mới thành lập. Tuy đã quy định về trách nhiệm của bên chuyển giao quyền nhưng có rất nhiều trường hợp tuy đã ghi nhận trong điều lệ thành lập công ty rằng phần vốn góp là quyền sở hữu trí tuệ nhưng sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng thành viên, cổ đông góp vốn chưa chuyển giao quyền khai thác giá trị quyền sở hữu trí tuệ, hơn thể còn yêu cầu đền bù giá trị quyền bằng tiền mặt thay thế cho quyền. Trường hợp này khá phổ biến khi doanh nghiệp muốn tạo thanh thế nên ngay khi đăng ký kinh doanh đã ghi nhận những giá trị quyền sở hữu trí tuệ có khả năng sinh lời lớn nằm trong sản nghiệp của mình. Tuy nhiên đến khi đi vào hoạt động, công ty lúc này lại không có quyền sử dụng tài sản trí tuệ đã đăng ký dù cho vốn điều lệ không thay đổi, giá trị sản nghiệp vẫn giữ nguyên. Cũng có trường hợp bên góp vốn đơn phương không mong muốn chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ hay bên góp vốn không có quyền chuyển giao, góp vốn đối với tài sản trí tuệ nói trên.

  • Hạn chế trong vấn đề thẩm định giá trị tài sản góp vốn

Trong thực tiễn những doanh nghiệp nhận góp vốn thành lập bằng quyền sở hữu trí tuệ đa phần là những công ty con, công ty nhánh với đối tượng sở hữu trí tuệ là nhãn hiệu, tên thương mại, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Bên góp vốn đa phần là những công ty mẹ, có số vốn lớn, là cổ đông, thành viên quyết định trong công ty. Hình thức hoạt động chuỗi này đặt ra vấn đề định giá tài sản góp vốn không sát với thực tiễn thị trường khi mà bên góp vốn có vị thế đơn phương quyết định giá trị quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn.

  • Hệ thống pháp luật áp dụng cho hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ còn chồng chéo, chưa khả thi

Hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ chịu sự điều chỉnh của hai hệ thồng pháp luật là pháp luật doanh nghiệp và pháp luật sở hữu trí tuệ. Trong rất nhiều vấn đề về chủ thể, đối tượng được góp vốn, thủ tục hoàn thành góp vốn, việc áp dụng hai hệ thống pháp luật khác nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện theo đúng quy trình pháp luật, tạo tâm lý “ngại” cho doanh nghiệp không muốn huy động vốn với loại tài sản có giá trị cao nhưng nhiều cản trở pháp lý. Không chỉ là sự mẫu thuẫn giữa hai ngành luật nói trên mà hoạt động này còn liên quan tới những lĩnh vực pháp luật khác gắn liễn với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như kế toán – tài chính, hoạt động thuế thu nhập doanh nghiệp, … Mỗi một bước trong quá trình góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ lại liên quan đến của lĩnh vực pháp luật khác nhau, chính chủ sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cũng chưa chắc nhận thức hết những văn bản pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

3.2. Kiến nghị giải pháp cải thiện thực trạng hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

3.2.1. Xây dựng hệ thống hóa văn bản pháp luật riêng biệt

Dựa trên những hạn chế cũng như bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng, cần thiết phải có hành lang pháp lý thống nhất cho phép các cá nhân, tổ chức được góp vốn đầu tư bằng quyền sở hữu trí tuệ. Việc xây dựng hệ thống pháp luật cụ thể hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện dễ dàng sẽ mang lại hiệu quả lớn cho nền kinh tế. Những điểm cần chú ý trong xây dựng hệ thống pháp luật riêng biệt này bao gồm: Khóa luận: Thực trạng cải thiện hoạt động góp vốn thành lập C.ty.

