Khóa luận: Giải pháp pháp luật biện pháp phòng vệ thương mại

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Giải pháp pháp luật biện pháp phòng vệ thương mại hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: Đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về áp dụng biện pháp phòng về thương mại ở Việt Nam. dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

3.1 Những hạn chế về mặt pháp lý trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại tại Việt Nam

Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được trong thực hiện biện pháp PVTM Việt Nam còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế như:

Thứ nhất, các văn bản gốc trong hệ thống pháp luật về PVTM của Việt Nam hầu hết được soạn thảo và ban hành trong thời kỳ Việt Nam đang đàm phán WTO, khi mà hiểu biết cũng như những va vấp thực tiễn với các vụ kiện PVTM của Việt Nam còn hạn chế. Hầu hết các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay về vấn đề phòng vệ thương mại mới chỉ là các Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn, chưa có một hệ thống luật cụ thể nhằm điều chỉnh các quy phạm pháp luật và quan hệ nảy sinh trong quan hệ thương mại quốc tế, cụ thể là khi áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Thứ hai, về tư cách khởi kiện:

Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), để đứng đơn khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ, bên đi kiện phải có đủ tư cách khởi kiện, tức là phải đáp ứng được ít nhất 02 điều kiện:

Một là, doanh nghiệp khởi kiện phải sản xuất ra ít nhất 25% tổng lượng sản phẩm liên quan tại Việt Nam;

Hai là, đơn kiện nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp sản xuất ra ít nhất 50% tổng lượng sản phẩm liên quan đến sản xuất tại Việt Nam. Khóa luận: Giải pháp pháp luật biện pháp phòng vệ thương mại.

Do đó, để có thể áp dụng được các biện pháp PVTM, DN cần phải hợp tác với các DN trong cùng ngành hàng. Từ đó, có thể thấy rõ vai trò của hiệp hội trong việc liên kết các DN cùng ngành là cực kỳ quan trọng trong các vụ kiện PVTM. Tuy nhiên, các Hiệp hội ngành hàng của Việt Nam hiện nay hoạt động kém hiệu quả trong việc kết nối lẫn hỗ trợ các DN thành viên. [23, tr 32]

Thứ ba, pháp luật hiện hành Việt Nam không có quy định về nguyên tắc so sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu để tính biên độ bán phá giá. Về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy, muốn xác định được hành vi bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể làm căn cứ để áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì cơ quan điều tra chống bán phá giá của nước nhập khẩu phải xác định được giá thông thường, xác định được giá xuất khẩu, sau đó thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với giá thông thường và giá xuất khẩu để đưa chúng về mức tại khâu xuất xưởng. Cuối cùng, tiến hành so sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu đã được điều chỉnh, qua đó mới tính toán được biện độ bán phá giá cụ thể. Tuy nhiên, quy trình tính toán biên độ bán phá giá như trên đã không được PLCBPG năm 2004 quy định đầy đủ. Nghị định số 90/2005 thì có đề cập đến quy trình này tại Điều 25, Điều 26 và Điều 27 nhưng nguyên tắc trong việc so sanh giá thông thường và giá xuất khẩu như thế nào thì không được quy định. Hạn chế này có thể dẫn đến sự tùy tiện trong việc so sanh giá thông thường và giá xuất khẩu khi tính toán biên độ bán phá giá của cơ quan điều tra chống bán phá giá, dẫn đến kết quả của các cuộc điều tra chống bán phá giá sẽ có nhiều sai lệch. Khóa luận: Giải pháp pháp luật biện pháp phòng vệ thương mại.

Thứ tư, về các thuật ngữ được sử dụng trong Pháp lệnh chống bán phá giá năm 2004: Pháp lệnh đã đưa ra một số thuật ngữ như ” điều kiện thương mại thông thường”, ” giá thành hợp lý” , hay vấn đề như ” hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu với số lượng, khối lượng hoặc trị giá của hàng hoá không đáng kể” nhưng lại không giải thích cụ thể ý nghĩa của các thuật ngữ đó là như thế nào. Ngay cả Nghị định số 90/2005 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cũng không có quy định hướng dẫn. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc xác định hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nói chung và việc xác định giá thông thường nói riêng.