  • Tiếp thu ý kiến đóng góp của các bên liên quan

Để hệ thống pháp luật đi vào thực tiễn, cần có sự đóng góp cảu các bên liên quan. Chính những chủ thể này trực tiếp thực thi pháp luật. Nếu như những điều luật được soạn thảo ra những lại mang hiểu quản ngược, cản trở tự do kinh doanh của các bên góp vốn và nhận góp vốn, hay gây khó khăn trong thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền, đăng ký kinh doanh, định giá tài sản góp vốn,… thì tốt hơn hết là không nên xây dựng hệ thống riêng.

  • Cần sự kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan

Lý do không thể phủ nhận cho tình trạng chồng chéo áp dụng các quy định pháp luật đó chính là sự thiết tương tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Vì hoạt động động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật, không chỉ sở hữu trí tuệ, pháp luật doanh nghiệp mà còn có những vấn đề về kê khai thuế, ghi nhận kế toán doanh nghiệp, … Nếu như có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý những vấn đề này từ hướng dẫn thực hiện pháp luật đến công nhận quyền góp vốn và thủ tục góp vốn thì nguồn đầu tư bằng quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành kênh đầu tư lớn mạnh trong thị trường Việt Nam.

  • Cần xây dựng nghị định điều chỉnh và hướng dẫn

Những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn rời rạc, gây trở ngại cho các doanh nghiệp tra cứu và thực hiện. Không chỉ có văn bản Luật sở hữu trí tuệ và Luật doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động này mà còn có những văn bản dưới luật khác, các thông tư, hướng dẫn của Bộ Tài chính về thẩm định giá trị tài sản vô hình, Thông tư về kế toán, hạch toán tài sản vô hình,… Thiết nghĩ đã đến lúc xây dựng một Nghị định thống nhất do Chính phủ ban hành quy tụ đầy đủ những quy phạm pháp luật điều chỉnh nói trên. Không chỉ đưa ra những khái niệm cụ thể chính xác về tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề quyền và nghĩa vụ chủ thể, thủ tục góp vốn mà văn bản này còn cần đưa ra quy định cụ thể về đặc điểm hành vi xâm phạm cũng như hình thức truy cứu trách nhiệm của các bên.

  • Lập các tổ công tác thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật

Khi đã có văn bản quy phạm pháp luật thống nhất điều chỉnh hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ, nhất thiết trong quá trình áp dụng cần sát sao phát hiện những trường hợp vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia khác và có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời.

3.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước trong hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ Khóa luận: Thực trạng cải thiện hoạt động góp vốn thành lập C.ty.

Hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ không chỉ liên quan đến các chủ thể tham gia trực tiếp là bên góp vốn và bên nhận góp vốn mà còn có vai trò quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước. Việc các cơ quan này ghi nhận quyền sở hữu trí tuệ được coi là tài sản góp vốn tạo điều kiện không nhỏ cho các chủ thể nói trên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Các cơ quan nhà nước liên quan không chỉ là cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký bảo hộ mà còn là những cơ quan có thẩm quyền trong một số hoạt động của quá trình góp vốn, cụ thể là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học và công nghệ.

Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan này trong việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký cho doanh nghiệp cũng như xây dựng hướng dẫn cụ thể cho quy trình góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Yêu cầu đối với các cơ quan nhà nước nói trên là sự phối hợp, hợp tác để xây dựng hướng dẫn hiệu quả, tránh chồng chéo không thể áp dụng thực tiễn.

3.2.3 Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể tham gia

Các bên tham gia hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ trước hết cần phải nhận biết quyền và nghĩa vụ của chính mình khi đưa ra quyết định thành lập doanh nghiệp và góp vốn thành lập. Để bảo vệ quyền lợi của chính mình đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp sau khi thành lập đi vào hoạt động trôi chảy, tạo ra lợi nhuận, yêu cầu đối với chủ sở hữu góp vốn phải thực hiện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ pháp luật về thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Yêu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chủ sở hữu cho thấy sự hiểu biết pháp luật của chủ sở hữu quyền, chỉ khi nhận thức được điều kiện và giới hạn bảo hộ quyền, những yếu điểm có thể bị xâm phạm của mình thì chủ sở hữu mới nhận biết được hết giá trị quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, nó tạo tiền đề cho việc quản lý nhà nước về xác lập quyền, hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, cũng tạo cơ sở xác định cho các chủ thể khác tham gia doanh nghiệp.