Thứ năm, về việc xác định mối quan hệ giữa việc gia tăng hàng hoá nhập khẩu với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước là một điều kiện được quy định trong Pháp lệnh về các biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam năm 2002. Tuy nhiên, cách quy định như vậy là chưa đủ và chưa thật sự chính xác về mặt thuật ngữ theo yêu cầu chung của việc xác định các căn cứ áp dụng các biện pháp tự vệ để phù hợp với các yêu cầu của WTO. Mối quan hệ ở đây nên làm rõ là mối quan hệ nhân quả, mà nguyên nhân là sự gia tăng hàng hoá nhập khẩu là nguyên nhân chính, nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây ra các thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, sản xuất hàng hoá tương tự hoặc ngành sản xuất cạnh tranh trực tiếp. Do vậy, việc quy định như Pháp lệnh là chưa đầy đủ, dễ làm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra chưa hết, đánh giá chưa đầy đủ về các nguyên nhân khác cũng có thể là nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước đó.

Thứ sáu, các pháp lệnh và văn bản hướng dẫn được ban hành thiếu một số những quy chuẩn cụ thể khiến các chủ thể ( đặc biệt là cơ quan điều tra) có hành động tuỳ nghi và kết quả là gây ra tác động hoặc làm phương hại đến việc thực hiện các quy định có liên quan của WTO. Cụ thể, trong Nghị định 90/2005 hay Pháp lệnh chống bán phá giá 2004, nhà làm luật lại không quy định cụ thể về bảng câu hỏi, về quy trình phân tích đánh giá các yếu tố liên quan, việc điều tra có thể bị kéo dài gây mất thời gian của các bên, qua đó gián tiếp vi phạm quy định về thời hạn của WTO. Khóa luận: Giải pháp pháp luật biện pháp phòng vệ thương mại.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

3.2 Đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam

Xuất phát từ thực trạng các quy phạm pháp luật về PVTM của Việt Nam còn khá sơ sài, với nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, gây khó khăn cho cả cơ quan điều tra lẫn các doanh nghiệp khởi kiện. Việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về kiện PVTM vào thời điểm này là cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động điều tra, áp dụng biện pháp PVTM cũng như đảm bảo tính an toàn pháp lý của các hoạt động này (trước nguy cơ bị các nước thành viên WTO kiện do vi phạm cam kết WTO).

Việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về kiện PVTM cần những nghiên cứu sâu, kỹ càng cả về lý thuyết cũng như thực tiễn kiện PVTM của thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, rà soát về những vấn đề vướng mắc thực tiễn của kiện PVTM ở Việt Nam cần xem xét những vấn đề sau:

Thứ nhất, cần phải nêu chi tiết, tuần tự, với các quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của từng bên trong từng trình tự, thủ tục kiện PVTM cụ thể.

Thứ hai, cần nêu chi tiết, ít nhất là đề cập đến những quy định về điều kiện áp dụng biện pháp PVTM đã được quy định trong các Hiệp định liên quan của WTO (hiện nhiều quy định đã có trong các Hiệp định WTO nhưng chưa có trong pháp luật Việt Nam).

Thứ ba, cần rà soát toàn bộ các quy định khác và điều chỉnh để đảm bảo rằng tất cả các quy định của WTO được đưa vào pháp luật Việt Nam; (ii) quy định chi tiết về các những nội dung mà WTO cho các nước thành viên quyền tự do quy định (ví dụ hiện pháp luật Việt Nam có quy định về việc xem xét “lợi ích kinh tế – xã hội” nhưng không có bất kỳ hướng dẫn/quy định nào về cách thức xem xét, chủ thể xem xét hay các tiêu chí/yếu tố bắt buộc cần tính tới trong quá trình xem xét).

Xét về tổng thể và lâu dài, các chuyên gia nhận định và khuyến cáo, mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài đối với Việt Nam là cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng vệ thương mại nói chung và pháp luật về chống bán phá giá nói riêng để vừa đảm bảo ngăn chặn và xử lý các hành vi bán phá giá của hàng nhập khẩu nước ngoài nhằm bảo vệ thị trường nội địa, vừa đấu tranh chống lại sự lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Để tạo điều kiện hơn nữa cho các Doanh nghiệp trong việc khuyến khích sử dụng các công cụ PVTM một cách hợp lý, nhà làm luật cần soạn thảo và ban hành sớm một số mẫu văn bản ( ví dụ như: mẫu hồ sơ yêu cầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, biện pháp tự vệ) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thực tế của doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, các nhà làm luật Việt Nam cần tiếp tục soạn thảo và thông qua các văn bản pháp lý để hướng dẫn chi tiết (cả về thủ tục và nội dung) việc thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ các vụ điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Việc soạn thảo cần đi theo hướng:

Thứ nhất là, nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan của các nước thành viên WTO và chuyển hóa một cách hợp lý vào điều kiện của Việt Nam; Khóa luận: Giải pháp pháp luật biện pháp phòng vệ thương mại.

Thứ hai là, xây dựng các Bảng câu hỏi điều tra mẫu,các Bản hướng dẫn về thủ tục hành chính cụ thể áp dụng cho cơ quan có thẩm quyền điều tra và các chủ thể liên quan. Các Bảng câu hỏi hay Bản hướng dẫn như thế này có thể không ở dưới dạng một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể mà chỉ là hướng dẫn thực tiễn nhưng sẽ có ý nghĩa với việc triển khai các vụ điều tra trên thực tế. Việc xây dựng các văn bản hướng dẫn này có thể được thực hiện trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh và thực tiễn phong phú về vấn đề này. Những kinh nghiệm thực tế của các vụ việc ở Việt Nam có thể sẽ là nguồn rất tốt để điều chỉnh các văn bản này.

Cụ thể, đối với pháp luật chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, tác giả có một số đề xuất như sau:

Thứ nhất, cần làm rõ và tổng kết thực tiễn thực hiện pháp luật về chống bán phá giá để xác định được rõ những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra biện pháp cụ thể để hoàn thiện. Trong quá trình tổng kết cần lưu ý hai tiêu chí là sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam và luật lệ của WTO.

Thứ hai, cần chuẩn bị các thiết chế đủ mạnh về cả nhân lực, tài lực và vật lực, để thụ lý và giải quyết một cách thuyết phục các vụ kiện chống bán phá giá ở Việt Nam. Cơ quan chống bán phá giá bao gồm Cơ quan điều tra chống bán phá giá và Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá phải có năng lực, được đào tạo bài bản, nắm vững pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam cũng như luật lệ chống bán phá giá của WTO. Cơ quan này cũng phải có được đội ngũ cán bộ, chuyên gia có năng lực cũng như nguồn lực đầy đủ để tiến hành điều tra, chống bán phá giá một cách hiệu quả và thỏa đáng. Cơ quan này cần phải vừa bảo hộ được các ngành sản xuất trong nước một cách hợp lý vừa tuân thủ luật lệ của WTO. Hệ thống Tòa án cúng cần phải được kiện toàn, nhất là về năng lực, để có thể giải quyết các đơn kiện đối với quyết định chống bán phá giá một cách khách quan, chính xác. Khóa luận: Giải pháp pháp luật biện pháp phòng vệ thương mại.

Thứ ba, cần tiến hành tuyên truyền phổ biến pháp luật về chống bán phá giá rộng rãi một cách hợp lý với những hình thức đa dạng để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ bản chất của pháp luật về chống bán phá giá Việt Nam và sử dụng nó như công cụ bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh kinh tế hội nhập. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường quá chú trọng tới thị trường bên ngoài mà bỏ quên thị trường trong nước và điều này là một bất cập lớn. Nghiên cứu về các vụ việc chống bán phá giá ở Hoa Kỳ trên đây cho thấy, thực tế các doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng tới việc sử dụng pháp luật về chống bán phá giá như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của mình ở thị trường nội địa của họ. Các ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ rất chịu khó tìm hiểu và áp dụng luật về chống bán phá giá mọi lúc có thể. Nhìn rộng ra thế giới thì thấy, không chỉ có các nước phát triển, đang mới nổi lên về mặt kinh tế cũng ngày càng áp dụng nhiều hơn biện pháp này, ví dụ: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, v.v.. Thật ra, đây là xu hướng khá hợp lý vì các nước đang phát triển thường có các ngành sản xuất phong phú, thường có lợi thế chính về giá chứ chưa phải chất lượng, nhất là khi tình trạng kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng, thì các mặt hàng đến từ các quốc gia khác đang phát triển càng được quan tâm nhiều hơn. Các ngành sản xuất nội địa của các nước phát triển vì vậy rất dễ bị cạnh tranh từ các hàng hóa giá rẻ đến từ rất nhiều các nước đang phát triển khác. Chống bán phá giá, vì vậy nhìn từ các nước xuất khẩu, là công cụ bảo hộ ngành sản xuất trong nước đáng bị phê phán, nhưng nhìn từ góc độ nước nhập khẩu lại là công cụ hữu hiệu và hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của ngành sản xuất nội địa. ở nước nào cũng vậy, tiền thu được từ thuế chống bán phá giá sẽ được điều tiết trở lại cho doanh nghiệp nội địa để bù đắp thiệt hại mà sản phẩm bán phá giá đã gây cho doanh nghiệp nội địa. Nhà nước cần phải tuyên truyền cho các doanh nghiệp nội địa biết điều đó để họ ý thức hơn về những cơ hội có thể giúp họ vượt qua khó khăn. Lấy đó là một trong những động lực để họ quan tâm hơn nữa tới vấn đề chống bán phá giá trong nước.