Pháp luật về thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm những yêu cầu về xác định chủ sở hữu hợp pháp của quyền tài sản, thẩm định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, thủ tục chuyển giao quyền. Chủ thể tham gia hoạt động góp vốn không chỉ bảo vệ được quyền lợi cơ bản của mình không bị xâm phạm, đồng thời có tểh khai thác tối đa giá trị của quyền sở hữu trí tuệ, tạo ra lợi nhuận. Tuân theo đúng thủ tục, đúng quy trình không chỉ dễ dang hơn cho quản lý nhà nước mà còn gián tiếp tạo nên môi trường kinh doanh lý tưởng, thu hút nhiều đầu tư hơn nữa.

Để thực hiện đúng pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ cần có ý thức mạnh mẽ của cá nhân, tổ chức liên quan, các chủ thể tham gia cần có kiến thức về sở hữu trí tuệ, về hoạt đông kinh doanh, nắm rõ được quyền lợi và trách nhiệm của mình, tự bảo vệ được bản thân không bị xâm phạm quyền lợi. Kết hợp với việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh và hệ thống thông tin cập nhật, phổ biến sẽ góp phần làm giảm những trường hợp vi phạm, gây tổn hại cho xã hội.

KẾT LUẬN Khóa luận: Thực trạng cải thiện hoạt động góp vốn thành lập C.ty.

Hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ đã và đang diễn ra ngày càng phổ biến trong đời sống xã hội dẫn đến yêu cầu cần có hệ thống quy phạm pháp luật hoàn thiện và thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động này. Tuy pháp luật Việt Nam về cơ bản đã hình thành những định nghĩa, hướng dẫn thực hiện hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời thường xuyên sửa đổi, bổ sung những quy định đáp ứng thực tiễn xã hội, nhưng vẫn còn tồn tại một số nội dung, quan điểm liên quan chưa thực sự được hiểu và giải quyết hiệu quả, triệt để.

Luận văn nghiện cứu, làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn các khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ, hoạt đồng góp vốn thành lập công ty, và cụ thể hơn là hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ. Từ những định nghĩa cơ bản đó, luận văn đã tiếp cận thực tiễn pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, những quy định cụ thể về điều kiện chủ thể và đối tượng được phép góp vốn, thủ tục góp vốn và những nội dung khác. Các nội dung pháp luật được phân tích, so sánh với các quy định pháp luật của quốc tế và các giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển trước đó, từ đó rút ra đánh giá ưu điểm và hạn chế của những quy định pháp luật này. Cụ thể tuy đã bước đầu đưa ra những định nghĩa và hướng dẫn căn bản, những giới hạn trong việc thực hiện góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, góp phần giảm thiểu những vi phạm pháp luật về vấn đề này, thực tiễn pháp lý còn có nhiều quy định chưa khoa học, thống nhất, yêu cầu có sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Sau khi phân tích những quy định pháp luật về hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ, luận văn đã đưa ra những tồn tại thực tế, hiện trạng áp dụng các quy định pháp luật và một số kiến nghị cải thiện tình trạng thực thi pháp luật. Bằng việc xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật cụ thể và chi tiết; đồng thời nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động góp vốn kinh doanh và quản lý sở hữu trí tuệ; nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp giữa các cơ quan; xác định những yêu cầu đối với cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ, từ đó góp phần ổn định nền kinh tế đất nước. Khóa luận: Thực trạng cải thiện hoạt động góp vốn thành lập C.ty.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Khóa luận: Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x