Thứ tư, cần khuyến khích các doanh nghiệp tập hợp với nhau thành các cộng đồng, hiệp hội để đại diện và bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất của mình trên thị trường trong nước. Để kiện chống bán phá giá một sản phẩm nhập khẩu đòi hỏi phải có hành động của tập thể. Một hay một số doanh nghiệp đơn lẻ không khi nào có thể kiện chống bán phá giá thành công. Hơn nữa, quan tâm trước tiên và thường xuyên của các doanh nghiệp luôn là làm thế nào để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường chứ không phải thường xuyên rà soát xem có doanh nghiệp nào bán phá giá ở thị trường Việt Nam và gây hại cho ngành sản xuất của mình không. Công việc rà soát đó sẽ và chỉ có thể được thực hiện một cách hiệu quả bởi các hiệp hội của các doanh nghiệp. Khóa luận: Giải pháp pháp luật biện pháp phòng vệ thương mại.

Đối với pháp luật chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, dựa trên thực trạng pháp luật hiện hành về vấn đề này, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, ban hành quy định có hiệu lực pháp lý cao (ví dụ Luật) ghi nhận và đưa ra đảm bảo đối với nguyên tắc bãi bỏ, không duy trì, không ban hành mới không thực thi và không tổ chức thực hiện các chính sách hay quy định pháp luật về trợ cấp diện bị WTO cấm.

Thứ hai, Ban hành quy định về cơ chế kiểm soát các văn bản pháp luật ban hành mới để đảm bảo các văn bản này không chứa các quy định về trợ cấp bị WTO cấm (có thể dưới hình thức một tiêu chí về nội dung để thẩm tra các văn bản pháp luật trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật chung).

Đối với pháp luật về các biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, xin được đưa ra một số kiến nghị:

Thứ nhất, Pháp lệnh và cụ thể là Nghị định 150/2003/NĐ-CP cần phải bổ sung các quy định chi tiết hơn về các yêu cầu xác định mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng hàng nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại nghiêm trọng hoặc sự đe doạ nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc mặt hàng tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp.

Thứ hai, trình tự, thủ tục điều tra sẽ đầy đủ hơn nếu Pháp lệnh hay các Nghị định hướng dẫn quy định cụ thể thời hạn mà Hội đồng xử lý bắt đầu nghiên cứu, xem xét các hồ sơ, các kết luận của Cục quản lý cạnh tranh về vụ việc sau khi có các kết luận điều tra từ Cục Quản lý cạnh tranh; thời hạn thảo luận và quyết định về việc không có hoặc có việc gia tăng khối lượng số lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước; thời hạn kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ.Vì vậy, nếu quy định cụ thể thời hạn sẽ hạn chế được tình trạng kéo dài thời hạn của một vụ kiện phòng vệ thương mại tại Việt Nam, từ đó hạn chế được các thiệt hại có tiềm năng xảy ra đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp pháp luật biện pháp phòng vệ thương mại.

Các biện pháp phòng vệ thương mại của tổ chức thương mại thế giới – WTO là một trong những chế định quan trọng trong số nhiều các quy định của WTO. Quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại kể từ thời điểm hình thành cho đến nay được áp dụng bởi không chỉ các quốc gia phát triển mà cả các quốc gia đang phát triển là thành viên của WTO. Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển, đã và đang tìm thấy ở các biện pháp phòng vệ thương mại của WTO và các hiệp định thương mại quốc tế khác, một công cụ có hiệu quả, như một van an toàn để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của ngành sản xuất trong nước trước những cạnh tranh từ hàng nhập khẩu nước ngoài. Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ thực trạng pháp luật hiện hành về các biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam cũng như pháp luật WTO và của Hoa Kỳ, khoá luận tốt nghiệp đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Với những đề xuất trên, tác giả hi vọng khoá luận tốt nghiệp sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về các biện pháp phòng vệ tại Việt Nam. Với trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, chắc chắn còn nhiều vấn đề cần trao đổi thêm. Hy vọng rằng trong thời gian tới, cùng với quá trình sửa đổi, bổ sung một cách hợp lý thì khung pháp lý các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ thực sự phát huy hết được tác dụng điều chỉnh của mình trong việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khóa luận: Giải pháp pháp luật biện pháp phòng vệ thương mại.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Khóa luận: Áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x